Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Những món ăn bồi bổ từ Sâm Dây Kon Tum

Sâm Dây Kon Tum ( Hồng đẳng sâm) là rễ phơi hay sấy khô của cây đảng sâm (Codolopsis sp), họ hoa chuông (Campanulaceae). Đảng sâm ở Việt Nam [Codolopsis javanica (Blume) Hook f.] có thành phần hóa học và công dụng như các đảng sâm khác. Theo Đông y, đảng sâm vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng, sa tử cung, sa trực tràng, sa dạ dày ruột.
Sâm dây Kon Tum có tác dụng bổ trung, ích khí
Trong các thực phẩm bổ đều có thể dùng đảng sâm thay nhân sâm và tăng liều dùng gấp 2 - 3 lần. Liều dùng: 12 - 30g bằng cách sắc, chưng, nấu.
Bổ khí tư âm:
Bài 1: đảng sâm 15g, hoàng tinh 12g, nhục quế 10g, cam thảo 6g, đại táo 10 quả. Đại táo xé nhỏ, các vị sắc nước uống trong ngày. Đợt điều trị 15 ngày. 
Bài 2: Sinh mạch tán: đảng sâm 12g, mạch môn 12g, ngũ vị 8g. Sắc uống.
sâm dây kon tum
Đảng sâm
Bổ huyết, chỉ huyết:
Bài 1: đảng sâm 16g, kê huyết đằng 40g, đương quy 20g, bạch thược 12g, thục địa 24g. Sắc uống. Bổ huyết.
Bài 2: đảng sâm 15g, đại táo 20 trái. Đảng sâm thái mỏng, đại táo xé; hãm trong nước sôi khoảng 30 - 45 phút, cho uống và ăn cả sâm táo. Dùng cho các trường hợp huyết hư thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Bài 3: đảng sâm 40 - 60g. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Trị xuất huyết tử cung.
Bổ phổi dịu hen:
Thang táo cứu phế: đảng sâm 12g, tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 4g, hồ ma nhân 6g, mạch môn 12g, hạnh nhân 6g, tỳ bà (chích) 8g, a giao 8g. A giao để riêng; thạch cao sắc trước, sau đó cho các dược liệu vào. Sắc lấy nước, hòa a giao vào cho uống. Tác dụng nhuận phế hóa đờm.
Kiện tỳ cầm tiêu chảy: đảng sâm 20g, bạch truật sao 12g, đương quy 12g, ba kích 12g. Sắc uống. Dùng trị chứng tỳ vị hư nhược, người mệt, ăn ít, dẫn đến đi tiêu lỏng, hoặc tiêu lỏng kéo dài.
Món ăn có đảng sâm
Sâm qui sơn dược trư tâm thang: đảng sâm 30g, đương qui 10g, sơn dược 20g, tim lợn 200g. Tim lợn bóc màng rửa sạch, thái lát. Các dược liệu sắc lấy nước, bỏ bã; nấu tim lợn trong nước sắc đến nhừ, thêm gia vị vừa ăn. Chia ăn 1 - 2 lần trong ngày. Chữa tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng.
Tim lợn hầm đảng sâm
Thượng đảng sâm cao: đảng sâm 500g, sa sâm 250g, long nhãn 125g. Sắc 3 lần lấy nước, bỏ bã, cô lại thành cao lỏng (1/1), đựng trong chai lọ thủy tinh. Mỗi lần uống 20ml uống với nước sôi khi đói. Dùng cho các trường hợp suy nhược, suy kiệt, nói thở nhỏ yếu, cơ lực suy giảm, ho khan ít đờm.
Sâm kỳ khiếm thực trư thận thang: quả cật lợn 1 cái, đảng sâm 20g, hoàng kỳ 30g, khiếm thực 30g. Cật lợn bóc màng, rạch mở, rửa sạch, cho dược liệu vào túi vải. Tất cả đều được bung nhừ, thêm gia vị. Ăn trong ngày làm một hoặc hai lần. Dùng cho bệnh nhân viêm thận có protein niệu.
Cháo sâm kỳ đại táo
Cháo sâm kỳ đại táo: sinh hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, cam thảo 12g, gạo tẻ 100g, đại táo 10 quả. Sắc các dược liệu lấy nước; gạo tẻ và đại táo nấu với nước sắc thành cháo. Chia 2 lần (sáng, chiều) ăn trong ngày. Dùng cho các trường hợp khí hư phát nhiệt.
Hải sâm xào đảng sâm kỷ tử: hải sâm 200g, đảng sâm 16g, kỷ tử 12g, hành 15g, gừng tươi 10g, tỏi 5g và gia vị vừa đủ. Đảng sâm, kỷ tử sắc lấy nước bỏ bã. Hải sâm nhúng với nước sôi, cắt khúc, rửa sạch, xào tái với gừng, hành, ớt, tiêu, sau đó cho nước sắc và gia vị khác, om đến khi nước xào đậm đặc, cho bột ngọt trộn đều. Dùng cho các trường hợp mất sức, suy nhược, đầu váng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần, nam giới di tinh liệt dương, hư nhược.
Cháo đảng sâm ý dĩ phục linh
Cháo đảng sâm ý dĩ phục linh: đảng sâm 20g, ý dĩ 16g, phục linh 12g, gạo nếp 100g. Đảng sâm, phục linh sắc lấy nước bỏ bã, nấu ý dĩ, gạo nếp thành cháo. Ăn với muối hoặc đường... Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí huyết hư, cơ thể gầy yếu, mất sức, ăn kém, khát nước hoặc tiêu chảy lâu ngày, sa hậu môn trực tràng...
Kiêng kỵ: Nếu có thực hỏa, nhiệt thịnh không dùng. Không dùng củ cải và uống trà đặc. 

Tác giả bài viết: TS. Nguyễn Đức Quang - Theo Sức Khoẻ & Đời sống

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây