Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Chắp cánh cho tiếng đàn T’rưng

Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cực bắc Tây Nguyên được gìn giữ, phát huy nhờ nỗ lực trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đam mê và sáng tạo, lớp người trẻ hôm nay đang chắp cánh cho những giá trị tinh thần quý giá lan tỏa, vang xa.
Kaly Tran biểu diễn trong dàn hòa tấu đàn T’rưng
Rong ruổi theo những chuyến lưu diễn ngoài tỉnh, sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Kaly Tran có nhiều thời gian ở Kon Tum hơn. Vừa tham gia biểu diễn trong Chương trình “Trải nghiệm - Khám phá di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ ở Kon Tum” Xuân Bính Thân 2016, chàng trai được xem là linh hồn của đội nghệ nhân Bahnah làng Kon Klor ( Phường Thắng Lợi, TP Kon Tum ) lại chuẩn bị tiết mục chào mừng khai mạc Liên hoan Văn hóa dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3-năm 2016. Tiếng đàn T’rưng mộc mạc trong đời sống của lũ làng thuở nào, giờ đây, trở nên mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn.
Kaly Tran sinh năm 1987 ở một làng nhỏ xã Ia Chim, vùng sâu vùng xa của thành phố Kon Tum. 7 tuổi, mẹ mất vì bệnh nặng, cha đi bước nữa, cuộc sống của Kaly Tran đã khó khăn càng khó khăn hơn. Vào Mái ấm Vinh Sơn 1, cậu bé được đi học và tham gia sinh hoạt ở nhà Văn hóa Thanh Thiếu nhi tỉnh, sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Trải qua kỳ thi khá gắt gao sau khi tốt nghiệp PTTH, năm 2006, Kaly Tran trúng tuyển vào trường Nghệ thuật Quân đội, hệ trung cấp, chuyên ngành nhạc cụ dân tộc. Tốt nghiệp khóa học vào năm 2010, nhưng do chưa  thu xếp được công việc gia đình nên năm 2011, Kaly Tran mới tiếp tục quay lại trường theo học chương trình đào tạo bậc đại học. Năm 2015, tốt nghiệp, ra trường, Kaly Tran không chỉ tham gia biểu diễn, mà còn mày mò chế tác nhạc cụ truyền thống bằng tre nứa; tự hòa âm, phối khí và dàn dựng các tiết mục, chương trình văn nghệ.
đàn t rưng 1
Tiết mục hòa tấu đàn T’rưng thu hút người xem
Tuy rất khó khăn, song những năm tháng ở trường Nghệ thuật Quân đội là khoảng thời gian vô cùng có ý nghĩa đối với cậu bé nghèo Kaly Tran. Lớp trung cấp nhạc cụ dân tộc của Tran gồm những bạn trẻ đã qua tuyển chọn kỹ lưỡng, đam mê nhạc cụ dân tộc, được gia đình chăm lo tạo điều kiện để học tập. Riêng Tran, đến nhạc cụ cũng phải mượn bạn bè. Cảm thương hoàn cảnh của cậu học trò chăm ngoan, yêu đàn, thầy Thọ Điều-Nghệ sĩ ưu tú, giảng viên Khoa nhạc cụ dân tộc, cùng với sự chung tay của các học trò đã chế tác, tặng Kaly Tran một chiếc đàn T’rưng đáng mơ ước. Chiếc đàn T’ưng được cải tiến theo thiết kế “ba giàn”với những thang âm phong phú hơn nhiều so với đàn đơn truyền thống. Đó, chính là kỷ vật vô giá, thiêng liêng nhất với Tran từ trước đến giờ. Đàn theo Tran đi khắp trong Nam ngoài Bắc, biểu diễn trong các chương trình từ thôn làng, huyện, xã, đến các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.
Gắn bó với chiếc đàn T’rưng nghĩa tình, Kaly Tran trăn trở, nung nấu suy nghĩ làm thế nào cho giai điệu T’rưng ấn tượng hơn, hòa âm T’rưng vang xa hơn, T’rưng đến với nhiều người hơn.... Tìm tòi, nghiên cứu, sau nhiều lần thử nghiệm, Kaly Tran đã chế tác thêm  một số loại nhạc cụ khác, cũng bằng tre, nứa, như bơng bôh, rong roih, đinh klơng … là loại nhạc cụ đệm, hòa âm cùng đàn T’rưng, làm cho  giai điệu  T’rưng thêm sinh động, hấp dẫn hơn. Kaly Tran còn làm cả đàn T’rưng, Klông pút, Ting ning…, làm phong phú cho dàn nhạc dân tộc do chính anh kết hợp. Từ một chiếc T’rưng đơn lẻ, Kaly Tran đã tạo thành một dàn hòa âm độc đáo, mới lạ với sự góp mặt đầy sáng tạo của nhiều nhạc cụ dân  tộc khác. Cùng với đàn T’rưng “ba giàn”, còn có đàn Klông pút, chiếc đệm  bơng bôh, rong roih, đing klơng, thêm mấy chiếc đàn tơ rưng loại nhỏ, chiếc xúc xắc và 1 vài chiếc cồng…Tham gia trình tấu, thường gồm 23 “diễn viên” là các “nghệ nhân”của làng; Có thể lên tới 40-50, hay cả trăm người tùy vào quy mô sự  kiện.
Gần 6 năm qua, Kaly Tran không nhớ hết đã biểu diễn bao nhiêu tác phẩm độc tấu, hòa tấu đàn T’rưng, để lại dấu ấn nhất vẫn là những giai điệu quen thuộc: Suối đàn T’rưng, Tây Nguyên chào mặt trời, cảm xúc Tây Nguyên, tình ca Tây Nguyên, trở về Tây Nguyên, bóng cây Kơ Nia…Tựchế tác nhạc cụ, hòa âm phối khí, dàn dựng,biểu diễn và nhiều khi kiêm cả sáng tác, trong chương trình biểu diễn nhân các sự kiện văn hóa  của  tỉnh, thành phố Kon Tum và biểu diễn ở các tỉnh, thành phố trong nước, tiết mục hòa tấu đàn T’rưng của  Kaly Tran  và các nghệ nhân làng Kon KLor luôn dành được sự yêu mến, quan tâm, cổ vũ đặc biệt của mọi người.
Say mê, miệt mài nâng niu tiếng đàn dân tộc, Kaly Tran đã có những sáng tạo rất có ý nghĩa được ghi nhận, góp phần làm hay hơn, đẹp hơn, chắp cánh cho tiếng đàn được mệnh danh là “suối nguồn” vang xa hơn.Vất vả mưu sinh, nhưng trong sâu thẳm con người chàng trai Ba Na thấm đẫm tình yêu với nét đẹp văn hóa truyền thống, vẫn lặng lẽ ước ao mở lớp truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho con em đồng bào mình./.

Tác giả bài viết: Bài, ảnh: Nghĩa Hà

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây