Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Tục cúng vòng đời lúa của người Gia Rai ở Kon Tum

Lúc bắt đầu gieo lúa trên nương rẫy đến khi gặt lúa bỏ vào kho, người Gia Rai ở Kon Tum làm tục cúng vòng đời của lúa bao gồm như: Cúng tỉa lúa, cúng mừng lúa trổ, cúng mừng lúa mới, bỏ lúa vào kho. Những lễ cúng này, theo bà con quan niệm là để làm lễ tạ ơn thần linh, giúp cai quản ruộng lúa không bị chim, chuột hay heo rừng quấy phá và còn cho được mùa lúa chất đầy kho.
Cúng mừng lúa mới
Cúng tỉa lúa
 
Khoảng đầu tháng 4, khi những đám lúa rẫy trên khắp các sườn đồi đang chuyển từ mạ (lúa mới gieo) sang cây lúa, cũng là thời điểm dân làng bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng tỉa lúa, cầu mong lúa được tốt, không bị hạn hán hay bị thú dữ phá hoại. Người Gia Rai, coi cúng tỉa lúa là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Lễ cúng được tính và thực hiện theo vòng đời của cây lúa – cây được bà con coi là nơi trú ngụ của linh hồn cha ông.
 
Bà con đồng bào dân tộc Gia Rai mừng lúa mới (ảnh Tuấn Anh)
Già làng A Bel (65 tuổi), làng chốt, thị trấn Sa Thầy tâm sự: Cúng tỉa lúa thì bà con không làm trên rẫy, mà chỉ cúng ở nhà, còn sáng sớm thì cả gia đình lên rẫy lúa để tỉa lúa như một hình thức "làm phép".
 
Ngay từ sáng sớm thì cả gia đình tập trung đông đủ ngay ở nhà chồ, để chuẩn bị đi lên rẫy tỉa lúa. Trước khi đi, chủ nhà lấy một cành cây tươi và treo trước nhà chồ, để cho người trong làng biết hôm nay gia đình này làm lễ tỉa lúa. Và khi làm lễ thì không được ai vào nhà đó, nếu có ai vào nhà thì gia đình sẽ bị mất mùa, chim, chuột sẽ phá hoại lúa.
 
Khi treo cành cây xong, cả gia đình cùng nhau lên rẫy để tỉa lúa và đốt lửa ở nhà đầm cho ngọn lửa cháy rực lên. Rồi chủ nhà cầm 2 cây le cắm chéo nhau ở đầu rẫy lúa và bắt đầu cả gia đình cùng nhau tỉa lúa. Theo tập tục, trước khi làm lễ tỉa lúa không được ai đi qua rẫy và cũng không được xin lửa khi chưa cúng tỉa lúa.
 
Tỉa lúa được một lúc, cả gia đình kéo nhau về nhà để làm lễ tạ ơn thần linh đã cho phép được lên rẫy. Lễ vật cúng thì gồm 2 con gà, ghè rượu, ít rau rừng và cúng với nghi thức tạ ơn thần linh. “Ngày trước, lễ cúng tỉa lúa nhà nào cũng làm vài ghè rượu, một con heo để họ hàng, bà con đến chung vui cùng gia đình. Nhưng nay bà con biết tiết kiệm của cải và thời gian nên ai cũng chỉ làm đơn giản. Tuy là tổ chức gọn nhẹ thế, nhưng cũng thể hiện sự biết ơn tới thần linh và cũng không kém phần linh thiêng” – theo lời già làng A Bel.
 
Vì làm đơn giản, nên chỉ mời người già, họ hàng, người có nhiều lúa trong làng, để trong lúc uống rượu ghè họ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho gia đình. Và ngày hôm đó gia đình và khách cùng nhau uống rượu, trò chuyện, hát kể những bài sử thi, trong ngôi nhà sàn bập bùng bếp lửa. Ngày hôm sau, gia đình bắt đầu đi tỉa lúa cả rẫy, bà con đi ngang qua rẫy hay xin lửa cũng cho và cùng nhau lại vừa làm vừa hát những bài sử thi lên rẫy.
 
Mừng lúa trổ bông
 
Tới tháng 7, cây lúa trổ bông và để có một năm được mùa, bà con lại làm lễ lúa trổ để tạ ơn thần linh. Lần này bà con làm lễ tạ ơn ở ngoài rẫy lúa và làm nhiều vật tế lễ hơn. Trước ngày làm lễ thì họ hàng, bà con cùng nhau tới giúp gia đình làm rượu ghè. Tới ngày làm lễ, cùng nhau khiêng con heo nhỏ, gà, rượu ghè lên rẫy lúa để cúng. Người đàn ông trong gia đình chọn một vị trí cao, bằng phẳng mà gần nhà đầm để làm chỗ tế lễ. Còn người phụ nữ hái một bó lúa nhỏ để chuẩn bị cho cúng thần lúa. Trong lúc làm lễ, một người đàn ông cắt đứt cổ gà, heo thì cắt tiết, đầu gà được cắm lên cây le, tiết hòa chung với rượu để cúng.
 
Những người khác, đốt lửa lên để nướng gà và heo phục vụ cho tế lễ. Trong tục cúng lúa trổ bắt buộc phải có 4 ghè rượu, ghè đầu tiên cúng ma trong dòng họ để những linh hồn không bị đói và về quấy nhiễu; hai ghè tiếp cúng mời Giàng về uống rượu, ăn thịt để phù hộ cho mưa thuận gió hòa; ghè cuối cùng cúng thần lúa để mong phù hộ cho đám lúa rẫy được nhiều. Tế lễ xong, bà con cùng nhau thưởng thức rượu ghè, múa hát, đánh chiêng, đánh đàn Tơ Rưng trên rẫy lúa cho tới chiều tối mới về.
 
Cúng mừng lúa mới
 
Khi lúa đã chín vàng trên rẫy và mùa gặt bắt đầu tới, bà con lại lên rẫy hái gùi lúa đầu tiên về làm lễ ăn lúa mới, để tạ ơn thần linh rồi mới lên rẫy gặt lúa. Lấy lúa mới về sau khi đạp lấy hạt, người phụ nữ bỏ vào cối giã cho nát và lấy bột cùng với con gà, con heo nhỏ, 3 ghè rượu để làm lễ cúng thần linh. 
 
Trong lễ cúng, chủ nhà làm phép và cúng xin 3 lần, còn khi người phụ nữ đang giã gạo thì lấy cây Kagư đốt lên cối để mời thần về. Khi cúng xong, cả gia đình ăn phép trước, tối đến mới mời bà con trong thôn đến nhà ăn lúa mới.
 
Lễ "xin thần" bỏ lúa vào kho
 
Đến lúc bà con gặt xong mùa vụ, lúa được phơi khô thì đem lúa cất vào kho thì làm lễ xin thần kho lúa bảo vệ lúa được ăn cả năm không bị hư, chuột không vào phá. Lễ này chỉ làm trong phạm vi gia đình, không mời ai hết, chỉ làm con gà và ghè rượu rồi đem ra kho lúa để cúng.
 
Tuy ngày nay, bà con làm lễ không tốn nhiều lễ vật cúng và thời gian như lúc xưa, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa đậm đã bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Với họ cây lúa là cây trồng quan trọng nhất, cung cấp lương thực cho họ cả năm, nên có nhiều lễ cúng để cầu mong lúa cho thu hoạch nhiều và có ăn cả năm. Đó cũng là dịp, để bà con bày tỏ những tình cảm, mong ước với thần linh đã giúp cho họ có cuộc sống ấm no.

Tác giả bài viết: Tuấn Anh (Dân Việt)

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây