Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Du lịch Kon Tum - Đánh thức Chư Mom Ray

Nằm ở độ cao 200 đến 1.773 m so với mực nước biển, Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray (Kon Tum) có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, cánh đồng cỏ gần 10.000 ha là nơi sinh sống lý tưởng của các loài thú lớn như: hổ, bò tót, bò rừng, voi và là nơi cư trú của nhiều loài sống trên cây như vượn, vọc và các loại chim quý như hồng hoàng, đại bàng đất, trĩ… Chư Mom Ray còn có hệ thực vật rất phong phú với 1.494 loài, thuộc 166 họ và 541 chi, phân bố thành 12 hệ sinh thái rừng với những nét đặc trưng và giá trị riêng biệt.
Du lịch Kon Tum - Đánh thức Chư Mom Ray
Nằm ở độ cao 200 đến 1.773 m so với mực nước biển, Vườn quốc gia (VQG) Chư Mom Ray (Kon Tum) có hệ động thực vật phong phú, đa dạng, cánh đồng cỏ gần 10.000 ha là nơi sinh sống lý tưởng của các loài thú lớn như: hổ, bò tót, bò rừng, voi và là nơi cư trú của nhiều loài sống trên cây như vượn, vọc và các loại chim quý như hồng hoàng, đại bàng đất, trĩ… Chư Mom Ray còn có hệ thực vật rất phong phú với 1.494 loài, thuộc 166 họ và 541 chi, phân bố thành 12 hệ sinh thái rừng với những nét đặc trưng và giá trị riêng biệt.

Vùng đệm VQG gồm 8 xã và 1 thị trấn (thuộc 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi) là nơi sinh sống của các dân tộc anh em gồm: Kinh, Bân, Gia Rai, Xê Đăng , Hà Lăng, Rơ Mâm, Brâu, Tày, Thái, Mường với nhiều lễ hội còn mang đậm nét truyền thống như: đâm trâu, mừng lúa mới, mừng năm mới cùng những ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, đan lát... thích hợp để phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Chư Mom Ray có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu du lịch với các trung tâm du lịch lớn. Đường 14 và tuyến đường 19 nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Quy Nhơn, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh và tuyến đường Hồ Chí Minh nối Kon Tum với Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế- là những nơi du lịch phát triển.

Xác định được tiềm năng du lịch to lớn, Ban quản lý VQG đã tiến hành khảo sát và bước đầu xây dựng được các tuyến du lịch hấp dẫn, thu thập một số hình ảnh, mẫu vật về động, thực vật là nền tảng phục vụ cho việc tham quan của du khách; xác định hệ thống bản đồ du lịch, các tuyến, điểm du lịch trên toàn bộ khu vườn, dựa trên những điều kiện ưu đãi của thiên nhiên và sự đa dạng, phong phú màu sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh khu vực này. Theo đó, tuyến du lịch thiên nhiên được xác định gồm các điểm như: du lịch leo núi tuyến Sa Nhơn- đỉnh Chư Mom Ray. Theo tuyến này, du khách sẽ được tham quan thác nước cao 100 m, các khu rừng nguyên sinh với các cây gỗ cổ thụ thuộc các loài quý hiếm như kim giao, thông tre, hoàng đàn…, rừng lùn nguyên sinh do ở độ cao 1.773 m, hay tuyến Sa Thầy- BarGok- Mo Ray, du khách sẽ được quan sát cảnh quan thiên nhiên của các khu rừng nguyên sinh, ngủ đêm tại rừng kết hợp du lịch văn hóa tham quan và tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Gia Rai tại làng BarGok; điểm du lịch địa hình tuyến Sa Thầy- YaBook, với những nét đặc trưng: rừng bằng lăng- bãi thú; điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; điểm du lịch vòng quanh VQG: Sông Đăk Bla- lòng hồ Yaly- Suối Nai- làng văn hóa Le Rơ Mâm- thung lũng YaBook- đèo Ngọc Win- Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Bên cạnh đó là các điểm du lịch văn hóa như: điểm du lịch văn hóa tuyến Sa Thầy- Rờ Kơi- Cửa khẩu Bờ Y; điểm du lịch văn hóa tuyến Sa Thầy- Kleng- Lòng hồ thủy điện Ya Ly…

Một khi VQG Chư Mom Ray được đưa vào danh mục phát triển du lịch thì bên cạnh việc có thể bảo tồn hệ sinh thái đa dạng và điển hình của khu vườn, nó còn có thể tạo ra một nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho bộ phận dân cư vùng đệm bằng việc khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công, mỹ nghệ, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế địa bàn. Bên cạnh lợi ích to lớn về kinh tế việc phát triển du lịch còn góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc, biến những giá trị văn hóa này thành thứ “hàng hóa đặc biệt” để thu hút du khách. Khi người dân được hưởng lợi thực sự từ nguồn tài nguyên rừng phong phú và những giá trị văn hóa thì việc chặt phá rừng, săn bắt thú rừng cũng sẽ được giảm thiểu.

Nguồn phát: Báo Bình Định

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây