Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Đề án phát triển và bảo tồn cây Sâm Việt Nam, Mở ra hướng đi về một thương hiệu Sâm bền vững

Năm 1997, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo phát triển cây sâm Ngọc Linh đề ra định h­ướng và chỉ đạo xây dựng đề án phát triển loài dược liệu quý hiếm này. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa ph­ương đã ban hành các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo trồng, bảo vệ và phát triển cây sâm thành sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống của người dân tại vùng phân bố Sâm tự nhiên.
Đề án phát triển và bảo tồn cây Sâm Việt Nam, Mở ra hướng đi về một thương hiệu Sâm bền vững
Trước đây, do những bất cập trong chính sách và công tác quản lý, cây sâm Ngọc Linh trong tự nhiên hầu như bị khai thác cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng,  hiện thuộc 250 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam. Cây Sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển rất chậm (thường sau 5 - 7 năm trồng mới có thể khai thác sản phẩm). Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển loài thực vật quý hiếm này đã đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm đối với các nhà khoa học và các nhà quản lý. Đây là nhiệm vụ vừa quan trọng, vừa cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt về mặt kinh tế, xã hội và đa dạng sinh học.

Nhận thức đúng đắn về giá trị kinh tế, xã hội, khoa học và môi trường của cây sâm Ngọc Linh, cách đây gần 30 năm tỉnh Kon Tum đã xác định đây là cây hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh Ủy, HĐND-UBND tỉnh, trong những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp các ngành liên quan, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Năm 1997, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo phát triển cây sâm Ngọc Linh đề ra định h­ướng và chỉ đạo xây dựng đề án phát triển loài dược liệu quý hiếm này. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa ph­ương đã ban hành các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo trồng, bảo vệ và phát triển cây sâm thành sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống của người dân tại vùng phân bố Sâm tự nhiên. Thông qua các ch­ương trình, dự án đã giao đất khoán rừng, tuyên truyền về giá trị của cây Sâm, từ đó nâng cao nhận thức cho đồng bào tại vùng Sâm, hạn chế việc khai thác Sâm bừa bãi và làm cho ngư­ời dân có ý thức việc bảo vệ và phát triển. Đến nay, trong nhân dân đã có những chuyển biến về mặt nhận thức và nhiều hộ gia đình đã bắt đầu đư­a cây Sâm vào trồng với qui mô gia đình.

Năm 2001, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum đã phối hợp với Viện D­ược liệu (Bộ Y tế), Trung tâm Nghiên cứu trồng và Chế biến cây thuốc (Hà Nội), Lâm tr­ường Ngọc Linh ( nay là Công ty TNHH MTV Đăk Tô) triển khai thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, kỹ thuật trồng và quy hoạch phát triển cây sâm Ngọc Linh tại Kon Tum”. Dự án đã tập trung xây dựng vườn sâm giống (ở độ cao 1.900 - 2.000 m) trên diện tích gần 1,12ha với hơn 60.000 cây sâm giống để phát triển vùng sâm trồng của tỉnh. Đồng thời, đã chuyển giao trên 13.550 cây sâm giống cho 24 hộ gia đình tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông) trồng thử nghiệm để triển khai nhân rộng. Thông qua dự án cũng đã xây dựng được quy trình nhân giống bằng hạt và quy trình kỹ thuật trồng sâm bán tự nhiên, phát triển mô hình đến các hộ nông dân vùng sâu, vùng xa, từng b­ước nghiên cứu trồng sâm ở mô hình trang trại để phát triển nhanh diện tích trồng sâm Ngọc Linh và đề xuất quy hoạch phát triển. Đã tiến hành quy hoạch sơ bộ tại các xã  Măng Ri,Ngọc Lây, Ngọc Yêu, Đăk Na, Mường Hoong, Ngọc Linh với diện tích 66.830 ha, ở nhiệt độ trung bình năm 180C ; ẩm độ từ 82 - 87% và độ cao trung bình từ 2.100 - 2.800m, tại các tọa độ địa lý : 16o38’ - 16o85’ độ vĩ Bắc và 107o99’ - 108o40’ độ kinh Đông. Kết quả của dự án bư­ớc đầu đã khôi phục vư­ờn sâm giống có khả năng cung cấp giống mở rộng qui mô trong thời gian tới. Mô hình trồng sâm trên vùng sinh trư­ởng tự nhiên và bán tự nhiên cho thấy cây sâm sinh trưởng và phát triển tốt, đầu tư­ ít, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sâm giống được giao cho từng hộ gia đình trồng, chăm sóc và quản lý đã phát huy đ­ược ý thức trách nhiệm của từng hộ. Đây là mô hình nếu được đầu t­ư thỏa đáng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình sống ở vùng núi Ngọc Linh.

Năm 2004, Chính phủ đã cho chủ trương đầu tư kinh phí thực hiện Dự án Bảo tồn và phát triển cây sâmNgọc Linh đến năm 2014, tổng vốn đầu tư trên 9,8 tỷ đồng, đến nay đã có đường ô tô vào đến khu vực trồng sâm và mở rộng diện tích vườn sâm giống lên hơn 4,38 ha. Bên cạnh đó, UBND huyện Tu Mơ Rông bằng các nguồn vốn khác nhau của các chương trình đã đầu tư hỗ trợ cây sâm giống cho nông dân trồng ở quy mô hộ gia đình đã mở rộng diện tích trồng sâm thêm 3 ha (năm 2007).

Năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đề tài: Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh, với tổng kinh phí đầu tư 1,7 tỷ đồng. Viện Sinh học Tây nguyên đã phối hợp với Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum đã nghiên cứu nhân giống in vitro cây SâmNgọc Linh và trồng thử nghiệm cây Sâm nuôi cấy mô ra tại xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) và Bidunop Núi Bà (Lâm Đồng). Kết quả đề tài bước đầu cho thấy cây sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô đã sinh trưởng và phát triển  tốt trên những vùng có hệ sinh thái đặc trưng tương đồng với các điều kiện sinh thái của cây sâmNgọc Linh sống ngoài tự nhiên không những ở quanh đỉnh Ngọc Linh mà được di thực trồng tại Bidunop Núi Bà ( Lâm Đồng) cũng cho kết quả khả quan. Trong thời gian không xa nữa đề tài hoàn tất tháng 7/2011, chúng ta có thể chủ động được nguồn giống sâm Ngọc Linh với qui mô lớn và chọn được cây giống tiêu chuẩn. Đồng thời công nghệ sản xuất sinh khối rễ sâm bằng hệ thống Bioractor được triển khai nhân rộng mô hình thành sản phẩm hàng hóa.

Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, trong những năm 2006-2008, UBND tỉnh đã có định hướng và chỉ đạo Sở Khoa học Công nghệ liên hệ với Cục Sở Hữu trí tuệ để được hướng dẫn các thủ tục thực hiện dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý " Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của hai tỉnh Kon Tum và Quãng Nam. Đến nay việc đăng ký chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh cơ bản đã hoàn thành. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý được đăng ký giới hạn trong vùng trồng sâm truyền thống, các vùng địa lý còn lại sẽ được tiếp tục nghiên cứu sau khi chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Đăng ký và phát huy tác dụng. Việc lựa chọn như vậy sẽ nhanh hơn chính xác hơn và đỡ tốn kém.

Nhìn lại chặng đường hơn 35 năm qua, có thể nói rằng  một chặng đường gian nan vất vả với việc bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh, có những giai đoạn tưởng chừng như thất bại, đến nay với những chủ trương, chính sách đúng hướng của tỉnh và những kết quả dày công nghiên cứu của các nhà khoa học đã hội tụ những điều kiện cơ bản nhất: cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để cây Sâm NgọcLinh được bảo tồn, phát triển và thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời cũng hội đủ các cơ sở để câysâm Ngọc Linh mở rộng qui mô di thực đến các vùng lân cận trở thành sản phẩm quốc gia, lúc bấy giờSâm Ngọc Linh không chỉ là loài sâm quí của Việt Nam, mà còn của cả thế giới
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây