Về quê: Cho tôi sống lại chính tôi
- Thứ năm - 20/11/2014 21:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cuối cùng thì chiếc xe cũng đã dừng lại ở bên kia cầu, nơi thấp thoáng bóng người thân đang đợi. Giữa trời chiều, quê nhà thật nắng quá, gió thổi rát mặt từng hồi. Chiếc cầu cong cong in bóng dưới mặt nước xanh dịu hiền. Nhìn những cánh đồng lúa chín bạt ngàn, tôi như muốn hét lên và thả hồn mình vào những dập dờn sóng vàng. Chẳng biết nên chọn một tính từ nào phù hợp cho đúng tâm trạng của mình lúc này, tôi chỉ biết rằng trong lòng có một chút gì đó nhớ nhung, một chút gì đó bùi ngùi, rồi gì như có lỗi và thêm một chút yêu thương nữa giữa miên man cảm xúc ấy.
Kon Tum nhỏ bởi lòng thung nhỏ, chầm chậm thôi vội bước chi nhanh. Anh thấy không. Phố bốn bề xanh… đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược…
Thơ : Tạ Văn Sỹ
Thường thì đi qua bao năm tháng xa quê, con người mới cảm nhận được tình cảm của mình dành cho quê hương là như thế nào! Lúc ở chốn chôn rau cắt rốn, tất cả dường như trở nên thân thiết quá, con người gắn chặt với quê hương, như hòa chung một dòng máu với quê hương, buồn vui cùng quê hương, là linh hồn của quê hương. Vì quá thân thương nên đến một ngày phải xa cách, con người mới cảm thấy khó chịu, như là thiếu vắng, như là xa cách, nhớ nhung khôn xiết. Rồi bỗng một ngày được gặp lại thì chao ôi, cảm giác cứ như tìm được cố nhân và niềm hạnh phúc thì cứ trào dâng mãnh liệt trong con tim.
Về quê, không gì thích hơn là được gột rửa bụi trần bằng nước giếng mát lạnh. Những giọt nước trong veo vỡ òa vào lòng người. Dòng nước dội thẳng từ trên đầu, qua đôi vai, trườn lên từng thớ thịt, đọng lại thành vũng dưới chân rồi tiếp tục chạy ào ạt về với đất mẹ. Được ngâm mình trong làn nước ấy thì dù trời có nắng gay gắt, gió phơn có thổi phù phù cũng chẳng hề hấn gì. Tắm nước giếng quê mình là một ân huệ cho những đứa con lâu ngày xa quê, nay mới kịp về hội ngộ. Giữa bộn bề những thay đổi của cuộc sống hiện đại: cây đa vắng bóng, sân đình phần nhiều nằm trong ký ức, chỉ còn giếng nước ngọt lành giúp tôi hồi tưởng lại với những nét đẹp làng xưa.
Những ảo giác ấy thật tuyệt vời, dù chỉ ảo giác thôi nhưng tôi như được chìm vào một thế giới khác, quên đi thực tại, quên đi những điều đáng quên. Nhiều khi con người cứ suy nghĩ nhiều quá, đôi lúc hãy biết biến cuộc đời mình thành biển cả, những gì xảy ra chỉ là những dấu chân dài ngắn trên biển nhanh chóng bị sóng nước cuốn đi, đem ra xa mãi. Quên nhiều khi không phải là một cách phản ứng tiêu cực mà chỉ là một cách để cho mình cảm thấy thanh thản hơn, thoải mái hơn. Những thứ gì quên được thì nên quên đi, đừng nên giữ lại làm gì.
Về quê, tôi như được hồi sinh hoặc nói đúng hơn thì tôi được sống là chính tôi, sống bằng tất cả những gì vốn có của mình. Đứng trong làn nước xanh, đôi mắt như đóng lại với thế giới bên ngoài kia. Được quên đi những lo lắng tủn mủn trong cuộc đời, vứt đi những bon chen, toan tính, thói quen ích kỉ, thanh lọc những cảm xúc. Quê hương là bến bờ cuối cùng mà con người hướng tới, là những gì mà con người muốn lưu giữ trọn vẹn nhất, chung thủy nhất, chân tình nhất.
“Quê tôi sáng tinh mơ, tiếng gà gọi cha vác cuốc ra đồng
Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi…” – Thùy Chi
Thơ : Tạ Văn Sỹ
Thường thì đi qua bao năm tháng xa quê, con người mới cảm nhận được tình cảm của mình dành cho quê hương là như thế nào! Lúc ở chốn chôn rau cắt rốn, tất cả dường như trở nên thân thiết quá, con người gắn chặt với quê hương, như hòa chung một dòng máu với quê hương, buồn vui cùng quê hương, là linh hồn của quê hương. Vì quá thân thương nên đến một ngày phải xa cách, con người mới cảm thấy khó chịu, như là thiếu vắng, như là xa cách, nhớ nhung khôn xiết. Rồi bỗng một ngày được gặp lại thì chao ôi, cảm giác cứ như tìm được cố nhân và niềm hạnh phúc thì cứ trào dâng mãnh liệt trong con tim.
Về quê, không gì thích hơn là được gột rửa bụi trần bằng nước giếng mát lạnh. Những giọt nước trong veo vỡ òa vào lòng người. Dòng nước dội thẳng từ trên đầu, qua đôi vai, trườn lên từng thớ thịt, đọng lại thành vũng dưới chân rồi tiếp tục chạy ào ạt về với đất mẹ. Được ngâm mình trong làn nước ấy thì dù trời có nắng gay gắt, gió phơn có thổi phù phù cũng chẳng hề hấn gì. Tắm nước giếng quê mình là một ân huệ cho những đứa con lâu ngày xa quê, nay mới kịp về hội ngộ. Giữa bộn bề những thay đổi của cuộc sống hiện đại: cây đa vắng bóng, sân đình phần nhiều nằm trong ký ức, chỉ còn giếng nước ngọt lành giúp tôi hồi tưởng lại với những nét đẹp làng xưa.
Những ảo giác ấy thật tuyệt vời, dù chỉ ảo giác thôi nhưng tôi như được chìm vào một thế giới khác, quên đi thực tại, quên đi những điều đáng quên. Nhiều khi con người cứ suy nghĩ nhiều quá, đôi lúc hãy biết biến cuộc đời mình thành biển cả, những gì xảy ra chỉ là những dấu chân dài ngắn trên biển nhanh chóng bị sóng nước cuốn đi, đem ra xa mãi. Quên nhiều khi không phải là một cách phản ứng tiêu cực mà chỉ là một cách để cho mình cảm thấy thanh thản hơn, thoải mái hơn. Những thứ gì quên được thì nên quên đi, đừng nên giữ lại làm gì.
Về quê, tôi như được hồi sinh hoặc nói đúng hơn thì tôi được sống là chính tôi, sống bằng tất cả những gì vốn có của mình. Đứng trong làn nước xanh, đôi mắt như đóng lại với thế giới bên ngoài kia. Được quên đi những lo lắng tủn mủn trong cuộc đời, vứt đi những bon chen, toan tính, thói quen ích kỉ, thanh lọc những cảm xúc. Quê hương là bến bờ cuối cùng mà con người hướng tới, là những gì mà con người muốn lưu giữ trọn vẹn nhất, chung thủy nhất, chân tình nhất.
“Quê tôi sáng tinh mơ, tiếng gà gọi cha vác cuốc ra đồng
Ai đem nắng đong đầy đôi vai, cháy những giọt mồ hôi…” – Thùy Chi