Chữa bệnh đái tháo đường trong Đông Y
- Thứ tư - 08/02/2017 18:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa làm phần âm của các tạng phủ (phế, vị, thận...) bị hao tổn.
Bệnh đái tháo đường là do sự thiếu hụt insulin trong máu, làm nồng độ glucose trong máu tăng nhưng lại thiếu hụt trong tế bào, làm cho hoạt động của tế bào bị rối loạn. Người bệnh có biểu hiện uống nhiều, ăn nhiều, đái nhiều, nước tiểu có đường, sút cân... Đông y xếp đái tháo đường vào chứng “tiêu khát”. Trên số báo chủ nhật 22, ra ngày 9/2/2014, chúng tôi đã giới thiệu một số món cháo dành cho người bệnh đái tháo đường, số này xin giới thiệu một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo.
Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa làm phần âm của các tạng phủ (phế, vị, thận...) bị hao tổn. Hỏa làm phế âm hư gây nên khát, gây vị âm hư làm đói nhiều mà người gầy, làm thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, không chủ được thủy, làm thủy dịch bị bài tiết ra ngoài nhiều, gây đái nhiều và nước tiểu có đường. Bệnh được xác định ở tam tiêu. Cách điều trị là phối hợp giữa chế độ ăn, luyện tập thể dục và thuốc. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh theo y học cổ truyền.
Người bệnh khát nhiều, rất thích uống nước, họng ráo, miệng khô, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều; rêu lưỡi vàng mỏng; mạch hồng sác. Thuốc dùng chữa thượng tiêu cần nhuận phế và mát vị để cho cái hỏa của thận không làm hại đến phế kim. Dùng một trong các bài:
Thiên hoa phấn thang: thiên hoa phấn 36g, sinh địa 24g, mạch môn bỏ lõi 24g, đạo mễ 16g, cam thảo 8g, ngũ vị tử 8g. Sắc các vị thuốc lấy 600ml, bỏ bã, cho đạo mễ vào nấu chín, lọc bỏ bã. Chia làm 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Nhị đông thang: thiên môn (bỏ lõi) 16g, mạch đông (bỏ lõi) 24g, tri mẫu 8g, nhân sâm 4g, thiên hoa phấn 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g, lá sen 8g. Sắc uống trong ngày.
Chứng đái tháo đường do trung tiêu
Người bệnh ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, người gầy sút nhanh; rêu lưỡi vàng khô; mạch hoạt có lực. Thuốc chữa cần làm mát vị kiêm tư bổ thận để tướng hỏa không công kích vị. Dùng một trong các bài:
Tăng dịch thang: huyền sâm 32g, sinh địa 32g, mạch môn (bỏ lõi) 32g, thiên hoa phấn 32g, hoàng liên 10g. Các vị sắc bỏ bã, lấy 300 ml; chia 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Điều vị thừa khí thang: đại hoàng (bỏ vỏ tẩm rượu sao) 16g, chích thảo 8g, mang tiêu 12g. Sắc kỹ đại hoàng với cam thảo lấy 300ml, bỏ bã, cho mang tiêu vào, đun sôi nhẹ, uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 3 lần.
Sinh địa bát vật thang: sinh địa 15g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 6g, hoàng bá 6g, lá sen 8g, sơn dược 8g, mạch đông (bỏ lõi) 15g, hoàng liên 6g, đơn bì 8g. Sắc, uống khi thuốc còn ấm.
Chứng đái tháo đường do hạ tiêu
Người bệnh đái nhiều, lượng nước nhiều và có vị ngọt, mỏi mệt, đau lưng, mỏi khớp, miệng khô, lưỡi ráo, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi ít rêu; mạch tế sác, vô lực. Thuốc chữa cần tư dưỡng thận kiêm bổ phế, mục đích để sinh thủy. Dùng một trong các bài:
Lục vị địa hoàng hoàn: hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g. Sấy khô, tán bột, luyện với mật làm hoàn, viên bằng hạt ngô đồng. Ngày 2 lần, mỗi lần 15 viên, chiêu bằng rượu loãng.
Lục vị địa hoàng gia thạch hộc thiên hoa phấn: hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, thiên hoa phấn 12g, thạch hộc 12g. Sắc bỏ bã, lấy 400ml; uống 4 lần, ngày 3 lần, tối 1 lần. Chứng đái tháo đường lâu ngày
Người bệnh có đủ các triệu chứng của tiêu khát, kèm theo đau lưng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng hoặc ngũ canh tả, sôi bụng, da sạm đen, mắt thâm quầng, mạch hư nhược. Dùng bài Tam nhân lộc nhung thang: sơn thù du 16g, ngưu tất 12g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 12g, lộc nhung 12g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, thục địa 16g, hoàng kỳ 12g, nhục thung dung 12g, kê nội kim 8g, phá cố chỉ (tẩm muối sao) 8g, nhân sâm 8g, ngũ vị tử 6g. Để riêng lộc nhung; các vị sắc lấy 400ml nước, cho lộc nhung vào đun tan. Uống nóng 4 lần, ngày 3 lần, tối 1 lần. Có thể làm viên hoàn dùng dần.
Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa làm phần âm của các tạng phủ (phế, vị, thận...) bị hao tổn. Hỏa làm phế âm hư gây nên khát, gây vị âm hư làm đói nhiều mà người gầy, làm thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, không chủ được thủy, làm thủy dịch bị bài tiết ra ngoài nhiều, gây đái nhiều và nước tiểu có đường. Bệnh được xác định ở tam tiêu. Cách điều trị là phối hợp giữa chế độ ăn, luyện tập thể dục và thuốc. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị bệnh theo y học cổ truyền.
Thiên hoa phấn là vị thuốc trong bài “Thiên hoa phấn thang” trị chứng đái tháo đường do thượng tiêu.
Chứng đái tháo đường do thượng tiêuNgười bệnh khát nhiều, rất thích uống nước, họng ráo, miệng khô, đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều; rêu lưỡi vàng mỏng; mạch hồng sác. Thuốc dùng chữa thượng tiêu cần nhuận phế và mát vị để cho cái hỏa của thận không làm hại đến phế kim. Dùng một trong các bài:
Thiên hoa phấn thang: thiên hoa phấn 36g, sinh địa 24g, mạch môn bỏ lõi 24g, đạo mễ 16g, cam thảo 8g, ngũ vị tử 8g. Sắc các vị thuốc lấy 600ml, bỏ bã, cho đạo mễ vào nấu chín, lọc bỏ bã. Chia làm 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Nhị đông thang: thiên môn (bỏ lõi) 16g, mạch đông (bỏ lõi) 24g, tri mẫu 8g, nhân sâm 4g, thiên hoa phấn 8g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g, lá sen 8g. Sắc uống trong ngày.
Chứng đái tháo đường do trung tiêu
Người bệnh ăn nhiều, chóng đói, cồn ruột, người gầy sút nhanh; rêu lưỡi vàng khô; mạch hoạt có lực. Thuốc chữa cần làm mát vị kiêm tư bổ thận để tướng hỏa không công kích vị. Dùng một trong các bài:
Tăng dịch thang: huyền sâm 32g, sinh địa 32g, mạch môn (bỏ lõi) 32g, thiên hoa phấn 32g, hoàng liên 10g. Các vị sắc bỏ bã, lấy 300 ml; chia 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.
Điều vị thừa khí thang: đại hoàng (bỏ vỏ tẩm rượu sao) 16g, chích thảo 8g, mang tiêu 12g. Sắc kỹ đại hoàng với cam thảo lấy 300ml, bỏ bã, cho mang tiêu vào, đun sôi nhẹ, uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 3 lần.
Sinh địa bát vật thang: sinh địa 15g, tri mẫu 8g, hoàng cầm 6g, hoàng bá 6g, lá sen 8g, sơn dược 8g, mạch đông (bỏ lõi) 15g, hoàng liên 6g, đơn bì 8g. Sắc, uống khi thuốc còn ấm.
Chứng đái tháo đường do hạ tiêu
Người bệnh đái nhiều, lượng nước nhiều và có vị ngọt, mỏi mệt, đau lưng, mỏi khớp, miệng khô, lưỡi ráo, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi ít rêu; mạch tế sác, vô lực. Thuốc chữa cần tư dưỡng thận kiêm bổ phế, mục đích để sinh thủy. Dùng một trong các bài:
Lục vị địa hoàng hoàn: hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g. Sấy khô, tán bột, luyện với mật làm hoàn, viên bằng hạt ngô đồng. Ngày 2 lần, mỗi lần 15 viên, chiêu bằng rượu loãng.
Lục vị địa hoàng gia thạch hộc thiên hoa phấn: hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, thiên hoa phấn 12g, thạch hộc 12g. Sắc bỏ bã, lấy 400ml; uống 4 lần, ngày 3 lần, tối 1 lần. Chứng đái tháo đường lâu ngày
Người bệnh có đủ các triệu chứng của tiêu khát, kèm theo đau lưng, chân tay lạnh, đại tiện lỏng hoặc ngũ canh tả, sôi bụng, da sạm đen, mắt thâm quầng, mạch hư nhược. Dùng bài Tam nhân lộc nhung thang: sơn thù du 16g, ngưu tất 12g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 12g, lộc nhung 12g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, thục địa 16g, hoàng kỳ 12g, nhục thung dung 12g, kê nội kim 8g, phá cố chỉ (tẩm muối sao) 8g, nhân sâm 8g, ngũ vị tử 6g. Để riêng lộc nhung; các vị sắc lấy 400ml nước, cho lộc nhung vào đun tan. Uống nóng 4 lần, ngày 3 lần, tối 1 lần. Có thể làm viên hoàn dùng dần.