Làng Võ Lâm ở Kon Tum
- Thứ năm - 22/09/2016 12:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007, Đình Võ Lâm là một trong những di tích hiện đang được lưu giữ của làng cổ Võ Lâm, ngôi làng góp phần quan trọng vào việc hình thành nên thành phố Kon Tum ngày nay.
Người có công lớn trong việc thành lập làng Võ Lâm là cụ Võ Chuẩn – quan Quản đạo Kon Tum, một ông quan có lòng bao dung quảng đại, yêu nước, thương dân. Cụ Võ Chuẩn là người Huế, trọng nho giáo, ông được Triều nhà Nguyễn bổ nhiệm làm quan Quản đạo Kon Tum thay cho quan Quản đạo Tôn Thất Toại.
Khi đến Kon Tum, với ý nguyện mở mang đất đai, tạo điều kiện để những người lương (không theo tôn giáo nào) di dân từ đồng bằng lên Kon Tum có nơi để định cư lập nghiệp, cụ Võ Chuẩn đã khởi xướng thành lập làng Võ Lâm vào năm 1935, đây là làng người lương được thành lập sau làng Trung Lương và làng Lương Khế ở tỉnh Kon Tum.
Để thành lập làng, cụ Võ Chuẩn đã huy động nhân công khai hoang khu vực phía bắc thị xã Kon Tum lúc bấy giờ. Cứ 100m thì mở một con đường dọc theo hướng Đông – Tây và mở 24 con đường ngang kéo ra tận xã Đăk Cấm ngày nay.
Về tên gọi, cũng như bao làng người Kinh khác, người dân trong làng mới thường chọn tên làng sao cho ý nghĩa. Trên cơ sở đó 2 từ ghép Võ – Lâm đã được dân làng lựa chọn để đặt cho tên làng của mình. Võ ở đây là họ của cụ Võ Chuẩn, Lâm là rừng. Như vậy Võ Lâm có nghĩa là làng do cụ Võ Chuẩn lập ở trên rừng.
Theo phong tục tập quán của người Kinh ở vùng đồng bằng, mỗi khi khai khẩn, lập làng mới để an cư, lạc nghiệp thì việc đầu tiên người dân quan tâm nhất đó là phải xây dựng đình làng để thờ thần hoàng bản xứ, cầu mong cho chư thần phù hộ được bình an trước rừng thiêng, nước độc, trước thú dữ, bệnh tật.
Theo đó, người dân làng Võ Lâm cũng góp sức cùng nhau xây dựng nên đình làng. Trải qua gần 100 năm, đình làng Võ Lâm ngày nay vẫn còn khá nguyên vẹn, tọa lạc trên đường Mạc Đĩnh Chi, thành phố Kon Tum.
Theo các bô lão của làng Võ Lâm kể lại, việc xây đình do ông Hồ Thượng Chất, nguyên Đề Lại đứng ra vận động xây dựng đình. Tinh thần này được cụ Võ Chuẩn ủng hộ và chỉ vị trí rộng hơn 1.000m2 để xây dựng đình. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc cổ của Huế có hình chữ Đinh, gồm nhà tiền đường, gian chánh điện, gian thờ tiền hiền.
Mặc dù là người đứng ra lập làng và có công lớn trong việc xây dựng đình, thế nhưng khi xây dựng đình Võ Lâm xong vào năm 1938 thì cụ Võ Chuẩn đã rời Kon Tum về Bình Định. Tưởng nhớ công ơn của cụ Võ Chuẩn, khi cụ tạ thế, dân làng Võ Lâm thờ cụ tại đình làng và xem cụ như thần hoàng của làng.
Đình Võ Lâm là nơi dân làng tổ chức các hoạt động trọng đại của làng như lễ tế xuân vào rằm tháng 2, giỗ Tổ Hùng Vương vào 10/3, lễ tế thu trong tháng 8 và lễ tất niên vào tháng 12 âm lịch hàng năm. Thông qua những hoạt động văn hóa, tâm linh này, dân làng Võ Lâm bày tỏ lòng thành kính với các vị vua Hùng lập quốc; thể hiện sự tri ân đối với thần hoàng làng, các bậc tiền hiền, hậu hiện khai khẩn lập làng; đồng thời cầu nguyện cho quốc thái, dân an, dân làng làm ăn phát đạt.
Chính nhờ còn lưu giữ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, đặc sắc của những người Việt khu vực miền Trung đặt chân lên đất Kon Tum vào những năm đầu thế kỷ XX; năm 2007, Đình Võ Lâm đã được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Theo thời gian, những con đường ngang do cụ Võ Chuẩn chỉ đạo phát rừng, mở tuyến ngày nào, giờ đã là những tuyến phố khang trang, đẹp mắt. Tuy địa danh hành chính là làng Võ Lâm không còn nhưng những dấu tích của ngôi làng cổ do cụ Võ Chuẩn thành lập vẫn còn khá rõ nét. Đặc biệt, tên gọi Võ Lâm vẫn còn được nhiều người sử dụng mỗi khi trao đổi cùng nhau về khu vực này và người dân khu vực Võ Lâm hôm nay có quyền tự hào khi ngôi làng cổ của mình có đến 2 di tích được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Khi đến Kon Tum, với ý nguyện mở mang đất đai, tạo điều kiện để những người lương (không theo tôn giáo nào) di dân từ đồng bằng lên Kon Tum có nơi để định cư lập nghiệp, cụ Võ Chuẩn đã khởi xướng thành lập làng Võ Lâm vào năm 1935, đây là làng người lương được thành lập sau làng Trung Lương và làng Lương Khế ở tỉnh Kon Tum.
Để thành lập làng, cụ Võ Chuẩn đã huy động nhân công khai hoang khu vực phía bắc thị xã Kon Tum lúc bấy giờ. Cứ 100m thì mở một con đường dọc theo hướng Đông – Tây và mở 24 con đường ngang kéo ra tận xã Đăk Cấm ngày nay.
Cụ Võ Chuẩn
Ông Lê Trần Long, hiện ở thôn 9, xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum, là lớp con cháu của làng Võ Lâm cho biết: Làng Võ Lâm ban đầu dân cư cũng thưa thớt. Phía đông làng giáp đường Trần Phú, phía nam giáp đường Phan Chu Trinh, tức giáp làng Trung Lương. Phía tây giáp 2 làng Plei Đôn – Plei Tơ nghia, phía bắc ra tới khu vực quảng trường đường Trường Chinh – lúc bấy giờ là rừng rậm, khu vực này gọi là rừng Võ Lâm.Về tên gọi, cũng như bao làng người Kinh khác, người dân trong làng mới thường chọn tên làng sao cho ý nghĩa. Trên cơ sở đó 2 từ ghép Võ – Lâm đã được dân làng lựa chọn để đặt cho tên làng của mình. Võ ở đây là họ của cụ Võ Chuẩn, Lâm là rừng. Như vậy Võ Lâm có nghĩa là làng do cụ Võ Chuẩn lập ở trên rừng.
Theo phong tục tập quán của người Kinh ở vùng đồng bằng, mỗi khi khai khẩn, lập làng mới để an cư, lạc nghiệp thì việc đầu tiên người dân quan tâm nhất đó là phải xây dựng đình làng để thờ thần hoàng bản xứ, cầu mong cho chư thần phù hộ được bình an trước rừng thiêng, nước độc, trước thú dữ, bệnh tật.
Theo đó, người dân làng Võ Lâm cũng góp sức cùng nhau xây dựng nên đình làng. Trải qua gần 100 năm, đình làng Võ Lâm ngày nay vẫn còn khá nguyên vẹn, tọa lạc trên đường Mạc Đĩnh Chi, thành phố Kon Tum.
Theo các bô lão của làng Võ Lâm kể lại, việc xây đình do ông Hồ Thượng Chất, nguyên Đề Lại đứng ra vận động xây dựng đình. Tinh thần này được cụ Võ Chuẩn ủng hộ và chỉ vị trí rộng hơn 1.000m2 để xây dựng đình. Đình được xây dựng theo lối kiến trúc cổ của Huế có hình chữ Đinh, gồm nhà tiền đường, gian chánh điện, gian thờ tiền hiền.
Mặc dù là người đứng ra lập làng và có công lớn trong việc xây dựng đình, thế nhưng khi xây dựng đình Võ Lâm xong vào năm 1938 thì cụ Võ Chuẩn đã rời Kon Tum về Bình Định. Tưởng nhớ công ơn của cụ Võ Chuẩn, khi cụ tạ thế, dân làng Võ Lâm thờ cụ tại đình làng và xem cụ như thần hoàng của làng.
Đình Võ Lâm là nơi dân làng tổ chức các hoạt động trọng đại của làng như lễ tế xuân vào rằm tháng 2, giỗ Tổ Hùng Vương vào 10/3, lễ tế thu trong tháng 8 và lễ tất niên vào tháng 12 âm lịch hàng năm. Thông qua những hoạt động văn hóa, tâm linh này, dân làng Võ Lâm bày tỏ lòng thành kính với các vị vua Hùng lập quốc; thể hiện sự tri ân đối với thần hoàng làng, các bậc tiền hiền, hậu hiện khai khẩn lập làng; đồng thời cầu nguyện cho quốc thái, dân an, dân làng làm ăn phát đạt.
Chính nhờ còn lưu giữ những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, đặc sắc của những người Việt khu vực miền Trung đặt chân lên đất Kon Tum vào những năm đầu thế kỷ XX; năm 2007, Đình Võ Lâm đã được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Đình Võ Lâm
Nói đến việc hình thành nên làng Võ Lâm, không thể không nhắc đến chùa Tổ đình Bác Ái. Có thể nói chùa Bác Ái là cơ sở ban đầu để hình thành nên làng Võ Lâm. Chùa Tổ đình Bác Ái là cơ sở Phật giáo có mặt sớm nhất trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Với mong muốn có 1 ngôi chùa để thờ Phật, người dân 2 làng Trung Lương và Lương Khế xin quan Quản đạo Võ Chuẩn tạo lập chùa trên khu đất của Âm linh miếu. Đây là vùng đất có địa thế lưng tựa núi, mặt hướng sông. Từ khi chùa được xây dựng, nhiều hộ dân di cư từ Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế và ở 2 làng Trung Lương và Lương Khế của thị xã Kon Tum lúc bấy giờlên định cư xung quanh chùa, tạo cơ sở cho việc thành lập làng Võ Lâm sau đó.Theo thời gian, những con đường ngang do cụ Võ Chuẩn chỉ đạo phát rừng, mở tuyến ngày nào, giờ đã là những tuyến phố khang trang, đẹp mắt. Tuy địa danh hành chính là làng Võ Lâm không còn nhưng những dấu tích của ngôi làng cổ do cụ Võ Chuẩn thành lập vẫn còn khá rõ nét. Đặc biệt, tên gọi Võ Lâm vẫn còn được nhiều người sử dụng mỗi khi trao đổi cùng nhau về khu vực này và người dân khu vực Võ Lâm hôm nay có quyền tự hào khi ngôi làng cổ của mình có đến 2 di tích được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.