Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Quà tình yêu của người Giẻ-Triêng

Trong ngày Valentine, những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu có nhiều sự lựa chọn để gửi tới người mình yêu những món qùa đầy ý nghĩa. Đó có thể là một món qùa truyền thống, như: hoa hồng, kẹo sôcôla, đồ trang sức... hay những món qùa mới nhờ công nghệ thông tin, như nhạc chuông điện thoại, một logo thay điều muốn nói... Thế nhưng ở Kon Tum, có một dân tộc mà món quà người con gái dành cho tình yêu của mình lại là những thanh củi. Để có món qùa đặc biệt này, người con gái có khi âm thầm chuẩn bị đến năm, mười năm.
Quà tình yêu của người Giẻ-Triêng
Trong ngày Valentine, những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu có nhiều sự lựa chọn để gửi tới người mình yêu những món qùa đầy ý nghĩa. Đó có thể là một món qùa truyền thống, như: hoa hồng, kẹo sôcôla, đồ trang sức... hay những món qùa mới nhờ công nghệ thông tin, như nhạc chuông điện thoại, một logo thay điều muốn nói... Thế nhưng ở Kon Tum, có một dân tộc mà món quà người con gái dành cho tình yêu của mình lại là những thanh củi. Để có món qùa đặc biệt này, người con gái có khi âm thầm chuẩn bị đến năm, mười năm.
Những ai đã từng đi đường bộ Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), đoạn qua hai huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi của tỉnh Kon Tum, nếu chú ý sẽ bắt gặp dưới các nếp nhà những súc củi xếp ngay ngắn bên đầu hồi hay dưới mái hiên nhà. Đó là củi hứa hôn, món qùa tình yêu đặc biệt mà người con gái Giẻ-Triêng chuẩn bị để dành tặng cho người mình yêu thương vào ngày cưới. 
Đối với người con gái Giẻ-Triêng, khi bắt đầu có ý thức lao động, điều này đồng nghĩa với việc bước vào tuổi dậy thì (13, 14 tuổi), sau mỗi lần đi lên rẫy trở về làng, bao giờ sau lưng các cô gái cũng có một gùi củi. Củi mang về không phải để chụm lửa, mà là củi riêng, củi sau này sẽ dành tặng cho người mình yêu thương. Các chàng trai Giẻ-Triêng đến tuổi cập kê muốn biết sự đảm đang, khéo léo, chịu thương chịu khó của người con gái đến đâu thì chỉ cần…nhìn vào củi. Cảm nhận về điều này, một người con trai Giẻ-Triêng, cho biết: “Để biết người con gái Giẻ-Triêng đảm đang thì phải nhìn vào cách bó củi và chặt củi của họ, xem chỗ chặt có nắn nót, bó đẹp hay không. Qua đó thể hiện người con gái đó chăm chỉ, kiên trì mà làm, chứ còn cẩu thả thì mọi người biết người con gái đó trong công việc sẽ không siêng năng mấy”.
Từ nơi cư trú đến rừng, rẫy gần thì cũng phải một cây số, xa cũng phải vài ba cây, thậm chí năm, bảy cây vậy mà ngày nào cũng vậy, ngoài việc nương rẫy, các cô gái Giẻ-Triêng lại kiếm một gùi củi và mang được gùi củi đó về nhà, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác và năm này qua năm khác.
Loại cây được các cô chọn mang về làm củi hứa hôn đều là những loại bền lửa, ít khói, đượm than. Chiều dài mỗi cây củi thường là hai khuỷu tay (khoảng 80cm), đường kính từ 7 đến 15cm. Mỗi khúc củi được bổ làm nhiều miếng nhưng không được phép rời nhau, khi sử dụng chỉ cần lấy tay là có thể tước rời từng thanh. Củi càng thẳng, vết chặt hai đầu mịn thành những hình tam giác đều nhau và đống củi càng to, càng cao chứng tỏ chủ nhân là người giỏi giang và ngược lại. Có những cô gái đảm đang, chịu thương chịu khó đống củi dài tới bốn, năm mét và cao đến nỗi các cô phải dùng thang để tiếp tục chất củi lên phía trên.
Người Giẻ-Triêng không tính củi cưới bằng giá trị vật chất mà tính củi bằng tinh thần. Bó củi là tình cảm của cô gái vừa lớn, với ý thức hệ của mình là phải chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang vì thế bó củi là nơi bắt đầu gửi gắm, bắt đầu ước mơ, bắt đầu hi vọng và ướp giữ hoàn toàn tâm hồn của người con gái nghĩ về mối tình tương lai. Những thanh củi mà cô gái kiếm về thì gọi là củi hứa hôn và cho đến ngày cưới thì gọi là củi cưới. Củi cưới đó là củi bắt buộc phải có để cô gái chuyển sang nhà trai, đó cũng là thủ tục đầu tiên trong phong tục cưới hỏi của người Giẻ-Triêng.
 
Ngày lễ tình yêu Valentine mặc dù là lễ hội mới, du nhập từ nước ngoài, song 14 tháng 02 đã được người dân Việt Nam đón nhận đặc biệt là giới trẻ. Điều này góp phần làm phong phú thêm những nét đẹp văn hóa trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những “gia vị” làm cho “hương vị” của tình yêu thêm lãng mạn còn với tình yêu, tự nó cũng đã nói lên tất cả, dĩ nhiên không chỉ trong ngày lễ tình yêu Valentine 14 tháng 02. Và mỗi dân tộc cũng đều có những cách riêng để thể hiện tình yêu của mình.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây