Học thuyết Kinh lạc, Bí mật chưa thể giải mã bởi khoa học hiện đại
- Thứ sáu - 07/04/2017 10:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong Đông y có một hệ lý luận rất quan trọng gọi là “Học thuyết Kinh lạc”. Đọc lại y thư cổ có thể nhận thấy, “Kinh lạc” đã được nói đến từ rất sớm.
Cổ nhân nhận định, trong cơ thể con người có một hệ thống những đường vận hành của “khí huyết” giống như một mạng lưới gọi là “Kinh lạc”, nối liền nội tạng với “tứ chi bách hài” – tất cả các bộ phận của cơ thể.
Đã là thầy thuốc, ắt phải thông hiểu về Kinh lạc. Như vậy mới hiểu được sinh lí và bệnh lí, mới biết cách chẩn đoán và chữa trị bệnh tật. Do đó người xưa mới thường nhắc nhở: “Làm thầy thuốc mà không biết Kinh lạc, giống như người đi trong đêm mà không có đèn” (Y nhi bất tri Kinh lạc, do nhân dạ hành vô chúc).
Suốt quá trình lịch sử từ hàng ngàn năm, lý luận về Kinh lạc đã không ngừng được hoàn chỉnh, bổ sung bằng kinh nghiệm thực tế và nội dung ngày càng phong phú. Đối với Kinh lạc, từ xưa y gia đều tin tưởng sâu sắc, chẳng chút hoài nghi. Thế nhưng, từ khi văn hóa và khoa học phương Tây du nhập vào phương Đông, thì Học thuyết Kinh lạc bắt đầu bị hoài nghi.
Khoa học làm phân tích và thực chứng. Sinh lý học nói tới Hệ tuần hoàn hay Hệ thần kinh, thì khi giải phẫu cơ thể sẽ có thể thấy rõ mồn một. Trong khi đó, nói tới vị trí của Kinh lạc, cổ thư chỉ mô tả một cách mơ hồ là: “Nằm ở phần thịt (Phân nhục chi gian)”. Một câu hỏi tất nhiên phải đặt ra là:
“Những đường Kinh lạc trên thực tế ở vị trí nào trong cơ thể?“
Câu hỏi thật đơn giản nhưng trả lời lại không dễ dàng. Từ thế kỷ trước, các nhà khoa học đã bỏ ra rất nhiều công sức để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này. Hết thế hệ này qua thế hệ khác, các nhà khoa học đã kiên trì cầm dao mổ, “đào xới” khắp các ngõ ngách trong cơ thể, nhưng chỉ tìm thấy những thứ mà Sinh lý học đã “nhìn thấy” hàng trăm năm qua. Với kính hiển vi điện tử, các thiết bị điện tử, số hóa hiện đại, giải phẫu học đã có thể thấy rõ tất cả mọi thứ, không bỏ sót một chi tiết nào, thế nhưng vẫn chưa thể tìm thấy cái “hệ thống mạng lưới nối liền các bộ phận trong cơ thể” như cổ thư viết. Do đó ngày càng có nhiều người hoài nghi cho rằng trên thực tế không có thứ mà Đông y gọi là Kinh lạc.
Phủ định Kinh lạc – cũng có nghĩa là phủ định châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, khí công… Vì những phương pháp đó được xây dựng trên cơ sở Học thuyết Kinh lạc. Thế nhưng trên thực tế đó là những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, thậm chí một số trường hợp còn có thể mang lại kết quả thần kỳ. Điều này đã khiến rất nhiều nhà nghiên cứu không chịu bỏ cuộc.
Từ giữa thế kỷ trước, các nghiên cứu về Kinh lạc bắt đầu gặt hái được thành quả quan trọng. Trong những năm 50, các nhà khoa học Nhật đã phát hiện một hiện tượng lạ mà sau này được đặt tên là “Tuần kinh cảm truyền”. Đó là khi kích thích vào một số điểm mẫn cảm trên da, ở đó sẽ xuất hiện cảm giác đặc biệt, như tê, tức, đau… lan truyền từ từ theo quỹ đạo, gần như trùng hợp với những đường Kinh mạch trong Hệ Kinh lạc. Hiện tượng truyền cảm giác đặc biệt theo đường kinh mạch nói trên được gọi là “Tuần kinh cảm truyền”. Đó cũng là căn cứ chứng tỏ Kinh lạc là một thứ tồn tại khách quan, chứ không phải là sản phẩm hư cấu của y gia thời xưa.
Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy “Tuần kinh cảm truyền” là hiện tượng rất phức tạp. Trước hết “Cảm giác đặc biệt” thông thường là hỗn hợp của 3 thứ cảm giác “mỏi”, “trướng” và “tê”. Nhưng cũng có thể là “nóng”, “mát”, “vã mồ hôi” hay như “điện giật”. Nói chung, kích thích khác nhau sẽ dẫn tới cảm giác khác nhau. Khi gặp phải vết mổ, vết sẹo, khối u… sự truyền cảm sẽ bị gián đoạn. Ấn mạnh tay vào huyệt, tiêm nước muối sinh lý, hoặc kích thích lên da… thì quá trình cảm truyền cũng sẽ dừng lại. Nếu kích thích vào một huyệt ở đoạn giữa Kinh mạch, cảm giác sẽ đồng thời truyền theo 2 hướng: Từ huyệt được kích thích tới điểm đầu và tới điểm cuối của đường Kinh mạch.
Đường cảm truyền nói chung trùng hợp với các Kinh mạch, nhưng cũng có biến dị nhất định. Không hiếm trường hợp cảm giác đang di chuyển theo một Kinh mạch, khi tới gần ổ bệnh bỗng nhiên đổi hướng: Rời khỏi đường kinh mà tiến tới vị trí ổ bệnh. Điều này có ý nghĩa lâm sàng rất lớn, vì khi châm cứu nếu xuất hiện hiện tượng đổi hướng như vậy, thì kết quả trị liệu thường sẽ rất tốt. Sau khi tính khách quan của Kinh lạc được khẳng định nhờ phát hiện “Tuần kinh cảm truyền”, cùng với những bức ảnh Kinh lạc chụp được bằng kỹ thuật điện quang, kỹ thuật hồng ngoại, chất phóng xạ… trong những thập niên cuối thế kỷ 20, nghiên cứu hiện đại về Kinh lạc đã trở thành một lĩnh vực hết sức sôi động, tập trung chủ yếu vào vấn đề khám phá bản chất Kinh lạc. Và đó là vấn đề có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với Đông y học, mà cả với toàn bộ Khoa học về sự sống.
Các nghiên cứu hiện đại về bản chất Kinh lạc được tiến hành trên rất nhiều phương diện và các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau. Có thể chia thành 3 trường phái chính, đại thể như sau:
1. Kinh lạc là hệ thống cấu trúc đã biết với những chức năng đã biết
Quan điểm này tương đối phổ biến trong giới khoa học ở phương Tây. Theo đó, Kinh lạc được cấu thành bởi thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết, trong đó thần kinh là thành phần cơ bản. Giả thuyết này cho phép giải thích khá nhiều hiện tượng liên quan tới Kinh lạc. Ví dụ, “Tuần kinh cảm truyền” cũng như các hiện tượng Kinh lạc khác, đều có liên quan tới cảm giác – nghĩa là liên quan tới Thần kinh trung ương. Khi xuất hiện “Tuần kinh cảm truyền”, trạng thái chức năng của thần kinh ngoại vi cũng có biến đổi… tuy nhiên quỹ đạo của “Tuần kinh cảm truyền” lại không trùng hợp với sự phân bố của thần kinh, tốc độ “Tuần kinh cảm truyền” lại chậm hơn tốc độ dẫn truyền thần kinh, …
Như vậy, giả thuyết này chưa cho phép giả thích được tất cả các hiện tượng liên quan đến hoạt động Kinh lạc.
2. Kinh lạc là được tạo thành bởi những cấu trúc chưa biết nhưng có những chức năng đã biết
Tiêu biểu cho phái này là giả thuyết về “Hệ thống cân bằng thứ ba”. Sinh lý học hiện đại đã biết trong cơ thể có 2 hệ thống điều tiết sự cân bằng, đó là Hệ thần kinh và Hệ nội tiết. Hệ thần kinh là hệ điều tiết tốc độ nhanh, với tốc độ dẫn truyền tín hiệu từ 1m-100m/s. Hệ nội tiết hoạt động với tốc độ chậm, với tốc độ điều tiết tính tới hàng phút. Kinh lạc có chức năng duy trì cân bằng giữa phần ngoài cơ thể (thể biểu) và các cơ quan nội tạng, tốc độ truyền cảm giác theo Kinh lạc từ 1cm-10cm/s, chậm hơn tín hiệu thần kinh và nhanh hơn tín hiệu nội tiết, nên được gọi là “Hệ thống cân bằng thứ ba”.
Tuy nhiên, giả thuyết này thiếu căn cứ về hình trạng học, nên đến nay vẫn chưa được thừa nhận.
3. Kinh lạc là hệ thống bao gồm những cấu trúc đã biết và chưa biết, với những chức năng đã biết và chưa biết Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, đây là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng nhất. Một mặt cho phép giải thích tương đối đầy đủ các hiện tượng liên quan tới hoạt động của Kinh lạc. Mặt khác, có thể giúp khoa học phát hiện thêm những chức năng mới của một số hệ thống đã biết như Hệ thần kinh, Hệ nội tiết…
Nhìn tổng quát, những kết quả nghiên cứu đã chứng minh: Kinh lạc là hệ thống có thật, tồn tại khách quan trong cơ thể, có vai trò rất quan trọng trong điều tiết các quá trình chuyển hóa vật chất, vận chuyển năng lượng và thông tin.
Sau hơn nửa thế kỷ tiến hành nghiên cứu, khoa học đã nắm được một số quy luật quan trọng liên quan tới cấu trúc và chức năng của Kinh lạc, nhưng vẫn chưa có được những kết quả có tính đột phá. Cùng với thời gian, phương pháp và phương tiện nghiên cứu sẽ ngày càng tinh vi và hoàn thiện, chắc chắn khoa học sẽ khám phát thêm nhiều điều mới mở. Còn hiện tại, Kinh lạc vẫn là một bí mật thiên cổ chưa thể giải mã.
Thời xa xưa, những ai có thể nhìn thấy kinh lạc?
Cũng về vấn đề kinh lạc, theo một số tài liệu tu luyện khí công cổ xưa, các thầy khí công sư nhìn nhận rằng hệ thống kinh lạc phức tạp và tinh vi hơn khả năng nhìn của con mắt người và những thiết bị đo lường hiện hữu như kính hiển vi… Nó là đường đi cho “khí” – một loại năng lượng tinh tế được thừa nhận trong lý luận Đông Y từ xa xưa.
Vậy tại sao người xưa có thể vẽ lại được hệ thống kinh lạc và vị trí các huyệt vị?
Đã là thầy thuốc, ắt phải thông hiểu về Kinh lạc. Như vậy mới hiểu được sinh lí và bệnh lí, mới biết cách chẩn đoán và chữa trị bệnh tật. Do đó người xưa mới thường nhắc nhở: “Làm thầy thuốc mà không biết Kinh lạc, giống như người đi trong đêm mà không có đèn” (Y nhi bất tri Kinh lạc, do nhân dạ hành vô chúc).
Suốt quá trình lịch sử từ hàng ngàn năm, lý luận về Kinh lạc đã không ngừng được hoàn chỉnh, bổ sung bằng kinh nghiệm thực tế và nội dung ngày càng phong phú. Đối với Kinh lạc, từ xưa y gia đều tin tưởng sâu sắc, chẳng chút hoài nghi. Thế nhưng, từ khi văn hóa và khoa học phương Tây du nhập vào phương Đông, thì Học thuyết Kinh lạc bắt đầu bị hoài nghi.
Khoa học làm phân tích và thực chứng. Sinh lý học nói tới Hệ tuần hoàn hay Hệ thần kinh, thì khi giải phẫu cơ thể sẽ có thể thấy rõ mồn một. Trong khi đó, nói tới vị trí của Kinh lạc, cổ thư chỉ mô tả một cách mơ hồ là: “Nằm ở phần thịt (Phân nhục chi gian)”. Một câu hỏi tất nhiên phải đặt ra là:
“Những đường Kinh lạc trên thực tế ở vị trí nào trong cơ thể?“
Câu hỏi thật đơn giản nhưng trả lời lại không dễ dàng. Từ thế kỷ trước, các nhà khoa học đã bỏ ra rất nhiều công sức để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi này. Hết thế hệ này qua thế hệ khác, các nhà khoa học đã kiên trì cầm dao mổ, “đào xới” khắp các ngõ ngách trong cơ thể, nhưng chỉ tìm thấy những thứ mà Sinh lý học đã “nhìn thấy” hàng trăm năm qua. Với kính hiển vi điện tử, các thiết bị điện tử, số hóa hiện đại, giải phẫu học đã có thể thấy rõ tất cả mọi thứ, không bỏ sót một chi tiết nào, thế nhưng vẫn chưa thể tìm thấy cái “hệ thống mạng lưới nối liền các bộ phận trong cơ thể” như cổ thư viết. Do đó ngày càng có nhiều người hoài nghi cho rằng trên thực tế không có thứ mà Đông y gọi là Kinh lạc.
Phủ định Kinh lạc – cũng có nghĩa là phủ định châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, khí công… Vì những phương pháp đó được xây dựng trên cơ sở Học thuyết Kinh lạc. Thế nhưng trên thực tế đó là những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, thậm chí một số trường hợp còn có thể mang lại kết quả thần kỳ. Điều này đã khiến rất nhiều nhà nghiên cứu không chịu bỏ cuộc.
Châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp là những phương pháp cổ truyền mang lại hiệu quả cao
Nghiên cứu hiện đại về Kinh lạcTừ giữa thế kỷ trước, các nghiên cứu về Kinh lạc bắt đầu gặt hái được thành quả quan trọng. Trong những năm 50, các nhà khoa học Nhật đã phát hiện một hiện tượng lạ mà sau này được đặt tên là “Tuần kinh cảm truyền”. Đó là khi kích thích vào một số điểm mẫn cảm trên da, ở đó sẽ xuất hiện cảm giác đặc biệt, như tê, tức, đau… lan truyền từ từ theo quỹ đạo, gần như trùng hợp với những đường Kinh mạch trong Hệ Kinh lạc. Hiện tượng truyền cảm giác đặc biệt theo đường kinh mạch nói trên được gọi là “Tuần kinh cảm truyền”. Đó cũng là căn cứ chứng tỏ Kinh lạc là một thứ tồn tại khách quan, chứ không phải là sản phẩm hư cấu của y gia thời xưa.
Các nghiên cứu tiếp theo cho thấy “Tuần kinh cảm truyền” là hiện tượng rất phức tạp. Trước hết “Cảm giác đặc biệt” thông thường là hỗn hợp của 3 thứ cảm giác “mỏi”, “trướng” và “tê”. Nhưng cũng có thể là “nóng”, “mát”, “vã mồ hôi” hay như “điện giật”. Nói chung, kích thích khác nhau sẽ dẫn tới cảm giác khác nhau. Khi gặp phải vết mổ, vết sẹo, khối u… sự truyền cảm sẽ bị gián đoạn. Ấn mạnh tay vào huyệt, tiêm nước muối sinh lý, hoặc kích thích lên da… thì quá trình cảm truyền cũng sẽ dừng lại. Nếu kích thích vào một huyệt ở đoạn giữa Kinh mạch, cảm giác sẽ đồng thời truyền theo 2 hướng: Từ huyệt được kích thích tới điểm đầu và tới điểm cuối của đường Kinh mạch.
Đường cảm truyền nói chung trùng hợp với các Kinh mạch, nhưng cũng có biến dị nhất định. Không hiếm trường hợp cảm giác đang di chuyển theo một Kinh mạch, khi tới gần ổ bệnh bỗng nhiên đổi hướng: Rời khỏi đường kinh mà tiến tới vị trí ổ bệnh. Điều này có ý nghĩa lâm sàng rất lớn, vì khi châm cứu nếu xuất hiện hiện tượng đổi hướng như vậy, thì kết quả trị liệu thường sẽ rất tốt. Sau khi tính khách quan của Kinh lạc được khẳng định nhờ phát hiện “Tuần kinh cảm truyền”, cùng với những bức ảnh Kinh lạc chụp được bằng kỹ thuật điện quang, kỹ thuật hồng ngoại, chất phóng xạ… trong những thập niên cuối thế kỷ 20, nghiên cứu hiện đại về Kinh lạc đã trở thành một lĩnh vực hết sức sôi động, tập trung chủ yếu vào vấn đề khám phá bản chất Kinh lạc. Và đó là vấn đề có ý nghĩa lớn lao không chỉ đối với Đông y học, mà cả với toàn bộ Khoa học về sự sống.
Các nghiên cứu hiện đại về bản chất Kinh lạc được tiến hành trên rất nhiều phương diện và các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giả thuyết khác nhau. Có thể chia thành 3 trường phái chính, đại thể như sau:
1. Kinh lạc là hệ thống cấu trúc đã biết với những chức năng đã biết
Quan điểm này tương đối phổ biến trong giới khoa học ở phương Tây. Theo đó, Kinh lạc được cấu thành bởi thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết, trong đó thần kinh là thành phần cơ bản. Giả thuyết này cho phép giải thích khá nhiều hiện tượng liên quan tới Kinh lạc. Ví dụ, “Tuần kinh cảm truyền” cũng như các hiện tượng Kinh lạc khác, đều có liên quan tới cảm giác – nghĩa là liên quan tới Thần kinh trung ương. Khi xuất hiện “Tuần kinh cảm truyền”, trạng thái chức năng của thần kinh ngoại vi cũng có biến đổi… tuy nhiên quỹ đạo của “Tuần kinh cảm truyền” lại không trùng hợp với sự phân bố của thần kinh, tốc độ “Tuần kinh cảm truyền” lại chậm hơn tốc độ dẫn truyền thần kinh, …
Như vậy, giả thuyết này chưa cho phép giả thích được tất cả các hiện tượng liên quan đến hoạt động Kinh lạc.
2. Kinh lạc là được tạo thành bởi những cấu trúc chưa biết nhưng có những chức năng đã biết
Tiêu biểu cho phái này là giả thuyết về “Hệ thống cân bằng thứ ba”. Sinh lý học hiện đại đã biết trong cơ thể có 2 hệ thống điều tiết sự cân bằng, đó là Hệ thần kinh và Hệ nội tiết. Hệ thần kinh là hệ điều tiết tốc độ nhanh, với tốc độ dẫn truyền tín hiệu từ 1m-100m/s. Hệ nội tiết hoạt động với tốc độ chậm, với tốc độ điều tiết tính tới hàng phút. Kinh lạc có chức năng duy trì cân bằng giữa phần ngoài cơ thể (thể biểu) và các cơ quan nội tạng, tốc độ truyền cảm giác theo Kinh lạc từ 1cm-10cm/s, chậm hơn tín hiệu thần kinh và nhanh hơn tín hiệu nội tiết, nên được gọi là “Hệ thống cân bằng thứ ba”.
Tuy nhiên, giả thuyết này thiếu căn cứ về hình trạng học, nên đến nay vẫn chưa được thừa nhận.
3. Kinh lạc là hệ thống bao gồm những cấu trúc đã biết và chưa biết, với những chức năng đã biết và chưa biết Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, đây là hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng nhất. Một mặt cho phép giải thích tương đối đầy đủ các hiện tượng liên quan tới hoạt động của Kinh lạc. Mặt khác, có thể giúp khoa học phát hiện thêm những chức năng mới của một số hệ thống đã biết như Hệ thần kinh, Hệ nội tiết…
Nhìn tổng quát, những kết quả nghiên cứu đã chứng minh: Kinh lạc là hệ thống có thật, tồn tại khách quan trong cơ thể, có vai trò rất quan trọng trong điều tiết các quá trình chuyển hóa vật chất, vận chuyển năng lượng và thông tin.
Sau hơn nửa thế kỷ tiến hành nghiên cứu, khoa học đã nắm được một số quy luật quan trọng liên quan tới cấu trúc và chức năng của Kinh lạc, nhưng vẫn chưa có được những kết quả có tính đột phá. Cùng với thời gian, phương pháp và phương tiện nghiên cứu sẽ ngày càng tinh vi và hoàn thiện, chắc chắn khoa học sẽ khám phát thêm nhiều điều mới mở. Còn hiện tại, Kinh lạc vẫn là một bí mật thiên cổ chưa thể giải mã.
Thời xa xưa, những ai có thể nhìn thấy kinh lạc?
Cũng về vấn đề kinh lạc, theo một số tài liệu tu luyện khí công cổ xưa, các thầy khí công sư nhìn nhận rằng hệ thống kinh lạc phức tạp và tinh vi hơn khả năng nhìn của con mắt người và những thiết bị đo lường hiện hữu như kính hiển vi… Nó là đường đi cho “khí” – một loại năng lượng tinh tế được thừa nhận trong lý luận Đông Y từ xa xưa.
Vậy tại sao người xưa có thể vẽ lại được hệ thống kinh lạc và vị trí các huyệt vị?
Hoa Đà chữa bệnh cho Quan Vũ
Thực ra khả năng này chỉ tồn tại ở một số danh y – những người đã sáng lập ra Trung Y xưa kia, những người có tiêu chuẩn đạo đức tâm tính cực kỳ cao và có một số khả năng liên quan đến con mắt thứ 3. Con mắt này có thể nhìn thấy những điều vượt khỏi giới hạn của cặp mắt thông thường, xuyên thấu thân thể. Khoa học hiện đại cũng đã có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của con mắt này, cũng như một số khả năng đặc biệt của nó.