Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cây sâm Ngọc Linh
- Thứ năm - 31/07/2014 21:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hơn 30 năm về trước, với cương vị là Phó Thủ tướng phụ trách về khoa học – kỹ thuật, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho nền khoa học nước nhà và một trong số đó là phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia.
Hơn 30 năm về trước, với cương vị là Phó Thủ tướng phụ trách về khoa học – kỹ thuật, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho nền khoa học nước nhà và một trong số đó là phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia.
Nhiều bài báo, sách sử nói về những chiến công vĩ đại của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một anh hùng dân tộc, người đã ra đi ở cái tuổi xưa nay hiếm (103 tuổi). Không chỉ có những đóng góp trên mặt chính tri-quân sự, vị tướng tài hoa này còn có những đóng góp lớn lao cho nền khoa học kỹ thuật và vì một thương hiệu Việt trên thế giới.
Nhiều bài báo, sách sử nói về những chiến công vĩ đại của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, một anh hùng dân tộc, người đã ra đi ở cái tuổi xưa nay hiếm (103 tuổi). Không chỉ có những đóng góp trên mặt chính tri-quân sự, vị tướng tài hoa này còn có những đóng góp lớn lao cho nền khoa học kỹ thuật và vì một thương hiệu Việt trên thế giới.
Câu chuyện chúng tôi muốn nói đây là việc chính Đại Tướng là người chỉ đạo cho công trình nghiên cứu và phát triển cây sâm Ngọc Linh, loài sâm chỉ có mặt ở Việt Nam, một trong những loài sâm quý hiếm của thế giới.
Người nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của Đại Tướng là tiến sĩ Nguyễn Thới Nhâm - Giám đốc đầu tiên của Trung tâm sâm Việt Nam. Năm 1976, sau 3 năm, từ khi sâm Ngọc Linhđược phát hiện (1973), sau khi nghe những báo cáo của tiến sĩ Nhâm, cùng đánh giá của bác sĩ Vũ Văn Cẩn - Bộ trưởng Bộ Y tế và dược sĩ Vũ Công Thuyết (Thứ trưởng), đề tài nghiên cứu sâm Ngọc Linh được Đại Tướng chỉ đạo nâng lên thành đề tài nghiên cứu mang tầm quốc gia.
Từ đó, Sâm Ngọc Linh có được một vị thế mới trong giới y học, các quyết định thành lập khu bảo vệ đặc biệt với cây sâm được đưa ra (1980), Trung tâm sâm Ngọc Linh được thành lập (1985), hợp tác nghiên cứu với nước ngoài như Liên Xô, Nhật Bản….
Quá trình nghiên cứu cây sâm trong thời gian đầu rất được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đại Tướng, chính Người đã chỉ đạo cho trung tâm nghiên cứu được phép sản xuất các loại sản phẩm như: cao, sâm cốt… để lấy kinh phí nghiên cứu.
Sự quan tâm trực tiếp của Đại Tướng trong thời gian đầu nghiên cứu sâm đã tạo nền tảng cho sự phát triển của sâm Ngọc Linh ngày nay, xứng đáng là một loài sâm thương hiệu Việt.
Giờ Người đã ra đi, nhưng công lao to lớn của người luôn được thế hệ giữ gìn phát triển sâm Ngọc Linh thành thương hiệu sâm Việt Nam.