Xóa đói, giảm nghèo nhờ cây dược liệu Ngọc Linh Kon Tum
- Thứ hai - 28/11/2016 02:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nằm ở độ cao hơn 1.200 m so với mực nước biển, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) là địa bàn của nhiều cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sâm đương quy, hồng đẳng sâm (sâm dây), ngũ vị tử… Ngoại trừ sâm Ngọc Linh là loại cây quý hiếm, vốn đầu tư cao, những năm gần đây, người dân của huyện nghèo 30a Tu Mơ Rông đã vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ trồng sâm đương quy, sâm dây và ngũ vị tử. Hộ bà Y Hlạng ở thôn Bu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông là một điển hình.
Gia đình bà Y Hlạng từng là một hộ nghèo khó, đời sống rất khó khăn, thu nhập phụ thuộc vào ít diện tích lúa rẫy và một phần đất rẫy cằn cỗi để trồng bắp, mì. Nhưng từ khi đưa cây sâm dây vào trồng trên diện tích hơn một héc-ta đất rẫy, cùng xen canh thêm các loại cây ngắn ngày như mì, bắp, bo-bo theo mùa đã cho gia đình bà một cuộc sống khá giả hơn trước. Bà Y Hlạng tâm sự: “Cây sâm dây rất dễ trồng và phù hợp với chất đất, khí hậu ở đây. Từ khi gieo giống đến lúc thu hoạch, chỉ cần làm cỏ, bón phân một hai lần cho nên tiết kiệm được thời gian làm các việc khác…”.
Cùng với cây sâm dây, tại xã Ngọc Lây, chính quyền xã đã chính thức đưa giống sâm đương quy vào trồng thử nghiệm. Gia đình anh A Mới ở làng Mô Gia cho biết: “Gia đình anh được xã cấp cây giống sâm đương quy trồng trong khoảng hơn 100 m2 vuông đất xen trong lô cà-phê của nhà. Trong vụ thu hoạch vừa rồi, số tiền từ bán sâm đương quy cho thu nhập gần 20 triệu đồng. Sâm đương quy dễ trồng, có thể trồng xen dưới cây bóng mát, dưới rẫy cà-phê. Cây rất ít sâu bệnh, trồng xen trong rẫy cà-phê lại không phải tốn công làm cỏ cho cà-phê…”.
Để đưa cây sâm dây và sâm đương quy trở thành cây trồng chủ lực, giúp đồng bào dân tộc Xê Đăng vươn lên thoát nghèo, Trạm khuyến nông huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng dự án phát triển cây sâm dây và sâm đương quy trên địa bàn huyện. Ban đầu trạm đã hỗ trợ kỹ thuật, giống và phân bón cho các hộ gia đình trồng thử nghiệm trên diện tích 10ha, gồm năm ha sâm dây và năm ha sâm đương quy.
Cùng với cây sâm dây, tại xã Ngọc Lây, chính quyền xã đã chính thức đưa giống sâm đương quy vào trồng thử nghiệm. Gia đình anh A Mới ở làng Mô Gia cho biết: “Gia đình anh được xã cấp cây giống sâm đương quy trồng trong khoảng hơn 100 m2 vuông đất xen trong lô cà-phê của nhà. Trong vụ thu hoạch vừa rồi, số tiền từ bán sâm đương quy cho thu nhập gần 20 triệu đồng. Sâm đương quy dễ trồng, có thể trồng xen dưới cây bóng mát, dưới rẫy cà-phê. Cây rất ít sâu bệnh, trồng xen trong rẫy cà-phê lại không phải tốn công làm cỏ cho cà-phê…”.
Để đưa cây sâm dây và sâm đương quy trở thành cây trồng chủ lực, giúp đồng bào dân tộc Xê Đăng vươn lên thoát nghèo, Trạm khuyến nông huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng dự án phát triển cây sâm dây và sâm đương quy trên địa bàn huyện. Ban đầu trạm đã hỗ trợ kỹ thuật, giống và phân bón cho các hộ gia đình trồng thử nghiệm trên diện tích 10ha, gồm năm ha sâm dây và năm ha sâm đương quy.