28/03/2016 Hành Hương Châu Đốc An Giang
- Thứ hai - 28/03/2016 15:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Châu Đốc là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang, nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Nơi đây có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam (có Lễ hội Bà Chúa Xứ vào khoảng tháng tư âm lịch hằng năm), cũng như những sự kiện trong công cuộc gìn giữ đất nước như huy động sức dân đào kênh thủy lợi, quân sự Vĩnh Tế, chiến đấu trong các thời kỳ Pháp, Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó Châu Đốc còn là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia và là điểm du lịch tại miền Tây hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
3h sáng chúng tôi có mặt tại miếu bà Chúa Xứ Châu Đốc nằm ở dưới chân núi Sam, chúng tôi đi sớm vì cho đỡ đông, vì sáng ngày mai là kẹt cứng ko thể chen chân vào miếu để viếng Bà được.Tên gọi là Núi Sam vì nhìn từ trên giống hình con Sam, miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng linh thiêng và dịp này sau tết nguyên đáng là dịp vía bà kéo dài tới tháng 4, đông kinh khủng quá đông. Dòng người từ miền trung và các tỉnh đồng bằng sông cửu long lên viếng. Kẹt cứng tại phà vàm cống, chen chân vào viếng được ở chánh điện, nơi đây không cho chụp hình, tượng bà quá đẹp và uy nghi.
Khi vào viếng miếu Bà Chúa Xứ, nhớ 1 điều là nắm tay bạn lại thật chặt và đi thẳng vào. Nếu có mua nhang thì hỏi giá trước (5.000 VNĐ) tuyệt đối không ngồi lại vì rất nhiều người nói ghi danh cầu sao miễn phí, sau đó sẽ đòi tiếng cúng, giờ không được cúng tiền, họ quy ra gạo, nến, muối và chặt chém rất nhiều. Đã có một bà cụ mua nhang, sau đó nghe cúng sao miễn phí ghi dùm tên cho họ hàng, cuối cùng đứng lên cứ bị níu lại, khóc lóc vẫn không tha. Cuối cùng phải trả rất nhiều tiền.
Khi tôi đi thì quá chi là mời chào cúng sao miễn phí, nào là chị giúp em, nào là chị cho em cái lộc nè, cố tình dúi vào người mình, đẩy ra ngay và luôn, không thì đã nắm lại rồi không trả tiền sẽ kéo bà con họ hàng ra kím chuyện. Sự thật có nhiều người đã sứt đầu mẻ tráng vì kiểu này rồi.
Tới tại vùng Châu Đốc bạn sẽ nghe rất nhiều truyền thuyết về pho tượng, người dân dường như thuộc lòng.Theo thông tin nhiều nguồn các nhà khoa học sau khi nghiên cứu pho tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam, đã khẳng định chất liệu tượng từ đá sa thạch, không có ở vùng Thất Sơn, cũng như khắp vùng Nam Bộ. Như vậy, pho tượng được đưa từ xa tới, hoặc đá được chuyển từ nơi khác đến để chế tác.
Còn pho tượng có từ khi nào, quả thực vẫn chỉ là giả thiết. Có những giả thiết cho rằng, pho tượng có từ cách nay 5.000 năm, do một thái tử mang từ Ấn Độ đến, nhưng đến nay vẫn khó để giải thích làm sao có thể vận chuyển tượng Bà Chúa Xứ nặng gần cả tấn xuống lưng chừng núi bằng cách nào.
Ngày nay trên núi Sam có 1 bệ đá và người ta tin rằng đây là bệ đá mà bà chúa Xứ đã "tọa", sau khi được người dân dời xuống chân núi Sam như hiện nay.
Đầu thế kỷ 19, ông Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại, người Quảng Nam, thừa lệnh vua Gia Long, đã vào trấn vùng Tây Nam Bộ. Ông đã tham mưu cho triều đình và được triều đình giao cho việc đào kênh Vĩnh Tế.
Con kênh này được xem là con kênh nổi tiếng nhân tạo dài 100km, rộng 50m, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại, nhằm thoát lũ, xả phèn cho đồng bằng sông Cửu Long và rút ngắn con đường giao thương đường thủy phía Tây vùng đồng bằng.
Mấy chục tên xúm vào nhấc pho tượng khỏi bệ đá, khiêng xuống núi. Tuy nhiên, chỉ khiêng được một đoạn, thì pho tượng bỗng nặng trịch, không thể khiêng nổi nữa. Thấy chuyện lạ, chúng gọi thêm người, nhưng pho tượng vẫn không hề suy suyển.
Không lấy được tượng, bọn chúng đành bỏ đi. Tuy nhiên, trước lúc đi, bọn cướp dùng gậy đập phá pho tượng, làm gãy một cách tay. Hiện dấu vết phục chế vẫn còn. Nghe tin ấy, bà Châu Thị Tế cùng các bô lão kéo lên núi Sam xem xét sự tình. Sau khi bàn bạc, dân làng đã quyết định thỉnh bà xuống núi.
Hàng chục thanh niên khỏe mạnh được huy động để thỉnh bà. Tuy nhiên, dù bao nhiêu người, với đủ các loại phương tiện, pho tượng vẫn không hề suy suyển.
Đang lúc không biết làm thế nào, bỗng một cô gái xưng là Chúa Xứ thánh mẫu, nghĩa là Bà đã “nhập” vào cô gái này. Bà Chúa Xứ yêu cầu dân làng cử 9 cô gái đồng trinh mang kiệu đến rước bà xuống núi.
Quả nhiên, khi 9 cô gái đồng trinh đến khênh, thì tượng nhẹ tênh. Đoàn rước tượng chạy một mạch xuống chân núi, đến chỗ miếu Chúa Xứ hiện nay thì kiệu bỗng chìm xuống, rồi không nhấc lên được nữa. Nghĩ rằng Bà muốn ngự ở đây, nên bà Châu Thị Tế đã cho dựng một ngôi miếu nhỏ, lợp lá và thờ đến mãi về sau.
Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm, phu nhân Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn.
Khi viếng bà xong thì đi vào cổng trước (cổng mà chúng tôi vào là cổng sau) thì bên tay phải là Lăng Thoại Ngọc Hầu và bên tay trái là cổ tự chùa Tây An nổi tiếng linh thiêng không kém, chùa có rất nhiều tượng phật và thiết kế đặc trưng theo chùa người Nam Bộ.
Đi lên núi Sam thì mất 25.000 ngàn 1 người (xe ôm chở)
Tham quan núi Cấm
Khi đi tới cáp treo núi Cấm (núi Cấm còn tên gọi là Thất Sơn) sẽ đi ngang qua 1 cánh đồng, rất chi là đẹp, nơi đây có cả vườn thốt nốt xen lẫn những cánh đồng lúa vàng.Bạn sẽ đi xe lửa 1 vé 2000 đồng cho 1 người, đi tầm 1 km là tới khu vực cáp treo. (Nghe xe lửa hoành tráng chứ thực ra nó chế từ xe máy cày) Có 2 cách đi lên núi Cấm hiện tại là đi cáp treo và đi xe ôm. Đường xuống miếu ông hổ (Hài tấn beo: Miếu ông hổ miếu ông tây, 2 ông nằm sát bên nhau, ông tây 1 trệt 1 lửng 1 lầu, ông tây khá hơn :D ), ở lưng chừng núi cấm có rất nhiều chùa và miếu (miếu ông hổ, động ba cô, chùa hang), muốn đi sẽ thuê xe ôm đi từ dưới lên, đi lên từ dưới lên trên núi 1 người mất 100 ngàn 1 lượt (mùng 9 đá trên núi rớt xuống, nên rất nguy hiểm, mới mở lại riêng cho xe ôm đi), còn đi cáp treo lên thì 155 ngàn/ 1 người khứ hồi thì sẽ ko đi được, vì đi thẳng lên đỉnh.
Lực lượng xe thồ trên này rất đông, anh xe ôm nói tôi là hơn 1000 người chạy xe ôm, xe ôm chỉ thuộc 2 xã gì đó không nhớ trên núi này mới được chạy, vậy mà đã đông kinh khủng. Chỉ cần bạn bước xuống cáp treo là đội quân này đã túc trực sẳn sàng rồi. Mấy ổng chạy lên xuống liên tục, nhưng có điều vì cơm áo gạo tiền hay sao mà ổng chạy nhanh khiếp (hay tái lụa quen đường :D ). Cơ bản mấy anh rất nhiệt tình.
Ngày 2 tháng 1 năm 2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam". Và đến ngày 29 tháng 5 năm 2013, thì tượng được công nhận là "tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á"
Theo nhiều nhà chuyên môn, tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm đạt độ thẩm mỹ cao về kiến trúc và hài hòa giữa không gian núi rừng.... Hiện tại, các hạng mục ở bên ngoài và bên trong pho tượng vẫn còn đang được tiếp tục...
Miếu bà chúa xứ Châu Đốc An Giang (ảnh Sưu Tầm)
Mọi người lưu ý khi vào đây, hiện nay ban quản lý núi Sam sẽ không sẽ đậu gần miếu như ngày xưa, sẽ đổ ở 1 bến xe rồi người dân đi vào miếu. 2 phương tiện di chuyển vào đó là xe ôm và xe lôi (xe đạp có cái bề ngồi phía sau có 2 bánh có thể ngồi được 4 người), giá đi vào 1 người là 10.000 nhớ hỏi tiền bạc trước khi đi, vì dưới này dịch vụ rất nhiều, cung cấp đủ không sót thứ gì, không hỏi giá trước thì sẽ rất mệt.Khi vào viếng miếu Bà Chúa Xứ, nhớ 1 điều là nắm tay bạn lại thật chặt và đi thẳng vào. Nếu có mua nhang thì hỏi giá trước (5.000 VNĐ) tuyệt đối không ngồi lại vì rất nhiều người nói ghi danh cầu sao miễn phí, sau đó sẽ đòi tiếng cúng, giờ không được cúng tiền, họ quy ra gạo, nến, muối và chặt chém rất nhiều. Đã có một bà cụ mua nhang, sau đó nghe cúng sao miễn phí ghi dùm tên cho họ hàng, cuối cùng đứng lên cứ bị níu lại, khóc lóc vẫn không tha. Cuối cùng phải trả rất nhiều tiền.
Khi tôi đi thì quá chi là mời chào cúng sao miễn phí, nào là chị giúp em, nào là chị cho em cái lộc nè, cố tình dúi vào người mình, đẩy ra ngay và luôn, không thì đã nắm lại rồi không trả tiền sẽ kéo bà con họ hàng ra kím chuyện. Sự thật có nhiều người đã sứt đầu mẻ tráng vì kiểu này rồi.
Tới tại vùng Châu Đốc bạn sẽ nghe rất nhiều truyền thuyết về pho tượng, người dân dường như thuộc lòng.Theo thông tin nhiều nguồn các nhà khoa học sau khi nghiên cứu pho tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam, đã khẳng định chất liệu tượng từ đá sa thạch, không có ở vùng Thất Sơn, cũng như khắp vùng Nam Bộ. Như vậy, pho tượng được đưa từ xa tới, hoặc đá được chuyển từ nơi khác đến để chế tác.
Còn pho tượng có từ khi nào, quả thực vẫn chỉ là giả thiết. Có những giả thiết cho rằng, pho tượng có từ cách nay 5.000 năm, do một thái tử mang từ Ấn Độ đến, nhưng đến nay vẫn khó để giải thích làm sao có thể vận chuyển tượng Bà Chúa Xứ nặng gần cả tấn xuống lưng chừng núi bằng cách nào.
Ngày nay trên núi Sam có 1 bệ đá và người ta tin rằng đây là bệ đá mà bà chúa Xứ đã "tọa", sau khi được người dân dời xuống chân núi Sam như hiện nay.
Đầu thế kỷ 19, ông Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829) tên thật là Nguyễn Văn Thoại, người Quảng Nam, thừa lệnh vua Gia Long, đã vào trấn vùng Tây Nam Bộ. Ông đã tham mưu cho triều đình và được triều đình giao cho việc đào kênh Vĩnh Tế.
Con kênh này được xem là con kênh nổi tiếng nhân tạo dài 100km, rộng 50m, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại, nhằm thoát lũ, xả phèn cho đồng bằng sông Cửu Long và rút ngắn con đường giao thương đường thủy phía Tây vùng đồng bằng.
Lăng Thoại Ngọc Hầu và những người có công xây con kênh Vĩnh Tế
Có rất nhiều truyền thuyết về ông Thoại Ngọc Hầu khi xây kênh này gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người chết vì tai nạn, dịch bệnh, thú dữ tấn công, con kênh này đã nhiều lần bị hoãn lại. Tương truyền sau đó, bà chánh thất phu nhân Châu Thị Vĩnh Tế thường đến khấn vái, mong Bà phù hộ Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ cuộc sống yên lành cho dân, công việc đào kênh được suôn sẻ. Chỉ trong vòng 5 năm, công trình vĩ đại nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành. Có một giai thoại vào thời đó, có một nhóm cướp ngoại bang xâm nhập sang Châu Đốc. Thấy pho tượng trên núi Sam đẹp, bọn chúng đã tiến hành ăn cắp.Mấy chục tên xúm vào nhấc pho tượng khỏi bệ đá, khiêng xuống núi. Tuy nhiên, chỉ khiêng được một đoạn, thì pho tượng bỗng nặng trịch, không thể khiêng nổi nữa. Thấy chuyện lạ, chúng gọi thêm người, nhưng pho tượng vẫn không hề suy suyển.
Không lấy được tượng, bọn chúng đành bỏ đi. Tuy nhiên, trước lúc đi, bọn cướp dùng gậy đập phá pho tượng, làm gãy một cách tay. Hiện dấu vết phục chế vẫn còn. Nghe tin ấy, bà Châu Thị Tế cùng các bô lão kéo lên núi Sam xem xét sự tình. Sau khi bàn bạc, dân làng đã quyết định thỉnh bà xuống núi.
Hàng chục thanh niên khỏe mạnh được huy động để thỉnh bà. Tuy nhiên, dù bao nhiêu người, với đủ các loại phương tiện, pho tượng vẫn không hề suy suyển.
Đang lúc không biết làm thế nào, bỗng một cô gái xưng là Chúa Xứ thánh mẫu, nghĩa là Bà đã “nhập” vào cô gái này. Bà Chúa Xứ yêu cầu dân làng cử 9 cô gái đồng trinh mang kiệu đến rước bà xuống núi.
Quả nhiên, khi 9 cô gái đồng trinh đến khênh, thì tượng nhẹ tênh. Đoàn rước tượng chạy một mạch xuống chân núi, đến chỗ miếu Chúa Xứ hiện nay thì kiệu bỗng chìm xuống, rồi không nhấc lên được nữa. Nghĩ rằng Bà muốn ngự ở đây, nên bà Châu Thị Tế đã cho dựng một ngôi miếu nhỏ, lợp lá và thờ đến mãi về sau.
Về sau, để tạ ơn những điều ứng nghiệm, phu nhân Thoại Ngọc Hầu đã cho xây cất lại ngôi miếu to và khang trang hơn.
Lăng Thoại Ngọc Hầu và Phu Nhân Châu Thị Tế ngoài ra còn có người vợ thứ của ông là Trương Thị Miệt
Chùa Tây An và Lăng Thoại Ngọc HầuKhi viếng bà xong thì đi vào cổng trước (cổng mà chúng tôi vào là cổng sau) thì bên tay phải là Lăng Thoại Ngọc Hầu và bên tay trái là cổ tự chùa Tây An nổi tiếng linh thiêng không kém, chùa có rất nhiều tượng phật và thiết kế đặc trưng theo chùa người Nam Bộ.
Đi lên núi Sam thì mất 25.000 ngàn 1 người (xe ôm chở)
Chùa Tây An (Ảnh Sưu Tầm)
Làm ly cà phê sữa sáng tỉnh táo để đi đến chợ Tịnh Biên, chợ Tịnh Biên. Tịnh Biên là một trong những cửa khẩu biên giới giáp với Campuchia, thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang. Khi đi sẽ có 2 nhánh 1 hướng rẻ qua chợ 1 nhánh rẻ qua Campuchia, Còn đâm thẳng đường chợ là qua Campuchia nơi tập trung các sòng bài. Đặc biệt, khi đến đây nổi tiếng là mắm, Đi Châu Đốc An Giang mua mắm thì mua tại đây. Rất nhiều mắm và nhiều thương hiệu khác nhau, mà sao toàn cô giáo, bà giáo đủ kiểu, nào là cô giáo thảo, bà giáo thảo, bà giáo hạnh.... Khô cá lóc 150.000/1kg. Tại đây bạn có hơn 600 gian hàng, bao gồm chợ cũ và chợ mới. Chợ Mới được xây khang trang hơn, đủ các loại xà phông, sửa tắm từ Thái Lan, Lào, võng ở đây bán rất nhiều và rất chắc.
Đi dạt qua bên tay trái sẽ gặp chợ Cũ, chợ này nhỏ hơn nhưng mắm ở đây thì tập trung nhiều hơn chợ mới.
Tại chợ hay vùng Châu Đốc An Giang bán rất nhiều bún riêu, trông rất ngon và hấp dẫn
Dừng lại hai cụ già uống nước thốt nốt, Ui uống vào ngọt cực kì, cơm thì rất ngon.Tại chợ hay vùng Châu Đốc An Giang bán rất nhiều bún riêu, trông rất ngon và hấp dẫn
1 trái thốt nốt như vậy được 3 tép, ăn rất béo và ngọt.
1kg thốt nốt lột võ thế này là 40.000 VNĐ ăn vào rất đã và mát
Hoa thốt nốt ngoài làm đường còn dùng để chữa dạ dày (nghe người dân nói rất tốt)
Uống 1 ly thốt nốt thấy ngọt và thơm, khác với mấy ly nước thốt nốt trên sài gòn, tôi hỏi cái nước này có bỏ đường không mới biết được nước thốt nốt này được chắt lọc từ hoa đực của cây đực được dùng để nấu thành đường. Rất ngon, mát và lành.Tham quan núi Cấm
Khi đi tới cáp treo núi Cấm (núi Cấm còn tên gọi là Thất Sơn) sẽ đi ngang qua 1 cánh đồng, rất chi là đẹp, nơi đây có cả vườn thốt nốt xen lẫn những cánh đồng lúa vàng.Bạn sẽ đi xe lửa 1 vé 2000 đồng cho 1 người, đi tầm 1 km là tới khu vực cáp treo. (Nghe xe lửa hoành tráng chứ thực ra nó chế từ xe máy cày) Có 2 cách đi lên núi Cấm hiện tại là đi cáp treo và đi xe ôm. Đường xuống miếu ông hổ (Hài tấn beo: Miếu ông hổ miếu ông tây, 2 ông nằm sát bên nhau, ông tây 1 trệt 1 lửng 1 lầu, ông tây khá hơn :D ), ở lưng chừng núi cấm có rất nhiều chùa và miếu (miếu ông hổ, động ba cô, chùa hang), muốn đi sẽ thuê xe ôm đi từ dưới lên, đi lên từ dưới lên trên núi 1 người mất 100 ngàn 1 lượt (mùng 9 đá trên núi rớt xuống, nên rất nguy hiểm, mới mở lại riêng cho xe ôm đi), còn đi cáp treo lên thì 155 ngàn/ 1 người khứ hồi thì sẽ ko đi được, vì đi thẳng lên đỉnh.
Cáp treo an toàn nhanh chóng
Muốn đi thì khi lên rồi thuê xe ôm đi xuống lại, thì mất 50 ngàn/1 người. Đường xuống miếu ông hổ nguy hiểm, dốc. Khi xuống viếng miếu ông Hổ, cảm giác gì đó rất lạ, vái lạy 2 tượng ông hổ và phật bà phía trước, sau đó vào trong hang vái ông Hổ bên trong, tại đây có 1 hang nhỏ hình tròn (rất tròn trịa), theo anh xe ôm nhỏ lớn sống tại đây, hang này sâu 200m, bên trong cũng vậy, rất tròn.Lực lượng xe thồ trên này rất đông, anh xe ôm nói tôi là hơn 1000 người chạy xe ôm, xe ôm chỉ thuộc 2 xã gì đó không nhớ trên núi này mới được chạy, vậy mà đã đông kinh khủng. Chỉ cần bạn bước xuống cáp treo là đội quân này đã túc trực sẳn sàng rồi. Mấy ổng chạy lên xuống liên tục, nhưng có điều vì cơm áo gạo tiền hay sao mà ổng chạy nhanh khiếp (hay tái lụa quen đường :D ). Cơ bản mấy anh rất nhiệt tình.
Đường xuống Miếu Ông Hổ (Khu vực nổi tiếng tâm linh)
Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm, theo hình tướng hòa thượng Bố Đại, thuộc chùa Phật Lớn, nằm trong khuôn viên rộng 2,2 ha, bao quanh là núi rừng, và phía trước là hồ Thủy Liêm. Cá rất to và nhiều trong hồ, cá rất dạn với người
Trên này có thể coi là 1 huyện miền núi vì mọi thứ đủ cả, nhà cửa cũng nhiều chứ không hoang vu
Trên núi thì người dân trồng rất nhiều dược liệu, ngó thử xem có bán Sâm Dây không :D
Tượng có chiều cao 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27x27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam. Bức tượng do nhà điêu khắc Thụy Lam (tên thật Phạm Dân Chủ, ngụ ở thị xã Tân Châu) phác thảo bản vẽ và giám sát xây dựng, được thực hiện từ tháng 2 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005 với khoảng 60 nhân công.Ngày 2 tháng 1 năm 2006, tượng Phật Di Lặc được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất Việt Nam". Và đến ngày 29 tháng 5 năm 2013, thì tượng được công nhận là "tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á"
Theo nhiều nhà chuyên môn, tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm đạt độ thẩm mỹ cao về kiến trúc và hài hòa giữa không gian núi rừng.... Hiện tại, các hạng mục ở bên ngoài và bên trong pho tượng vẫn còn đang được tiếp tục...
Kết thúc chuyến đi các bạn nhớ ghé chân núi Châu Đốc để ăn bánh xèo, bánh xèo ở đây rất ngon.
Có một cô bán vé số dẫn chú khỉ đi mời rất dễ thương, nhìn tội. Tôi thì không mua vé số, cho 5000 đồng, cô không lấy kêu khỉ trả lại, chú khỉ trả lại, năn nỉ mới nhận.
Kết thúc chuyến đi hành hương, chào tạm biệt và hẹn gặp lại để trả lễ :)
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền