Nhà Thờ Gỗ Kon Tum, Tuyệt tác kiến trúc đứng vững với thời gian
- Thứ bảy - 11/02/2017 22:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi du khách đến với thành phố Kon Tum, có một địa điểm du lịch nổi tiếng mà ai cũng muốn đến một lần. Đó là nhà thờ Gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn trăm năm. Nếu nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình là nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá, thì nhà thờ Gỗ Kon Tum được làm hoàn toàn bằng gỗ, từ xa nổi lên màu nâu bóng của gỗ cà chít. Đây là sự kết hợp hài hoà và nghệ thuật của phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba Na. Người Pháp là một bậc thầy về quy hoạch, con đường được thiết kế dẫn chính đến nhà thờ Gỗ Kon Tum và nhà thờ được một linh mục người Pháp thiết kế và trực tiếp điều hành xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918.
Khi du khách đến với thành phố Kon Tum, có một địa điểm du lịch nổi tiếng mà ai cũng muốn đến một lần. Đó là nhà thờ Gỗ Kon Tum với tuổi đời hơn trăm năm. Nếu nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình là nhà thờ làm hoàn toàn bằng đá, thì nhà thờ Gỗ Kon Tum được làm hoàn toàn bằng gỗ, từ xa nổi lên màu nâu bóng của gỗ cà chít. Đây là sự kết hợp hài hoà và nghệ thuật của phong cách kiến trúc Roman và kiểu nhà sàn gỗ của người Ba Na. Người Pháp là một bậc thầy về quy hoạch, con đường được thiết kế dẫn chính đến nhà thờ Gỗ Kon Tum và nhà thờ được một linh mục người Pháp thiết kế và trực tiếp điều hành xây dựng từ năm 1913 đến năm 1918.
Đến với nhà thờ Gỗ Kon Tum, một cảm giác yên bình đến kỳ lạ. Nơi đây còn mang nhiều dấu tích của lớp người đi khai hoang mở đất. Nhà thờ Gỗ có diện tích hơn 700 m2 với vật liệu trang trí hoàn toàn bằng những loại gỗ quý của Tây Nguyên bấy giờ. Nhà thờ Gỗ đã được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Kinh đến từ Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.... Nguyên liệu gỗ sau khi cưa xẻ, đục đẽo đều được gắn kết lại với nhau bằng mộng, không sử dụng đinh hay một thứ kết dính nào khác. Bên cạnh đó, chính sự pha trộn tôn vinh lẫn nhau của hai nét văn hóa kiến trúc vốn khác biệt là Tây Nguyên và phương Tây đã làm nên một công trình tôn giáo có tính thẩm mỹ rất cao.
Riêng tháp chuông nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic có chiều cao hơn 20m lại luôn thanh thoát mà vẫn không kém vẻ hoành tráng.
Sàn nhà thờ được đặt cao hơn 1m so với mặt đất và hành lang chạy dọc, bao quanh giáo đường đã mang đúng sắc thái của nhà sàn Tây Nguyên.
Nếu quý khách đến với thành phố Kon Tum thì đừng quá ngạc nhiên vì nơi đây vẫn còn rất nhiều kiến trúc cổ mang dáng dấp Roman và văn hoá châu Âu trong đó nhà thờ Gỗ Kon Tum được xem là một tuyệt tác kiến trúc đứng vững với thời gian.
Với nguyên liệu chủ yếu bằng gỗ cà chít, nhà thờ Gỗ còn là một công trình khép kín gồm thánh đường, nhà khách, phòng trưng bày về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, nhà rông. Khung sườn của nhà thờ gồm bốn hàng cột gỗ cao 12 mét chạy dài từ mặt tiền đến phòng áo, hai hàng cột giữa lớn tạo nên gian chính rộng, cao và thoáng mát. Hai hàng cột ngoài nằm sát vách là hai gian phụ với trần nhà thấp hơn, cả bốn hàng cột trụ trên các đế đá vững chắc có sức chịu đựng với thời gian, nâng đỡ cả trọng lượng của ngôi thánh đường.
Bước vào trong, không gian giáo đường nhà thờ Gỗ sẽ mở ra thênh thang cùng với các hàng cột gỗ đen bóng, các tín đồ sẽ càng cảm giác mình thật nhỏ bé trước công đức của Chúa Trời. Sự pha trộn giữa kiến trúc nhà sàn tây Nguyên và kiến trúc nhà thờ phương Tây đã tạo nên một công trình tôn giáo mang tính thẫm mĩ rất cao của Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum. Hàng cột gỗ của nhà thờ được chạm trổ các hoa văn tráng lệ.
Nhà thờ gỗ là nơi sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc bản địa nên giáo đường của nhà thờ cũng được trang trí các hoa văn, họa tiết mang đậm bản sắc Tây Nguyên, tạo ấn tượng vừa trang nghiêm huyền bí vừa hết sức gần gũi với người dân trong vùng. Những dãy ghế gỗ thẳng tăm tắp bên trong giáo đường cũng góp phần tạo chiều sâu cho không gian thêm trang nghiêm, mang đến cảm giác an bình cho du khách khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính bao quanh mình.
Du khách tham quan giáo đường nhà thờ Gỗ còn rất ấn tượng trước nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong Kinh thánh, với tác dụng lấy ánh sáng và tạo thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ cho giáo đường. Trần giáo đường được xây dựng bởi rui, mè tre, đất, rơm và dù đã hơn một thế kỷ trôi qua bức trần này vẫn bền, đẹp cùng với thời gian.
Nơi đây ngày thường hay ngày lễ đều rất đông và luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Nếu quý khách đến vào dịp giáng sinh thì nhà thờ gỗ được trang hoàng rất lộng lẫy và hoành tráng. Ngày tôi còn nhỏ thì cứ đến mỗi dịp giáng sinh, bà con dân tộc thiểu số lại tập trung về thị xã lúc đó chưa lên thành phố như bây giờ, phải nói rất là đông, người mộ đạo rất nhiều. Giờ thì đã đỡ hơn vì họ sinh hoạt tại nhà thờ của làng của xã.
Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ chạm khắc tỉ mỉ, công phu, những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được cái chất của người Tây nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh. Không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa, đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà của người miền Trung, dù gần một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp.
Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Vào uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này. Theo tư liệu lịch sử, vào những năm giữa thế kỉ 19, có một con đường dài 120 km tên gọi là con đường “Muối, gốm sứ và cồng chiêng” từ Quảng Ngãi lên KonTum. Con đường này hẻo lánh, hoang vu, gập ghềnh từ ngã ba Thạch Trụ, Quảng Ngãi qua Ba Tơ, đèo Violắc là con đường buôn muối, gốm sứ và cồng chiêng hoặc các vật dụng giao thương giữa người Kinh và người dân tộc trong khu vực. Khi đó những người truyền giáo Pháp cũng đã theo con đường này để bắt đầu công cuộc truyền giáo của mình và bắt đầu xây dựng các nhà thờ bằng gỗ hoặc tre, tranh nhỏ để truyền đạo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1870. Cho đến khi bắt đầu đông giáo dân, linh mục Giuse Decrouille được giao cai quản xứ đạo Kon Tum. Vào năm 1913 ông quyết định xây dựng ngôi nhà thờ lớn với vật liệu là gỗ cà chít. Công việc xây dựng ngôi nhà thờ kéo dài đến năm 1918 mới hoàn tất. Dù đã trải qua bao biến thiên lịch sử, cho đến nay ngôi nhà thờ vẫn không hề bị hư hỏng mà vẫn vững chắc.
Đến với thành phố được mệnh danh là sơn nữ núi rừng Kon Tum, từ xa du khách sẽ thấy tháp chuông nhà thờ gỗ với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh. Là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum, nhà thờ Chánh tòa luôn được đánh dấu trong bản đồ du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ trung và đầy năng động này.
Nhà Thờ Gỗ Kon Tum, tọa lạc tại số 13, đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Đến với nhà thờ Gỗ Kon Tum, một cảm giác yên bình đến kỳ lạ. Nơi đây còn mang nhiều dấu tích của lớp người đi khai hoang mở đất. Nhà thờ Gỗ có diện tích hơn 700 m2 với vật liệu trang trí hoàn toàn bằng những loại gỗ quý của Tây Nguyên bấy giờ. Nhà thờ Gỗ đã được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân người Kinh đến từ Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi.... Nguyên liệu gỗ sau khi cưa xẻ, đục đẽo đều được gắn kết lại với nhau bằng mộng, không sử dụng đinh hay một thứ kết dính nào khác. Bên cạnh đó, chính sự pha trộn tôn vinh lẫn nhau của hai nét văn hóa kiến trúc vốn khác biệt là Tây Nguyên và phương Tây đã làm nên một công trình tôn giáo có tính thẩm mỹ rất cao.
Riêng tháp chuông nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic có chiều cao hơn 20m lại luôn thanh thoát mà vẫn không kém vẻ hoành tráng.
Sàn nhà thờ được đặt cao hơn 1m so với mặt đất và hành lang chạy dọc, bao quanh giáo đường đã mang đúng sắc thái của nhà sàn Tây Nguyên.
Nếu quý khách đến với thành phố Kon Tum thì đừng quá ngạc nhiên vì nơi đây vẫn còn rất nhiều kiến trúc cổ mang dáng dấp Roman và văn hoá châu Âu trong đó nhà thờ Gỗ Kon Tum được xem là một tuyệt tác kiến trúc đứng vững với thời gian.
Với nguyên liệu chủ yếu bằng gỗ cà chít, nhà thờ Gỗ còn là một công trình khép kín gồm thánh đường, nhà khách, phòng trưng bày về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, nhà rông. Khung sườn của nhà thờ gồm bốn hàng cột gỗ cao 12 mét chạy dài từ mặt tiền đến phòng áo, hai hàng cột giữa lớn tạo nên gian chính rộng, cao và thoáng mát. Hai hàng cột ngoài nằm sát vách là hai gian phụ với trần nhà thấp hơn, cả bốn hàng cột trụ trên các đế đá vững chắc có sức chịu đựng với thời gian, nâng đỡ cả trọng lượng của ngôi thánh đường.
Bước vào trong, không gian giáo đường nhà thờ Gỗ sẽ mở ra thênh thang cùng với các hàng cột gỗ đen bóng, các tín đồ sẽ càng cảm giác mình thật nhỏ bé trước công đức của Chúa Trời. Sự pha trộn giữa kiến trúc nhà sàn tây Nguyên và kiến trúc nhà thờ phương Tây đã tạo nên một công trình tôn giáo mang tính thẫm mĩ rất cao của Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum. Hàng cột gỗ của nhà thờ được chạm trổ các hoa văn tráng lệ.
Nhà thờ gỗ là nơi sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc bản địa nên giáo đường của nhà thờ cũng được trang trí các hoa văn, họa tiết mang đậm bản sắc Tây Nguyên, tạo ấn tượng vừa trang nghiêm huyền bí vừa hết sức gần gũi với người dân trong vùng. Những dãy ghế gỗ thẳng tăm tắp bên trong giáo đường cũng góp phần tạo chiều sâu cho không gian thêm trang nghiêm, mang đến cảm giác an bình cho du khách khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính bao quanh mình.
Du khách tham quan giáo đường nhà thờ Gỗ còn rất ấn tượng trước nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong Kinh thánh, với tác dụng lấy ánh sáng và tạo thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ cho giáo đường. Trần giáo đường được xây dựng bởi rui, mè tre, đất, rơm và dù đã hơn một thế kỷ trôi qua bức trần này vẫn bền, đẹp cùng với thời gian.
Nơi đây ngày thường hay ngày lễ đều rất đông và luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Nếu quý khách đến vào dịp giáng sinh thì nhà thờ gỗ được trang hoàng rất lộng lẫy và hoành tráng. Ngày tôi còn nhỏ thì cứ đến mỗi dịp giáng sinh, bà con dân tộc thiểu số lại tập trung về thị xã lúc đó chưa lên thành phố như bây giờ, phải nói rất là đông, người mộ đạo rất nhiều. Giờ thì đã đỡ hơn vì họ sinh hoạt tại nhà thờ của làng của xã.
Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ chạm khắc tỉ mỉ, công phu, những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được cái chất của người Tây nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh. Không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa, đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà của người miền Trung, dù gần một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp.
Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa cho khách tham quan. Vào uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này. Theo tư liệu lịch sử, vào những năm giữa thế kỉ 19, có một con đường dài 120 km tên gọi là con đường “Muối, gốm sứ và cồng chiêng” từ Quảng Ngãi lên KonTum. Con đường này hẻo lánh, hoang vu, gập ghềnh từ ngã ba Thạch Trụ, Quảng Ngãi qua Ba Tơ, đèo Violắc là con đường buôn muối, gốm sứ và cồng chiêng hoặc các vật dụng giao thương giữa người Kinh và người dân tộc trong khu vực. Khi đó những người truyền giáo Pháp cũng đã theo con đường này để bắt đầu công cuộc truyền giáo của mình và bắt đầu xây dựng các nhà thờ bằng gỗ hoặc tre, tranh nhỏ để truyền đạo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 1870. Cho đến khi bắt đầu đông giáo dân, linh mục Giuse Decrouille được giao cai quản xứ đạo Kon Tum. Vào năm 1913 ông quyết định xây dựng ngôi nhà thờ lớn với vật liệu là gỗ cà chít. Công việc xây dựng ngôi nhà thờ kéo dài đến năm 1918 mới hoàn tất. Dù đã trải qua bao biến thiên lịch sử, cho đến nay ngôi nhà thờ vẫn không hề bị hư hỏng mà vẫn vững chắc.
Đến với thành phố được mệnh danh là sơn nữ núi rừng Kon Tum, từ xa du khách sẽ thấy tháp chuông nhà thờ gỗ với màu nâu ấm áp cao sừng sững vươn lên nền trời xanh. Là một di tích cổ và đẹp nhất ở Kon Tum, nhà thờ Chánh tòa luôn được đánh dấu trong bản đồ du lịch của nhiều du khách khi đến với thành phố cao nguyên trẻ trung và đầy năng động này.
Nhà Thờ Gỗ Kon Tum, tọa lạc tại số 13, đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền