Lăng Võ Tánh, Danh tướng kiệt xuất dưới triều Nguyễn và nhân vật Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà
- Thứ tư - 01/03/2017 10:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Võ Tánh danh tướng theo phò Nguyễn Ánh có đến 3 ngôi mộ, trong đó một cái nằm ở Bình Định và hai cái ở TP.HCM. Theo tục lệ dân gian, khi một người chết mất xác hoặc vì lý do nào đó mà người ta phải tạo mộ giả (mộ gió) để hương khói, thờ cúng là chuyện bình thường. Nhưng đây là một vị tướng có đến 3 ngôi mộ là chuyện hiếm xưa nay có trong thiên hạ.

Ông Võ Tánh sinh huyện Phước An, Tỉnh Biên Hòa, Đồng Nai. Ông chào đời lúc thời loạn lạc, cha mẹ mất sớm, Võ Tánh chịu cảnh mồ côi và sống với người anh là Võ Nhàn, thuộc tướng Đỗ Thanh Nhơn.
Nói thêm về Đỗ Thanh Nhơn, Một số sách cho rằng ông là người tự phụ cho rằng mình người có tài và dũng cảm hơn thiên hạ, trong tay lại có quân đội Đông Sơn cho nên vẫn ngấm ngầm làm chuyện ngang ngược và lộng hành. Vào năm 1781, Đỗ Thanh Nhơn đã bị Nguyễn Phúc Ánh giả bệnh gọi đến chầu rồi ngầm sai võ sĩ giết chết.
Hay tin Đỗ Thanh Nhơn bị giết, thủ lĩnh phong trào Tây Sơn là Nguyễn Nhạc nói: Thanh Nhơn chết rồi, các tướng khác không đáng sợ nữa, rồi cùng em là Nguyễn Huệ cử đại binh vào đánh Gia Định. Quân Tây Sơn vào cửa Cần Giờ, đại thắng trận thủy chiến trên sông Ngã Bảy, khiến Nguyễn Phúc Ánh phải bỏ thành Sài Gòn chạy về Ba Giồng rồi lánh sang Phú Quốc...Đó là hồi tháng 3 năm 1782.

Sau cuộc phục kích này, ông không nản lòng nhẫn nại góp nhặt tàn binh, chiêu mộ thêm người mới. Thua keo này ta bày keo khác.

Lúc này viên tướng trẻ đã chọn lựa Giồng Tre hay Gò Tre, là một nơi đồi đất lên cao, địa thế hiểm trở. Võ Tánh dốc lòng xây đồn đắp lũy, mua trữ lương thực, tuyển mộ binh. Tổ chức vừa xong thì quân Tây Sơn một đội quân hùng hậu, ập đến tấn công. Lúc này quân Võ Tánh yếu hơn quân địch, đã dụ quân vào giữa giồng rồi dùng hỏa công thiêu rụi. Những binh sĩ thoát ra khỏi vòng lửa thì bị quân Võ Tánh phóng giáo diệt trừ. Cả đạo binh Tây Sơn thất bại, làm cho thắng lợi này củng cố thêm lòng tin binh sĩ, ông đã thành lập một đạo binh bách chiến bách thắng, oai phong lừng lẫy dễ nghe đội quân Võ Tánh đến nơi là quân Tây Sơn chưa đánh đã lo kiếm đường chạy. Nên tại Gò Công ngày nay, Giồng Tre, Đầm Vạn Thắng là nơi danh tiếng Võ Tánh lẫy lừng, nhân dân còn nhắc nhở.
Năm 1787, Chúa Nguyễn Ánh từ nước Xiêm về đến Hà Tiên, trước khi đi Chúa Nguyễn đã phái một người tin cậy là Nguyễn Đức Xuyên về Gò Công liên lạc với Võ Tánh và mời ông phò nhà Nguyễn vì nghe tin chiến thắng vang dội của ông trước Tây Sơn tại Giồng Tre, Đầm Vạn Thắng.
Vào năm 1788, đại diện chúa Nguyễn là Trương Phước Giao tìm đến diện kiến thuyết phục phò nhà Nguyễn, lần này ông chấp thuận và ông đến Nước Xoáy (Sa Đéc) hội binh, được phong là Khâm sai Chưởng Cơ Tiên Phong Doanh được chúa gả cho em gái là Ngọc Du.
Từ nằm 1788 đến 1799 ông liên tiếp đánh bại quân Tây Sơn và tiêu diệt nhiều tướng lĩnh quan trọng.
Năm 1801, khi đại quân chúa Nguyễn rút về Gia Định, thành Bình Định được giao cho Võ Tánh và Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu trấn giữ. Thành Bình Định ngay sau đó bị đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy của Thái phó Trần Quang Diệu và tướng Võ Văn Dũng đến bao vây. Trần Quang Diệu sai đắp lũy chung quanh thành và chia quân vây bốn mặt, Võ Văn Dũng thì đôn đốc thủy quân phòng giữ cửa Thị Nại. Cuộc bao vây kéo dài đến 14 tháng.

Võ Tánh và Ngô Tùng Châu sai người lén đem mật thư ra cho Nguyễn Phúc Ánh khuyên ông kéo quân ra đánh Phú Xuân, để ông cùng Ngô Tùng Châu cố giữ thành cầm chân quân Tây Sơn. Chúa Nguyễn nghe theo, và tháng 5 năm Tân Dậu (1801) đánh lấy được Phú Xuân.

Khi chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài hai ông tử tế, rồi theo lời yêu cầu của Võ Tánh, không giết hại hàng binh nhà Nguyễn.
Năm 1802, khi chúa Nguyễn đã chiếm được Phú Xuân, Tây Sơn lại mất Trấn Ninh, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng phải bỏ thành đi theo đường thượng đạo qua Lào về cứu vua Cảnh Thịnh...
Tại đầu ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, hiện có ngôi đền thờ Võ Tánh mang tên là Võ Quốc Công Miếu.
Dân miền Tây ai cũng thuộc bài ca vọng cổ Võ Đông Sơ của soạn giả Viễn Châu:
Biên cương lá rơi, Thu Hà em ơi
Đường dài mịt mù, em không tới nơi…
Nhân vật hư cấu Võ Đông Sơ, người đã gợi cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật dựa trên mối tình Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà nổi tiếng, được cho là con của ông và công chúa Ngọc DuĐường dài mịt mù, em không tới nơi…
Một vị tướng lừng lẫy, chinh chiến bao nhiêu trận mạc với nhiều chiến thắng vẻ vang, cũng như khả năng dụng binh và trị an bình thiên hạ với những vùng đất ông đến nên Tại ấp Gò Tre (Long Thuận, thị xã Gò Công, Tiền Giang) Hàng năm, đến ngày giỗ Võ Tánh (27/5 Âm lịch), có hàng nghìn người dân địa phương và các vùng lân cận đến cúng viếng, tạo nên nét sinh hoạt tâm linh nổi bật ở vùng Gò Công trong hơn một thế kỷ qua.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền