Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Toà Giám Mục Kon Tum - Nơi lưu giữ nghệ thuật văn hoá Tây Nguyên

Toà Giám Mục Kon Tum được xây dựng vào năm 1935 – 1938. Đây là một công trình lớn trải dài 100m, có ba tầng. Trong đó tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông kiên cố. Còn hai tầng lâu trên là hệ thống kết cấu khung gỗ. Nét cổ kính được thể hiện qua mái nhà lợp ngói vẫn bền vững và hoài cổ với thời gian.
Toà Giám Mục Kon Tum có địa chỉ tại số 146 Trần Hưng Đạo, Phường Thống Nhất, Thành Phố Kon Tum
Toà Tổng Giám Mục Kon Tum là một địa chỉ văn hoá đặc sắc mà du khách khó có thể bỏ qua khi đến phố núi Kon Tum. Nơi đây được xem là một bảo tàng trưng bày lịch sử truyền giáo của Giáo Phận Kon Tum và Tây Nguyên từ thế kỷ 19. Tên đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum. Đây là cơ sở công giáo lớn nhất khu vực Tây Nguyên Việt Nam.
Toà Giám Mục Kon Tum có địa chỉ tại số 146 Trần Hưng Đạo, Phường Thống Nhất, Thành Phố Kon Tum. Toà Giám Mục Kon Tum quản lý giáo phận Kon Tum bao gồm cả hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
Nơi đây được lập nên bởi một giám mục người Pháp tiên khởi của Giáo Phận Kon Tum. Đức Cha Martial Jannin Phước. Hiện nay khi du khách đến đây thì hai bên con đường hoa sứ đẹp như tranh dẫn tới tượng của ông. Cùng với nhà thờ Gỗ Kon Tum thì Toà Giám Mục Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo, được làm từ những loại gỗ quý của Tây Nguyên bấy giờ. Nơi đây được thiết kế pha trộn giữa phong cách Phương Tây và lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Đến nơi đây quý khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh quang nơi đây, xen lẫn là những bức tượng gỗ của người bản địa và những dấu ấn của kiến trúc phương Tây không thể lẫn vào đâu được.
toà giám mục kon tum (2)
Toà Giám Mục Kon Tum được xây dựng vào năm 1935 – 1938. Đây là một công trình lớn trải dài 100m, có ba tầng. Trong đó tầng trệt được xây bằng gạch và bê tông kiên cố. Còn hai tầng lâu trên là hệ thống kết cấu khung gỗ. Nét cổ kính được thể hiện qua mái nhà lợp ngói vẫn bền vững và hoài cổ với thời gian.
Xung quanh đây được trồng rất nhiều cây xanh, nếu đến đây vào mùa xuân, nơi đây phủ tràn ngập một màu xanh toát lên sức sống bền bĩ của đại ngàn Tây Nguyên. Nơi đây cho chúng ta tìm lại nét riêng nét lạ của sự pha trộn của Phương Tây và văn hoá của Tây Nguyên, điều đó rất lạ kỳ mà tôi cũng không thể diễn tả được hết, chỉ chờ sự khám phá của bạn khi đến đây.
Nơi đây trải qua bao thăng trầm lịch sử vẫn giữ được vẻ đẹp tuyệt vời và lưu giữ rất nhiều hiện vật của người bản địa Tây Nguyên và văn hoá của người bản địa Kon Tum bấy giờ. Thông qua những tác phẩm điêu khắc, sản vật văn hoá, xa xa là cái gùi và trái bầu của người bản địa. Nơi đây các hiện vật và bản đồ như một chứng nhân lịch sử cho những người đam mê lịch sử tìm lại một cách sinh động.
Tại nơi đây ngoài không gian nên thơ, thơ mộng, mà còn là nơi chúng ta có thể tìm thấy được cả văn hoá của Tây Nguyên ở đây
toà giám mục kon tum (3)
Đó là những bộ chiêng, ché, trống, đàn; các bộ đồ thờ cúng, đồ gốm hay những dụng cụ đi nương, rẫy, săn bắt, hái lượm… Bên cạnh những hiện vật là những thuyết minh bằng tiếng bản địa. Trong không gian này, du khách có thể cảm nhận được những giá trị văn hoá của Tây Nguyên qua các hiện vật trưng bày có tuổi đời hàng trăm năm. Tất cả được bài trí mộc mạc, giản dị như một tinh thần của Tây Nguyên. Bộ sưu tập những bức tượng gỗ là điểm thú vị và lôi cuốn. Những tác phẩm nghệ thuật dân gian này rất đơn giản song lại toát lên sự sinh động lạ kỳ. Và đó là đặc trưng của điêu khắc Tây Nguyên. Có thể thấy những hình ảnh thật gần gũi như giã gạo, đâm trâu,chơi đàn, uống rượu cần… Những dụng cụ săn bắn và những bộ xương thành quả thu được Đồ gốm rất phong phú và đa dạng Nơi đây mang một âm hưởng Tây Nguyên từ quá khứ với đầy màu sắc mê hoặc, rất hùng vĩ nhưng cũng lại thật giản dị, đầy thân thiện.
Năm 1848, Tự Đức lên ngôi và ban hành chỉ dụ cấm đoán Công giáo. Một nhà truyền giáo trẻ người Việt là Nguyễn Do đã tìm cách mở đường lên vùng Bắc Tây Nguyên lánh nạn. Ông tìm thấy một thung lũng khá rộng, đất đai phì nhiêu nằm trên sông Dak Bla có thể định cư sinh sống, thời bấy giờ vẫn còn rất hoang sơ với cư dân thưa thớt và hầu như không có bóng dáng người Kinh. Hai năm sau đó, 2 linh mục Pháp và 7 thầy giảng người Việt, cùng nhiều tín đồ, phần đông là người tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, đã lánh nạn lên đây sinh sống, định cư, lập thành làng Gò Mít, nay là khu Tân Hương, trung tâm thành phố Kontum. Hai trong 4 trung tâm truyền giáo đầu tiên của vùng Tây Nguyên được đặt ở vùng Kontum ngày nay
Tòa Giám mục Kon Tum đóng cửa vào ngày thứ 3, các ngày còn lại trong tuần mở cửa đón khách tham quan
Trước năm 1975, công trình này bao gồm cả chủng viện thừa sai Kon Tum, nơi đào tạo các giáo sĩ cho giáo phận. Không chỉ là một công trình tôn giáo, tòa giám mục Kon Tum hiện nay là điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch với không gian xanh và kiến trúc độc đáo.
Bức tượng mẹ Maria là một trong những điểm nhấn tại tòa giám mục khi kết hợp hình ảnh phụ nữ Tây Nguyên với gù trên lưng và đứa con trên tay. Đây là minh chứng rõ nhất cho sự hòa hợp tư tưởng đạo-đời của tôn giáo tại vùng đất cao nguyên.
Tại nơi đây Những bông hoa sứ trắng tinh với hương thơm thoang thoảng cùng những nhành cây gầy guộc vươn cao, tất cả được đặt trước một công trình kiến trúc nghệ thuật tuyệt vời, đây chính là địa điểm không chỉ được du khách yêu mến ghé thăm mà còn được người dân địa phương dành nhiều tình cảm đặc biệt. Vào những ngày hoa sứ nở rộ, nhìn từ bên ngoài, Tòa giám mục như được che phủ bởi một màu xanh rì của lá sứ, một màu trắng tinh của hoa sứ cùng hương thơm diệu nhẹ đặc trưng khiến người khách viếng thăm như bị cuốn hút trong khung cảnh thần tiên ấy.

Tác giả bài viết: Nhật Trường

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây