Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Trên đỉnh Trường Sơn

Tháng 3 biên giới, nhóm phóng viên, cộng tác viên Tuổi Trẻ gồm sáu thành viên trở lại con đường mang dáng hình Tổ quốc với cung biên giới Việt - Lào bằng xe máy.
Giữa núi rừng không có điện, các chiến sĩ biên phòng phải sạc điện thoại bằng các cục pin đại ghép lại (ảnh chụp ở chốt kiểm soát đồn biên phòng Dục Nông 675, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)- Ảnh: Nguyễn Công Thành
Được đến những nơi xa tận cùng nhất của biên giới, chúng tôi cảm nhận biết bao gian khó, hi sinh thầm lặng của những người lính quân hàm xanh, cùng đồng bào các dân tộc đang gìn giữ biên cương Tổ quốc.

Tại điểm xuất phát cột mốc ba nước Đông Dương (Ngọc Hồi, Kon Tum), độ cao 1.086m so với mặt biển, đoàn bồi hồi cùng hướng mắt về phương Bắc xa tít mù.

Đó là hơn 2.000km hành trình sẽ đi qua với 10 tỉnh giáp biên giới và 834 cột mốc phân ranh giới hai nước.

 

Giữa núi rừng không có điện, các chiến sĩ biên phòng phải sạc điện thoại bằng các cục pin đại ghép lại
(ảnh chụp ở chốt kiểm soát đồn biên phòng Dục Nông 675, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum)- Ảnh: Nguyễn Công Thành

Gian khó giữa đại ngàn

“Hội đam mê biên giới” - Chúng tôi gọi đùa nhau như vậy khi hành trình biên giới được trở lại lần thứ hai với tuyến VN - Lào cùng tinh thần ưa khám phá và sẵn sàng đón nhận mọi gian khó của hành trình. Các thành viên gồm nhà báo Nguyễn Công Thành, Tố Oanh (báo Tuổi Trẻ), Trần Hoàng (báoBiên Phòng), nhà văn Nguyễn Lê My Hoàn, hoa tiêu Trần Viết Hồng Lân và nhiếp ảnh Nguyễn Phước Hòa. Trước đó hội đã thực hiện hành trình qua 10 tỉnh biên giới VN - Campuchia.

Cách cột mốc Đông Dương vài trăm mét là chốt biên phòng thuộc đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y trực chiến bảo vệ cột mốc 24/24 giờ.

Các chiến sĩ biên phòng thầm lặng làm nhiệm vụ với ba không: không điện, không nước máy, không dân cư.

Trong lúc đoàn ghi lại những bức ảnh lưu niệm với cột mốc biên giới đặc biệt, những người lính biên phòng cẩn thận kiểm tra sự sống của hơn 100 cây xanh được đại diện ba tỉnh biên giới của ba quốc gia gồm: Kon Tum (VN), Attapeu (Lào) và Ratanakiri (Campuchia) cùng trồng trong Ngày môi trường thế giới 5-6-2013.

Các anh cho biết: “Cây đã bám rễ, cao được nửa người, đâm chồi xanh tốt như thắt chặt hơn tình đoàn kết hữu nghị của ba nước Đông Dương. Một, hai năm nữa nhóm cây mang tình hữu nghị này sẽ cao lớn, tỏa bóng mát cho khu vực cột mốc đặc biệt trên đỉnh Trường Sơn thêm xinh tươi”.

10g20, những “chiến mã” lăn bánh rẽ vào đường tuần tra biên giới (thuộc dự án 47) lên đường hướng ra tỉnh Quảng Nam. Con đường trải bêtông rộng 3,5m mới hoàn thành hơn 40km chạy xuyên rừng vắng lặng không một bóng người.

Các cột cây số ven đường báo những điểm đến là đồn biên phòng Đăk Sú, Đăk Glong, Dục Nông... chứ không là những địa danh thường thấy như đường quốc lộ, tỉnh lộ.

Dọc theo đường tuần tra, những chốt biên phòng chỉ là những lán tạm chơ vơ giữa núi rừng. Lần nữa đoàn lại được cảm nhận những vất vả, thiếu thốn của người lính nơi biên ải.

Chốt biên phòng đồn Dục Nông vốn là lán của đội thi công làm tuyến đường tuần tra. Chỉ là nền đất và vài tấm ván dựng lên, căng bạt che mưa nắng, cửa trước, cửa sau không có, gió núi cứ thổi luồn qua. Lán là nơi trú ngụ của nhóm chiến sĩ biên phòng ngày đêm bám trụ, tuần tra tuyến biên giới.

“Ở đây bông gòn là xài hao nhất. Không phải sử dụng cho y tế mà dùng để lọc nước uống hằng ngày do nguồn nước tự nhiên vẫn còn nhiều chất độc từ thời chiến tranh” - đại úy Phạm Đức Chiến cho biết. Không có điện, ánh sáng đêm đêm của các chiến sĩ là chiếc đèn dầu leo lét.

Giữa đại ngàn, chúng tôi được xem cây sạc pin điện thoại di động tự chế của lính biên phòng.

“Nhu cầu liên lạc thông tin hằng ngày là không thể thiếu nên cái khó ló cái khôn - vừa biểu diễn cách sạc, đại úy Chiến vừa thuyết minh - Đơn giản chỉ là bốn cục pin đại nối lại đặt trong ống tre vạt nửa, cùng ít dây dẫn điện nối vào dây sạc chuyên dùng của điện thoại. Nhưng cách này mau làm hư pin điện thoại lắm”.

Vừa đi tuần tra cột mốc chủ quyền trở về, một anh lính biên phòng bật liền chiếc radio nghe đài. “Sống giữa rừng hoang vắng, người bạn thân nhất của chúng tôi chính là chiếc radio”, anh tiết lộ. Và cũng sống giữa rừng, hầu hết chiến sĩ biên phòng đều đối diện với bệnh sốt rét. Có những trận sốt li bì kéo cả tháng.

Dốc 5 hơi, 7 hơi

Dẫn đoàn trên con đường tuần tra biên giới đoạn đồn biên phòng Dục Nông đến đồn Đăk Glong tỉnh Kon Tum, đại úy Chiến chia sẻ thật nhiều câu chuyện về những hành trình tuần tra cột mốc.

Các cột mốc phân ranh giới hai nước hầu hết được cắm trên các đỉnh núi chạy dọc dãy Trường Sơn, thời gian đến các cột mốc không tính bằng số kilômét quãng đường mà bằng số lần leo dốc, phải hít thở bao nhiêu hơi khi dừng để lấy lại sức leo tiếp. Có dốc dựng đứng 45 độ như thử thách lòng người.

Dọc tuyến biên giới Việt - Lào có những cột mốc nằm ở địa hình khó, đi tuần tra phải mất 2-3 ngày. Từ của lính biên phòng tuần tra cột mốc thường chia sẻ là dốc 5 hơi hay 7 hơi.

“Hay đoàn ghé thăm một cột mốc nhé?” - đại úy Chiến đề nghị.

Chúng tôi rời xe máy, leo dốc thăm cột mốc hai mặt có số thứ tự 777 do đồn biên phòng Dục Nông quản lý.

Tuy chưa thuộc loại “dốc 5 hơi, 7 hơi” như cánh biên phòng nói, nhưng cả nhóm dừng thở hổn hển nhiều chặng, khá vất vả mới đến được cột mốc.

Đi dưới tán cây rừng và lá khô xào xạc, người chiến sĩ biên phòng nở nụ cười thật vui: “Lần đầu tiên cột mốc 777 được du khách đến thăm”.

Ở điểm cuối địa bàn đồn biên phòng Dục Nông quản lý, đại úy Chiến siết tay tạm biệt: “Mình phục lắm chuyến đi dọc biên giới đầy tính chiến đấu và liều lĩnh nữa của các bạn. Hành trình phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn, thử thách”.

Hết đường tuần tra biên giới của tỉnh Kon Tum, chúng tôi vào đường Hồ Chí Minh với đèo Lò Xo trước mặt. Từ đây đoàn sẽ theo con đường huyền thoại chạy trên đỉnh Trường Sơn hùng vĩ với một bên là nước bạn Lào ra tận phương Bắc.

Đích đến là tỉnh Điện Biên - một trong hai tỉnh cuối cùng của VN có đường biên giới giáp Lào.

Trời sụp tối, mưa lất phất bay, khí trời lạnh buốt. Ngày đầu tiên của hành trình biên giới đã phải hành quân trong đêm mưa mỗi lúc một nặng hạt, quất mặt đau buốt và đường đèo núi Đông Trường Sơn dài hun hút.

Lâu lắm mới có tí ánh sáng lóe lên từ đèn xe đi chiều ngược lại hoặc ít cụm nhà dân ven đường.

Tốc độ leo núi chậm rì, xe sau bám ánh sáng đuôi xe trước, cứ vậy chúng tôi kiên trì hành quân để đến được điểm nghỉ đêm đầu tiên của hành trình tại thị trấn vùng biên giới Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Dù đã che chắn, nhưng người và mọi thứ vẫn ướt sũng nước mưa. Mưa Trường Sơn căng thật!

210km cho ngày đầu tiên trên biên giới. Và kinh nghiệm sâu sắc được rút ra ngay: đường Hồ Chí Minh chạy quanh co trên dãy Trường Sơn, nhiều đoạn mấy chục cây số chẳng một bóng nhà. Đi đêm nguy hiểm không thể lường, những ngày tiếp theo của hành trình cần tăng tốc để kịp đến điểm dừng khi bóng đêm ập xuống.

Tác giả bài viết: TỐ OANH

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây