Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Sâm mồng tơi bổ dưỡng

Trong cây sâm mồng tơi có Pectin - chất quan trọng và bổ dưỡng cho người lao động ở môi trường nhiệt độ cao, nóng ẩm
Cây rau sâm, lá như rau mồng tơi vậy, ăn sống hay nấu canh đều mát
Sâm mồng tơi thuộc họ rau sam Portulacaceae (có nơi gọi là thổ cao ly sâm, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm). Ở nước ta, sâm mồng tơi mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng trung du miền núi và được trồng làm cảnh, một số nơi làm rau ăn. Ở một số tỉnh của Trung Quốc, cây này cũng được trồng làm cảnh, lấy rau ăn và củ được dùng làm thuốc bổ thay sâm khi cần thiết.
Nhiều tác dụng phòng và trị bệnh
Ở nước ta, cây sâm mồng tơi hầu như chỉ mới được dùng để nấu canh. Thực ra, nếu biết phối hợp chúng với một số thực phẩm khác, chúng ta sẽ có những món ăn không chỉ bổ dưỡng mà còn có tác dụng phòng và trị bệnh. Rễ cây phơi hay sấy khô sắc uống làm thuốc bổ, trị ho.
sâm mồng tơi
Ở Hà Nội có nhiều gia đình trồng cây sâm mồng tơi làm cảnh. Ảnh: YẾN ANH
Khi phân tích trong cây sâm mồng tơi, người ta đã thấy chúng có chứa chất nhầy pectin. Ngoài tác dụng nhuận tràng, chất nhầy này còn giúp cơ thể cải thiện quá trình chuyển hóa, tăng hấp thu bảo đảm dinh dưỡng cho cơ thể chống béo phì, thích dụng cho người có mỡ và đường máu cao, thanh nhiệt giải thử, trừ thấp nhiệt, là thực phẩm quan trọng và bổ dưỡng cho người lao động ở môi trường nhiệt độ cao, nóng ẩm; giúp cơ thể bù và duy trì tân dịch, ổn định sức khỏe, chống lại bệnh tật.
Bài thuốc đơn giản

Bài thuốc nâng cao chính khí
Những người khí huyết hư, gầy yếu, mệt mỏi hoặc mới ốm dậy, sau phẫu thuật… nên dùng bài thuốc: 300 g xương sườn heo luộc qua rồi vớt bỏ bọt, 200 g hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước, 200 g củ sâm mồng tơi rửa sạch xắt lát. Cho hoàng kỳ và sườn heo vào xoong, chế thêm nước, đun nhỏ lửa và om kỹ, khi đạt độ nhừ cho sâm vào đun tiếp 5 - 10 phút, nêm gia vị vừa đủ ăn với cơm. Mỗi tuần có thể ăn 2 - 3 bữa, rất có tác dụng bổ khí huyết, nâng cao chính khí.

Có rất nhiều món ăn là thuốc chế biến đơn giản từ rau sâm mồng tơi. Chẳng hạn, món canh nấu bằng rau này chung với rau đay và cua rất có tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, mát can thận, bù và chống mất nước nên thích dụng cho những người nóng trong ruột, tăng huyết áp, máu nhiễm mỡ, nhất là người hoạt động thể thao hoặc lao động trong môi trường nhiệt độ cao.
Sâm mồng tơi luộc ăn hằng ngày hoặc kết hợp với vừng đen có tác dụng dưỡng âm, mát can thận, nhuận phế, thông tiện. Thích dụng cho những người âm hư, nội nhiệt, đại tiểu tiện bí kết.
Những người cơ thể suy nhược, táo bón lâu ngày, sa trực tràng, sa dạ con, trĩ… nên dùng sâm mồng tơi kết hợp với lá vông non và vừng đen đã rang cho nổ (mỗi thứ 30 g), rễ đinh lăng 20 g cùng lá thiên lý non, nấu canh hay sắc nước uống hằng ngày.
Sâm mồng tơi nấu canh với hến, mỗi tuần ăn 2 - 3 lần, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, bổ can, ích thận thủy, thích dụng với những người tăng huyết áp, tim mạch, các bệnh phổi mãn tính, tâm phế mạn, cải thiện hội chứng mãn kinh…

Tác giả bài viết: Lương y CHU VĂN TIẾN (Hà Nội)

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây