Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Ngậm sâm có tốt ?

Đã có người làm cuộc điều tra như thế này, hỏi những người không phải là chuyên ngành Đông y dược, trong các loại thuốc Đông Y loại nào nổi tiếng nhất? Loại nào có tác dụng nhiều nhất, sử dụng nhiều nhất? Trên 90% người chọn nhân sâm.
Ngậm sâm có tốt ?

sâm

Đã có người làm cuộc điều tra như thế này, hỏi những người không phải là chuyên ngành Đông y dược, trong các loại thuốc Đông Y loại nào nổi tiếng nhất? Loại nào có tác dụng nhiều nhất, sử dụng nhiều nhất? Trên 90% người chọn nhân sâm.
Nhân sâm trong Đông Y đích thực là một dược phẩm trị liệu rất quan trọng, đồng thời trong “Thần nông bản thảo kinh” ghi chép nhân sâm là một loại thuốc có tác dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, thuộc thuốc Đông y đồng nguồn với thực phẩm dược.
Loại thuốc nhân sâm này không chỉ có lịch sử ứng dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe hàng ngàn năm nay ở Trung Quốc, mà còn là loại thuốc dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe thường được dùng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Nếu sử dụng thích hợp thì loại thuốc nhân sâm này có tác dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe rất tốt, nhưng nếu sử dụng không tốt có thể gây ra guy hại rất lớn, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy muốn sử dụng tốt nhân sâm nhất định phải hiểu đặc tính của nó.
 Tác dụng bảo vệ sức khỏe
1. Thuốc cứu mạng: Trong những niên đại trước đây khi cấp cứu chưa phát triển, trong Đông y trị choáng, sốc, huyết áp không có, tim ngừng đập thì dựa chủ yếu vào nhân sâm, nhân sâm có tác dụng hồi dương cứu mạng. Thậm chí cho đến ngày nay, trong các biện pháp cấp cứu, khi khoa cấp cứu rất phát triển, một số choáng, sốc khó chữa trị vẫn dùng số lượng lớn canh nhân sâm vẫn phần nào giúp giải quyết vấn đề.
2. Bổ ngũ tạng: Nhân sâm là dược phẩm, lục phẩm ngũ tạng đều có thể bổ, trấn an tinh thần, định thần, có lợi cho sự ổn định của tâm trí. Ngoài ra, rất nhiều người nói nhân sâm đại bổ nguyên khí, ví dụ nói tâm trạng có tâm khí, phổi có phổi khí, đều là có khí, là khí của tạng phủ, còn có mấy loại khí trong cơ thể có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, đó là nguyên khí, nguyên khí tương đương với nguồn tập trung năng lượng cứu mạng cho cơ thể, là nguồn khí rất quan trọng. Nếu nguyên khí không đủ, toàn bộ cơ thể của bạn sẽ ở trong trạng thái suy yếu. Tác dụng của nhân sâm chính là đại bổ nguyên khí và trực tiếp bổ nguyên khí chỉ có một loại thuốc nhân sâm này.

nhân sâm 1

3. Chống lại mệt mỏi: Mệt mỏi mãn tính là gì? Ví dụ nói khí hư, đông y gọi là “ thần sắc mệt mỏi, mất sức, khí ngắn lười nói”. Chúng ta nói nhân sâm là bổ khí, nếu bạn là như như vậy, bạn dùng nhân sâm mới có hiệu quả, mới đúng thuốc chữa trị đúng bệnh. Đối với người khí hư mỗi ngày đều mệt mỏi, vậy nhân sâm chính là thuốc bảo vệ độc nhất vô nhị, không có loại thuốc nào vượt qua được nó.
4. Chữa trị đau đầu do căng thẳng: Một dạng người bệnh thường gặp nhất trên lâm sàng gọi là đau đầu do cẳng thẳng, rất khác biệt với đau đầu thông thường, đau đầu mãn tính giống như là cả cái đầu bị đồ vật gì nặng chèn chết, không tỉnh táo được, kể cả loại đau đầu phát ra ngoài nhẹ, nhưng dạng đau này liên tục, gây ảnh hưởng lớn cho cơ thể, triệu chứng này cũng là một trong những loại triệu chứng dùng nhân sâm thích ứng nhất.
 Sử dụng như thế nào?
Thực ra trong tác dụng dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe của nhân sâm có rất nhiều cách dùng, ví dụ như pha trà, tức là cắt miếng mỏng nhân sâm cho vào trong cốc, dùng nước nóng pha và uống như pha trà. Ngoài ra còn có ngâm rượu, hầm, luộc ví dụ như hầm canh và thịt; cũng có thể nghiền ra thành bột làm thành viên thuốc, các loại cách làm đều được.
Tuy nhiên nói từ góc độ Đông y truyền thống, phương pháp sử dụng hiệu quả nhất là ngậm tan, tức là cắt miếng nhân sâm cho vào miệng ngậm, bạn cũng có thể nhai, sau đó chia làm 3 lần nuốt vào bụng. Đây là cách dùng điển hình nhất trong Đông y, cũng là một cách dùng kinh điển, có hiệu quả nhất và không dễ gây nóng nhiệt nhất.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Sưu Tầm

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây