Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Niềm đam mê đàn đá của chàng trai người Jrai ở Kon Tum

Từ những hòn đá vô tri, A Huynh dân tộc Jrai – tỉnh Kon Tum đã biến chúng có được những âm thanh, giai điệu da diết, nồng nàng làm say đắm lòng người. Chính anh đã góp phần vào việc giữ gìn và bảo tồn đàn đá – một trong 4 hiện tượng văn hóa nổi bật (nhà rông, cồng chiêng, đàn đá và sử thi) của vùng đất Tây Nguyên.
Nghệ nhân A Huynh
Người có duyên với đàn đá
 
Để tìm hiểu đàn đá, chúng tôi đã đi về làng Chốt, thị trấn Sa Thầy (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) để tìm gặp anh A Huynh – là người làm ra và lưa giữ những bộ đàn đá. Khi đến làng Chốt, được già làng A Bun dẫn tới nhà anh A Huynh và trước mắt chúng tôi là ngôi nhà sàn cổ, tường còn làm bằng bùn đất của gia đình anh. Sau một hồi nói chuyện, chúng tôi đề cập đến đàn đá, A Huynh bảo trước đây giáo sư Trần Văn khê và nhạc sĩ Phạm Cao Đạt cũng có đến tìm hiểu.
 
Nghệ nhân A Huynh nhớ lại, ngày xưa được nghe người già kể lại đàn đá đánh trên nương rẫy để xuôi đuổi chim, chuột và đánh cho khỏi buồn lúc nghỉ ngơi trên rẫy. Chứ từ  lúc nhỏ tôi đã được tiếp cận và được học đàn đá từ một người già nào trong làng đâu. Với tôi thì đàn đá còn là cái gì trìu tượng và chưa định hình rõ ràng. Khi lớn lên trong làng không còn ai biết đánh đàn đá và cũng không có cái nào cả.
 
Năm 20 tuổi, anh đi bộ đội và được anh em trong quân ngũ hướng dẫn cho đánh đàn ghi ta, lúc đó tình yêu âm nhạc mới bắt đầu nảy nở trong anh. Khi ra quân về địa phương anh tự tìm hiểu và học hỏi để đánh cồng chiêng, đàn tơ rưng, ting ning. Và đến với đàn đá cũng là sự tình cờ và duyên số của chàng trai người Gia Rai. Trong một lần A Huynh cùng gia đình đi ngăn suối để làm thủy điện nhỏ trong rẫy, bắt gặp tiếng nước chảy va vào đá và phát ra âm thanh. Nhớ lại lời kể của người già lúc xưa về đàn đá, A Huynh liền lấy những hòn đá gõ vào nhau và phát ra những âm thanh kỳ diệu. Thấy vậy, anh  đã đem chúng về nhà để gõ cho vui vào những lúc rảnh. Về sau anh đã sắp xếp chúng theo thứ tự giống như bộ cồng chiêng và tập đánh các làn điệu dân ca, các bài trong lễ hội của làng. Những hòn đá mà anh tìm kiếm trong suối về, chỉ cần chỉnh âm thanh bằng cách gọt, đẽo một ít là đã có những nốt nhạc tròn trỉa.
 
Tiếng đàn làm mê lòng người
 
Để làm được đàn đá và đánh thông thảo thì anh phải trải qua một quá trình dài mới có được. Cứ những lúc đi rẫy, A Huynh tranh thủ xuống suối tìm những hòn đá biết nói và đem về tự làm đàn đá. Có lúc tìm cả ngày mới được một vài hòn, nhưng âm thanh lại không chuẩn, về nhà phải gọt, đẽo để chỉnh âm. Có được khả năng như vậy, A Huynh đã tìm tòi, học hỏi rất nhiều, từ nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Gia Rai.
 
Cho tới nay, anh đã làm được 3 bộ đàn đá, trong đó 2 bộ đã gửi tặng cho Bảo tàng tỉnh Kon Tum, còn một bộ đang cất giữ tại nhà. Được phong tặng nghệ nhân khi anh mang đàn đá biểu diễn trong các lễ hội của làng, của huyện Sa Thầy tổ chức. Chính từ đó, A Huynh được nhiều người biết đến với nghệ thuật biểu diễn đàn đá và nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cũng tìm gặp.
 
nghệ nhân a huynh
Nghệ nhân A Huynh say mê biễu diễn đàn đá
Hiện tại bộ đàn đá nghệ nhân A Huynh lưu giữ được cất cẩn thận trong bảo tải nhỏ, còn khung làm bằng gỗ đã bị gãy mà chưa làm lại được. Để biểu diễn cho chúng tôi nghe âm thanh của đàn đá, anh đã đem ra để giữa sàn nhà rồi lấy dùi gõ nhẹ vào 12 viên đá. Thấy vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên vì sự kỳ diệu của những hòn đá, nhưng khi anh gác 12 viên đá lên rồi gõ nhẹ thì âm thanh chuẩn hơn và trong trẻo hơn. Với 12 viên đá được anh sắp xếp từ to tới nhỏ và theo cung bậc rõ các nốt đô, rê, mi, pha, sol… Nhưng có bài hát, làn điệu dân ca, sử thi, A Huynh chỉ sử dụng 8 viên đá là đánh được. Không những chơi giỏi đàn đá mà nghệ nhân A Hunyh còn chơi thành thạo các loại nhạc cụ khác như: Cồng chiêng, đàn tơ rưng, đàn ting ning và ghi ta.
 
Tiếng đàn đá của nghệ nhân A Huynh phát ra vừa sống động, vừa trầm lắng, nhịp nhàng lẫn du dương khó tả. Lúc tiếng đàn ở âm cao thì thánh thót, vang vọng, ở âm trầm thì du dương như dòng thác, cơn gió của  nơi núi rừng đại ngàn. Làm cho người nghe có cảm giác đang đứng giữa núi rừng, nơi có con suối hiền hòa, có tiếng chim hót thánh thót.
 
Có thể nói, nghệ nhân A Huynh đã khơi dậy nhạc cụ truyền thống của vùng đất Kon Tum đã dần mai một, góp phần bảo tồn, gìn giữ và giúp cho các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian có thêm nguồn tư liệu quý để nguyên cứu về đàn đá. Năm 2010, A Huynh đã được trao giải “Sưu tầm và gìn giữ nhạc cụ dân gian đàn đá” của tỉnh Kon Tum.

Tác giả bài viết: HC- Lê Tuấn Anh theo Báo Tầm Nhìn

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây