Tu Mơ Rông bao giờ mới hết nghèo, buồn?
- Thứ bảy - 19/11/2016 16:42
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mới đến lưng chừng đèo Măng Rơi, tôi đã cảm giác thời tiết thay mùa. Cái nắng cô đặc bên này đèo cứ nhạt dần rồi loãng ra bởi cái lạnh ập xuống từ những đám mây lởn vởn trên các triền núi cao. Trước mặt, những núi là núi, đường lên huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) xa thẳm, đượm buồn của một xứ nghèo...
Cách đây chừng hơn 10 năm, huyện Tu Mơ Rông mới được thành lập, vậy mà chưa được bao lâu, cơn bão số 9 năm 2009 quét qua kéo huyện biên giới này như trở lại thời kỳ đồ đá. Cho đến hiện tại, Tu Mơ Rông vẫn là một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum và là một trong những huyện nghèo nhất nước. Điều này thể hiện rõ nhất ở chỗ, trung tâm huyện chỉ là khu hành chính xuềnh xoàng, chưa hề có thị trấn. Không có mặt bằng, những quả núi đất được khoét để lấy nơi làm nhà, làm đường, xây trụ sở, tiền bạc, công sức đổ ra để có được khu hành chính này cũng không ít.
Điều đáng nói là ngần ấy năm thành lập, chỉ có vài hộ dân đến sinh sống dọc đường. Cán bộ, công chức cứ đến chiều thứ 6 là bắt đầu một cuộc vượt đèo Măng Rơi ngoạn mục bằng xe máy về nhà để chiều chủ nhật, hoặc sáng thứ hai lại vào thật sớm để kịp có mặt tại cơ quan...
Dường như có một sự bù trừ bí ẩn nào đó mà huyện nghèo Tu Mơ Rông lại có hai thứ quý nhất - ấy là sâm Ngọc Linh và hồng đẳng sâm...
Nói tới sâm Ngọc Linh, nhiều người vẫn nghĩ xứ sở của nó chỉ có ở vùng Ngọc Linh của huyện Đăk Glei (Kon Tum). Thực ra, nguyên sơ Tu Mơ Rông mới đích thực là vùng "rốn sâm". Với độ cao trung bình 1.000m so với mực nước biển, cùng với hệ thống núi Ngọc Linh cao ngất điệp trùng, Tu Mơ Rông là nơi lý tưởng để cho giống sâm mang tên Ngọc Linh sinh trưởng. Theo lời kể của những người già Tu Mơ Rông, những năm 1980, sâm Ngọc Linh "tìm dễ như rau rừng".
Nhưng bây giờ, giá của nó lên đến cả trăm triệu đồng một ki-lô-gam. Từ khi được nhìn nhận đúng giá trị thực, sâm Ngọc Linh được xếp cùng sâm Triều Tiên và sâm Mỹ là ba loại tốt nhất thế giới thì cái giá của nó cứ mỗi ngày một "choáng". Bây giờ, ngay tại Tu Mơ Rông, mỗi ki-lô-gam sâm chừng 8 tuổi, khoảng 20 củ được rao giá 70 triệu đồng. Củ nhỏ thì có thể rẻ hơn. Nếu củ chừng 1 lạng trở lên, là sâm rừng, giá của nó trở nên vô chừng. Chúng được hét giá cả trăm triệu đồng, nhưng chẳng dễ có hàng. Điều đáng nói là với cái giá chót vót như thế, nếu không rành, vớ phải sâm non hay sâm giả là cái chắc... nhiều người vì hám rẻ, bỏ ra vài chục triệu để mua đúng sâm Ngọc Linh dởm.
Chẳng thể so sánh với sâm Ngọc Linh, nhưng hồng đẳng sâm (sâm dây) cũng là thứ dược liệu quý. Một anh bạn giáo viên kể, hồi mới lên dạy học, xin đồng bào cả bao tải, họ cũng cho. Thế mà bây giờ, giá tại gốc đã 500 ngàn đồng một ki-lô-gam khô... Người khôn của khó, cũng như sâm Ngọc Linh, bây giờ sâm dây, người ta phải lập vườn để trồng, cây giống cũng phải đi mua...
Sâm Ngọc Linh có một quy trình sinh trưởng rất độc đáo. Vào đầu xuân từ rễ củ dưới đất, sâm Ngọc Linh đâm lên một thân rồi tỏa lá. Vài tháng sau, từ đỉnh cuống nhô lên một chùm hoa vàng nhạt, tỏa hương thơm. Mỗi năm sâm chỉ ra được một đốt và mỗi đốt chỉ một thân lá... Đến tháng 8 khi hạt chín thì lá cũng lụi dần và sâm chuyển sang thời kỳ "ngủ đông". Sâm Ngọc Linh có thể nhân giống bằng củ và hạt. Ở đây người ta chủ yếu dùng hạt, bởi mỗi năm sâm chỉ lớn được một đốt, trong khi mỗi chùm hoa có thể thu được 17 - 18 hạt...
Đất rừng Tu Mơ Rông mênh mông là thế, nhưng không phải nơi nào cũng trồng được sâm. Ngoài đảm bảo độ cao, đất phải có tầng mùn dày, chỉ tiếp nhận ánh nắng từ 30-40%. Để đảm bảo tính chất tự nhiên, tất cả công việc đều bằng thủ công - đặc biệt là không được bón bất kỳ một loại phân gì, kể cả phân hữu cơ. Có lẽ bởi "sống lâu như sâm" mà thời gian ở đây có cảm giác trôi đi rất chậm. Hạt sâm gieo xuống đất, phải đợi đến 5 tháng mới nhú mầm. Một năm chỉ có 6 tháng được thấy sâm hiển hiện trên mặt đất. Nhưng dù bất kể mùa nào thì anh em trên chốt bảo vệ sâm đều phải trực 24/24 giờ. Cuộc sống của họ như ngưng đọng trong một quang cảnh, một hợp âm quen thuộc của đại ngàn...
Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, anh A Hơn cho biết, theo quy hoạch đến năm 2020, huyện sẽ trồng 500ha sâm Ngọc Linh và hồng đẳng sâm là 250ha. Khi đó, Tu Mơ Rông sẽ trở thành vùng chuyên canh dược liệu. Người dân hoàn toàn có thể sống bằng nghề trồng sâm. Thế nhưng, theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện cả huyện mới trồng được khoảng hơn 23ha sâm Ngọc Linh. Trong số này, người dân tự trồng chỉ có 3,4ha, còn lại là của Công ty Sâm Ngọc Linh. Còn hồng đẳng sâm, có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, diện tích cũng chỉ mới đạt khoảng 50ha... nguyên nhân được cho là thiếu giống.
Hiện nay, sâm dây được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện Tu Mơ Rông. Thế nhưng, thứ cây "mũi nhọn" ở vùng đất này bây giờ vẫn là sắn... Mà sắn ở Tu Mơ Rông cũng phải 2, 3 năm mới cho thu hoạch. Giá nửa tấn sắn ở xã Măng Ri chỉ bằng một ki-lô-gam sâm dây khô... Điều tưởng như phi lý ấy buồn thay lại là điều có lý với đồng bào. Tư duy sản xuất, quản trị kinh tế gia đình hằng bao đời nay của bà con thường chỉ gói trong mùa rẫy, bởi vậy mà thuyết phục nhất không gì bằng thứ "trước mắt - chắc ăn". Có lẽ, cái rào cản tư duy này chính là nguyên nhân Tu Mơ Rông "ngồi trên sâm mà phải chịu đói nghèo"...
Buổi tối, Tu Mơ Rông lạnh ngắt, thăm thẳm, xa ngái, thị tứ vùng cao buồn, chán ngắt. Trong lòng tôi cứ vọng lên câu hỏi: Bao giờ thì sâm Ngọc Linh sẽ trở thành một thương hiệu trên thị trường chứ không phải đi hỏi mua theo kiểu "thuốc giấu" như hiện nay? Bao giờ thì Tu Mơ Rông trở thành vùng dược liệu đích thực để người dân hết đói nghèo? Câu trả lời tưởng dễ dàng, nhưng nó cứ như một nốt lặng, cứ chìm lâu. Đó cũng là câu trả lời khó cho vị Chủ tịch UBND huyện A Hơn, bởi cái gì cũng cần vốn, trong khi huyện lại nghèo, ngân sách còm không kham nổi.
Điều đáng nói là ngần ấy năm thành lập, chỉ có vài hộ dân đến sinh sống dọc đường. Cán bộ, công chức cứ đến chiều thứ 6 là bắt đầu một cuộc vượt đèo Măng Rơi ngoạn mục bằng xe máy về nhà để chiều chủ nhật, hoặc sáng thứ hai lại vào thật sớm để kịp có mặt tại cơ quan...
Dường như có một sự bù trừ bí ẩn nào đó mà huyện nghèo Tu Mơ Rông lại có hai thứ quý nhất - ấy là sâm Ngọc Linh và hồng đẳng sâm...
Nói tới sâm Ngọc Linh, nhiều người vẫn nghĩ xứ sở của nó chỉ có ở vùng Ngọc Linh của huyện Đăk Glei (Kon Tum). Thực ra, nguyên sơ Tu Mơ Rông mới đích thực là vùng "rốn sâm". Với độ cao trung bình 1.000m so với mực nước biển, cùng với hệ thống núi Ngọc Linh cao ngất điệp trùng, Tu Mơ Rông là nơi lý tưởng để cho giống sâm mang tên Ngọc Linh sinh trưởng. Theo lời kể của những người già Tu Mơ Rông, những năm 1980, sâm Ngọc Linh "tìm dễ như rau rừng".
Nhưng bây giờ, giá của nó lên đến cả trăm triệu đồng một ki-lô-gam. Từ khi được nhìn nhận đúng giá trị thực, sâm Ngọc Linh được xếp cùng sâm Triều Tiên và sâm Mỹ là ba loại tốt nhất thế giới thì cái giá của nó cứ mỗi ngày một "choáng". Bây giờ, ngay tại Tu Mơ Rông, mỗi ki-lô-gam sâm chừng 8 tuổi, khoảng 20 củ được rao giá 70 triệu đồng. Củ nhỏ thì có thể rẻ hơn. Nếu củ chừng 1 lạng trở lên, là sâm rừng, giá của nó trở nên vô chừng. Chúng được hét giá cả trăm triệu đồng, nhưng chẳng dễ có hàng. Điều đáng nói là với cái giá chót vót như thế, nếu không rành, vớ phải sâm non hay sâm giả là cái chắc... nhiều người vì hám rẻ, bỏ ra vài chục triệu để mua đúng sâm Ngọc Linh dởm.
Chẳng thể so sánh với sâm Ngọc Linh, nhưng hồng đẳng sâm (sâm dây) cũng là thứ dược liệu quý. Một anh bạn giáo viên kể, hồi mới lên dạy học, xin đồng bào cả bao tải, họ cũng cho. Thế mà bây giờ, giá tại gốc đã 500 ngàn đồng một ki-lô-gam khô... Người khôn của khó, cũng như sâm Ngọc Linh, bây giờ sâm dây, người ta phải lập vườn để trồng, cây giống cũng phải đi mua...
Sâm Ngọc Linh có một quy trình sinh trưởng rất độc đáo. Vào đầu xuân từ rễ củ dưới đất, sâm Ngọc Linh đâm lên một thân rồi tỏa lá. Vài tháng sau, từ đỉnh cuống nhô lên một chùm hoa vàng nhạt, tỏa hương thơm. Mỗi năm sâm chỉ ra được một đốt và mỗi đốt chỉ một thân lá... Đến tháng 8 khi hạt chín thì lá cũng lụi dần và sâm chuyển sang thời kỳ "ngủ đông". Sâm Ngọc Linh có thể nhân giống bằng củ và hạt. Ở đây người ta chủ yếu dùng hạt, bởi mỗi năm sâm chỉ lớn được một đốt, trong khi mỗi chùm hoa có thể thu được 17 - 18 hạt...
Đất rừng Tu Mơ Rông mênh mông là thế, nhưng không phải nơi nào cũng trồng được sâm. Ngoài đảm bảo độ cao, đất phải có tầng mùn dày, chỉ tiếp nhận ánh nắng từ 30-40%. Để đảm bảo tính chất tự nhiên, tất cả công việc đều bằng thủ công - đặc biệt là không được bón bất kỳ một loại phân gì, kể cả phân hữu cơ. Có lẽ bởi "sống lâu như sâm" mà thời gian ở đây có cảm giác trôi đi rất chậm. Hạt sâm gieo xuống đất, phải đợi đến 5 tháng mới nhú mầm. Một năm chỉ có 6 tháng được thấy sâm hiển hiện trên mặt đất. Nhưng dù bất kể mùa nào thì anh em trên chốt bảo vệ sâm đều phải trực 24/24 giờ. Cuộc sống của họ như ngưng đọng trong một quang cảnh, một hợp âm quen thuộc của đại ngàn...
Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, anh A Hơn cho biết, theo quy hoạch đến năm 2020, huyện sẽ trồng 500ha sâm Ngọc Linh và hồng đẳng sâm là 250ha. Khi đó, Tu Mơ Rông sẽ trở thành vùng chuyên canh dược liệu. Người dân hoàn toàn có thể sống bằng nghề trồng sâm. Thế nhưng, theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện cả huyện mới trồng được khoảng hơn 23ha sâm Ngọc Linh. Trong số này, người dân tự trồng chỉ có 3,4ha, còn lại là của Công ty Sâm Ngọc Linh. Còn hồng đẳng sâm, có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, diện tích cũng chỉ mới đạt khoảng 50ha... nguyên nhân được cho là thiếu giống.
Cây hồng đẳng sâm được trồng xen trên rẫy. Ảnh Quốc Dinh
Với sâm Ngọc Linh, trước đây người ta đã từng hy vọng đẩy nhanh việc nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Thế nhưng, khi mang đi trồng thì tỉ lệ sống quá ít. Hơn nữa, không ít người lo ngại trồng giống cấy mô, liệu sâm Ngọc Linh có giữ được trọn vẹn chất lượng nguyên thủy? Vậy là, phương pháp nhân giống "cổ điển" vẫn chưa có gì thay thế... Một "đại gia" trước định trồng sâm Ngọc Linh đã tính toán rằng, 1ha sâm Ngọc Linh có thể lãi 4-5 tỷ đồng. Tuy nhiên, đầu tư cho 1ha từ khi trồng đến thu hoạch (7 năm) phải cần trên 1 tỷ đồng. Thế còn hồng đẳng sâm? "Nữ hoàng sâm dây" Y Bắp, ở xã Tê Xăng (Tu Mơ Rông, Kon Tum) - người đã trồng và làm giàu bằng loại thảo dược này cho biết, trồng sâm dây rất dễ. Sâm dây hoàn toàn không có sâu bệnh và chỉ cần 3, 4 năm là thu hoạch. Giá giống chỉ 75 ngàn đồng một ki-lô-gam củ, hạt khoảng 8 triệu đồng. Mà đầu ra thì người ta đến tận nhà đặt, mùa khô này không có sâm dây để bán...Hiện nay, sâm dây được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện Tu Mơ Rông. Thế nhưng, thứ cây "mũi nhọn" ở vùng đất này bây giờ vẫn là sắn... Mà sắn ở Tu Mơ Rông cũng phải 2, 3 năm mới cho thu hoạch. Giá nửa tấn sắn ở xã Măng Ri chỉ bằng một ki-lô-gam sâm dây khô... Điều tưởng như phi lý ấy buồn thay lại là điều có lý với đồng bào. Tư duy sản xuất, quản trị kinh tế gia đình hằng bao đời nay của bà con thường chỉ gói trong mùa rẫy, bởi vậy mà thuyết phục nhất không gì bằng thứ "trước mắt - chắc ăn". Có lẽ, cái rào cản tư duy này chính là nguyên nhân Tu Mơ Rông "ngồi trên sâm mà phải chịu đói nghèo"...
Buổi tối, Tu Mơ Rông lạnh ngắt, thăm thẳm, xa ngái, thị tứ vùng cao buồn, chán ngắt. Trong lòng tôi cứ vọng lên câu hỏi: Bao giờ thì sâm Ngọc Linh sẽ trở thành một thương hiệu trên thị trường chứ không phải đi hỏi mua theo kiểu "thuốc giấu" như hiện nay? Bao giờ thì Tu Mơ Rông trở thành vùng dược liệu đích thực để người dân hết đói nghèo? Câu trả lời tưởng dễ dàng, nhưng nó cứ như một nốt lặng, cứ chìm lâu. Đó cũng là câu trả lời khó cho vị Chủ tịch UBND huyện A Hơn, bởi cái gì cũng cần vốn, trong khi huyện lại nghèo, ngân sách còm không kham nổi.