Lê Văn Duyệt xứ Tiền Giang, Vị Thái Giám kiệt xuất dưới triều Nguyễn và Bi kịch cả dòng họ
- Thứ tư - 01/03/2017 13:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và đã 2 lần được cử làm Tổng Trấn Gia Định, được coi là một trong “Ngũ Hổ Tướng” ở Gia Định Thành. Đây là một chức danh dưới thời phong kiến, có nhiệm vụ cai quản cả dân sự và quân sự của một tỉnh. Ông được xem đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Miền Nam, từ một vùng chiến tranh hoang tàng, trở nên yên bình, giàu có và sung túc.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nhà Nguyễn được thành lập, ông trở thành một vị quan cấp cao trong triều đình và phục vụ hai triều vua Gia Long và Minh Mạng.
Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và đã 2 lần được cử làm Tổng Trấn Gia Định, được coi là một trong “Ngũ Hổ Tướng” ở Gia Định Thành. Đây là một chức danh dưới thời phong kiến, có nhiệm vụ cai quản cả dân sự và quân sự của một tỉnh. Ông được xem đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Miền Nam, từ một vùng chiến tranh hoang tàng, trở nên yên bình, giàu có và sung túc.
Có nhiều giả thuyết về giới tính của ông, Theo Sách "Kể chuyện các thái giám trong lịch sử Việt Nam" của tác giả Phạm Trường Khang đã cho rằng, ông sinh ra đã ái nam ái nữ, vì tinh hoàn không có, hình thể nhỏ nhắn. Tuy nhiên, ông là một đứa trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Thích đá gà và nuôi gà chọi.
Lúc bấy giờ ở Định Tường (Tiền Giang ngày nay) có một thầy phong thủy nổi tiếng xem tướng số, khi gặp Lê Văn Duyệt thì cười mà nói rằng: "Người này tuy cơ thể bất bình thường, nhưng sau này vẫn có đủ vợ lẽ, nàng hầu, công danh hiển hách, cha mẹ được nhờ".
Năm 1781, một lần chúa Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi chạy đến vàm Trà Lọt, Tại đây ông Lê Văn Toại tức cha ông Lê Văn Duyệt cưu mang, để cảm ơn chúa Nguyễn tuyển dụng ông làm thái giám, lãnh nhiệm vụ bảo vệ cung quyến. Lúc bấy giờ, ông vừa trong 17 tuổi.
Cuộc đời ông suốt đời phò tá và trung thành với vua Gia Long, ngay cả khi ông bị quân Tây Sơn bắt, ông trốn về được và tiếp tục hộ giá chúa Nguyễn Ánh sang Xiêm. (Thái Lan)
Năm 1793 ông được phong làm Thuộc Nội Vệ Úy, tuy ông là Thái Giám nhưng có sức mạnh phi thường, đánh võ giỏi, có công tùng chinh và trực tiếp bàn binh lược với vua Gia Long. Năm 1801, Ông cùng chúa Nguyễn và cái tướng lĩnh đánh chiếm cửa biển Thị Nại thuộc tỉnh Bình ĐỊnh bây giờ. Đây được xem là trận thư hùng quyết định dữ dội, đáng được gọi “Võ công đệ nhất” dưới triều Nguyễn. Lúc này tướng Võ Di Nguy trúng đạn chết, ông Duyệt càng gắng sức đánh, đốt phá hết binh thuyền Tây Sơn. Sau trận chiến này quân Nguyễn chết mất 4.000, trong số đó có tướng Võ Di Nguy, ba anh em Thư Ngọc Hầu...Quân Tây Sơn thiệt tới 20 ngàn và mất hết cả hải đội hùng mạnh: thuyền buồm bị tiêu 1.800 chiếc, 600 khẩu đại bác đủ cỡ và nhiều quân nhu, vũ khí, vàng bạc của binh tướng Tây Sơn rơi xuống đáy biển hết. Từ đó thành Bình Định ngày càng kiệt quê, Lúc này Lê Văn Duyệt cùng Lê Chất, ông được xem phò tá Lê Văn Duyệt đánh nhiều trận lớn và hiện nay được thờ tại Lăng Ông Bà Chiểu. Ngoài ra có một vị tướng dũng mãnh đã hy sinh ở thành Bình Định là Quận Công Võ Tánh, một vị tướng giỏi từ đất Gò Công, ông đã tử thủ tại thành Bình Định, khi ông Duyệt không chi viện binh kịp.
Ngày mồng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (tức 31 tháng 5 năm 1802), chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi tại Phú Xuân, đặt niên hiệu là Gia Long. Lê Văn Duyệt được phong làm "Khâm sai Chưởng Tả quân dinh Bình tây tướng quân, tước Quận công" để cùng với Lê Chất đem bộ binh ra Bắc truy diệt vua quan nhà Tây Sơn. Đến tháng 6 (âm lịch), thì quân bộ sang sông Linh Giang (tức sông Gianh ở Quảng Bình) rồi hiệp với quân thủy đánh lấy Nghệ An, Thanh Hóa, và Thăng Long. Đến lúc ấy, nhà Tây Sơn kể như bị diệt.
Từ đó ông liên tiếp lập đại công và được vua Gia Long tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng, ông vẫn không từ chối bất cứ nhiệm vụ nào, vó ngựa ông đi tới đâu, kẻ địch khiếp sợ tới đó. Ngoài ra ông có tài trị an bình thiên hạ, vùng đất ông đến sau khi dẹp loạn trở nên bình yên.
Dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng ông đã lập nhiều đại công, lật lại từng trang lịch sử có thể biết được con kênh Vĩnh Tế nổi tiếng ngày nay do ông Thoại Ngọc Hầu chỉ đạo dân phu đào, nhưng có phần quan trọng của ông Duyệt. Tháng 10 năm 1822, nhà vua sai Lê Văn Duyệt điều động quân và dân 39.000 người để tiếp tục đào kênh Vĩnh Tế (đến tháng 5 âm lịch năm 1824 thì xong).
Tháng 8 năm 1823, Lê Văn Duyệt về ở luôn Gia Định cho đến chết.
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Lê Văn Duyệt mất tại chức, thọ 69 tuổi. Sau đó, triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo quận công"
Bi kịch cả dòng họ
Sinh thời, ông Lê Văn Duyệt nhiều lần xung đột với vua Minh Mạng, vì tầm ảnh hưởng của ông lớn nên vua Minh Mạng vẫn xem là cái gai trong mắt. Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng cho bãi chức Tổng trấn Gia Định Thành và nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cứ, đồng thời trị tội các tôi tớ của ông Duyệt.
Những nguyên do có thể dẫn đến vụ án Lê Văn Duyệt được các nhà sử học cho rằng: - Ông Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà.
- Lê Văn Duyệt nhiều lần lạm quyền, hoặc làm sai ý triều đình trung ương, đặc biệt là sau khi vua Gia Long qua đời.
- Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng
- Ông Duyệt tỏ ý ủng hộ các nhà truyền đạo Cơ đốc Châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng
- Ông Duyệt được hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy) từ thời Gia Long, nên sau này ông không lạy vua Minh Mạng. Điều này đã làm nhà vua khó chịu
Dù không ưa nhưng vua Minh Mạng chưa thể làm gì Lê Văn Duyệt, vì công lao và uy quyền của ông quá lớn .
Khi ấy vì bị bức tử, con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi bèn khởi binh chống lại
Nhận được tin cáo cấp, vua Minh Mạng liền sai quân đi đánh dẹp, đồng thời ban trách Lê Văn Duyệt đã "che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn"
Cho nên sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1835), nhân Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Tả quân, Minh Mạng liền dụ cho đình thần nghị xử. Đến khi nghị án xong, có bảy tội nên trảm (chém), hai tội nên giảo (thắt cổ), một tội phải sung quân.
Tháng 2 (âm lịch) năm đầu Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin dụng những con cháu của Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Những người có công đầu trong công cuộc xây dựng đất nước. Vua Tự Đức cảm động và phục chức lại cho ông Lê Văn Duyệt và những người phò tá ông. Trải qua hai thời vua Thiệu Trị và Gia Long, ông Duyệt mới lấy lại được danh nghĩa của mình, đôi khi đó cũng là mệnh trời.
Tóm tắt lại cuộc đời của ông
Đôi khi người ngay thẳng lại gặp đoạn đường chông gai, nhưng hậu thế nhìn lại, ông không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị.
Bao nhiêu nhiệm vụ quan trọng được giao phó nhưng ông đều thực hiện tốt, làm Tổng trấn Gia Định Thành hai lần, ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện...
Để phát triển xứ xở Nam Kỳ trở nên bình yên và nhiều nước Đông Nam Á lúc đó phải dè dặt, cả Xiêm La Thái Lan còn không dám bén mảng tới đất Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Lúc này vu Chân Lạp cầu cứu vua Gia Long, ông Duyệt đã tấu lên vua cho xây thành Nam Vang tại nước này và chấn thủ bảo vệ khỏi quân Xiêm.
Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay " Đức Thượng Công"... Một vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông.
Lăng Ông Chợ Bà Chiểu Sài Gòn
Lăng Ông - Bà Chiểu, nói vắn tắt là lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu. Đây là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) trên một mảnh đất lớn hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh.
Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18000 mét vuông trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Đây là một vị trí đẹp giữa Sài Gòn, từng là biểu tượng văn hóa một thời của đất Gia Định.
Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông Lê Văn Duyệt và vợ ông là Đỗ Thị Phận. Và do lệ kiêng cữ tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ "lăng Ông" với hai từ "Bà Chiểu" để chỉ khu lăng của Tả Quân.
Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.
Lăng mộ ông Lê Văn Duyệt
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng một loại vữa hợp chất bền chắc với thời gian và được xem là ngôi cổ lớn còn lại ở Việt Nam.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
Miếu thờ
Công trình mang dấu ấn lối kiến trúc nhà Nguyễn, chạm gỗ, khắc đá cực kỳ tinh xảo và mỹ thuật. Nhờ khảm bằng sành sứ nên nơi này vẫn giữ được vẻ đẹp đến ngày nay. Tại đây có thờ ba ông Lê Văn Duyệt ở giữa, Thiếu phó Lê Chất phải và Kinh lược Phan Thanh Giản trái. Đây được xem là những người cận kề sát cánh với ông trong thời vua Gia Long, ngoài ra còn có Võ Tánh và Phạm Đăng Hưng sau này là ông ngoại vua Tự Đức là hai người đến từ Gò Công Tiền Giang phò tá vua Gia Long và là những công thần giữ những chức vụ quan trọng.
Tại đây, người dân tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt rất long trọng vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7 mồng 1 và 2 tháng 8 âm lịch.
Sống làm tướng, chết làm thần. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.
Ngoài ra Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, một học giả chuyên viết về Nam Kỳ và những bộ sách của ông có giá trị tới ngày nay, trong sách Gia Định xưa cho biết: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại Gia Định Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh Định Tường. (Tiền Giang ngày nay)" Tuy nhiên, tháng 4 năm 2006, sau một cuộc khảo sát ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại.
Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và đã 2 lần được cử làm Tổng Trấn Gia Định, được coi là một trong “Ngũ Hổ Tướng” ở Gia Định Thành. Đây là một chức danh dưới thời phong kiến, có nhiệm vụ cai quản cả dân sự và quân sự của một tỉnh. Ông được xem đã góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam Bộ Miền Nam, từ một vùng chiến tranh hoang tàng, trở nên yên bình, giàu có và sung túc.
Có nhiều giả thuyết về giới tính của ông, Theo Sách "Kể chuyện các thái giám trong lịch sử Việt Nam" của tác giả Phạm Trường Khang đã cho rằng, ông sinh ra đã ái nam ái nữ, vì tinh hoàn không có, hình thể nhỏ nhắn. Tuy nhiên, ông là một đứa trẻ khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Thích đá gà và nuôi gà chọi.
Lúc bấy giờ ở Định Tường (Tiền Giang ngày nay) có một thầy phong thủy nổi tiếng xem tướng số, khi gặp Lê Văn Duyệt thì cười mà nói rằng: "Người này tuy cơ thể bất bình thường, nhưng sau này vẫn có đủ vợ lẽ, nàng hầu, công danh hiển hách, cha mẹ được nhờ".
Năm 1781, một lần chúa Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi chạy đến vàm Trà Lọt, Tại đây ông Lê Văn Toại tức cha ông Lê Văn Duyệt cưu mang, để cảm ơn chúa Nguyễn tuyển dụng ông làm thái giám, lãnh nhiệm vụ bảo vệ cung quyến. Lúc bấy giờ, ông vừa trong 17 tuổi.
Cuộc đời ông suốt đời phò tá và trung thành với vua Gia Long, ngay cả khi ông bị quân Tây Sơn bắt, ông trốn về được và tiếp tục hộ giá chúa Nguyễn Ánh sang Xiêm. (Thái Lan)
Năm 1793 ông được phong làm Thuộc Nội Vệ Úy, tuy ông là Thái Giám nhưng có sức mạnh phi thường, đánh võ giỏi, có công tùng chinh và trực tiếp bàn binh lược với vua Gia Long. Năm 1801, Ông cùng chúa Nguyễn và cái tướng lĩnh đánh chiếm cửa biển Thị Nại thuộc tỉnh Bình ĐỊnh bây giờ. Đây được xem là trận thư hùng quyết định dữ dội, đáng được gọi “Võ công đệ nhất” dưới triều Nguyễn. Lúc này tướng Võ Di Nguy trúng đạn chết, ông Duyệt càng gắng sức đánh, đốt phá hết binh thuyền Tây Sơn. Sau trận chiến này quân Nguyễn chết mất 4.000, trong số đó có tướng Võ Di Nguy, ba anh em Thư Ngọc Hầu...Quân Tây Sơn thiệt tới 20 ngàn và mất hết cả hải đội hùng mạnh: thuyền buồm bị tiêu 1.800 chiếc, 600 khẩu đại bác đủ cỡ và nhiều quân nhu, vũ khí, vàng bạc của binh tướng Tây Sơn rơi xuống đáy biển hết. Từ đó thành Bình Định ngày càng kiệt quê, Lúc này Lê Văn Duyệt cùng Lê Chất, ông được xem phò tá Lê Văn Duyệt đánh nhiều trận lớn và hiện nay được thờ tại Lăng Ông Bà Chiểu. Ngoài ra có một vị tướng dũng mãnh đã hy sinh ở thành Bình Định là Quận Công Võ Tánh, một vị tướng giỏi từ đất Gò Công, ông đã tử thủ tại thành Bình Định, khi ông Duyệt không chi viện binh kịp.
Ngày mồng 1 tháng 5 năm Nhâm Tuất (tức 31 tháng 5 năm 1802), chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi tại Phú Xuân, đặt niên hiệu là Gia Long. Lê Văn Duyệt được phong làm "Khâm sai Chưởng Tả quân dinh Bình tây tướng quân, tước Quận công" để cùng với Lê Chất đem bộ binh ra Bắc truy diệt vua quan nhà Tây Sơn. Đến tháng 6 (âm lịch), thì quân bộ sang sông Linh Giang (tức sông Gianh ở Quảng Bình) rồi hiệp với quân thủy đánh lấy Nghệ An, Thanh Hóa, và Thăng Long. Đến lúc ấy, nhà Tây Sơn kể như bị diệt.
Từ đó ông liên tiếp lập đại công và được vua Gia Long tin tưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng, ông vẫn không từ chối bất cứ nhiệm vụ nào, vó ngựa ông đi tới đâu, kẻ địch khiếp sợ tới đó. Ngoài ra ông có tài trị an bình thiên hạ, vùng đất ông đến sau khi dẹp loạn trở nên bình yên.
Dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng ông đã lập nhiều đại công, lật lại từng trang lịch sử có thể biết được con kênh Vĩnh Tế nổi tiếng ngày nay do ông Thoại Ngọc Hầu chỉ đạo dân phu đào, nhưng có phần quan trọng của ông Duyệt. Tháng 10 năm 1822, nhà vua sai Lê Văn Duyệt điều động quân và dân 39.000 người để tiếp tục đào kênh Vĩnh Tế (đến tháng 5 âm lịch năm 1824 thì xong).
Tháng 8 năm 1823, Lê Văn Duyệt về ở luôn Gia Định cho đến chết.
Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Lê Văn Duyệt mất tại chức, thọ 69 tuổi. Sau đó, triều đình truy tặng ông chức "Tá vận công thần đặc tấn Tráng võ tướng quân – Tả quân đô thống phủ chưởng phủ sự, Thái bảo quận công"
Bi kịch cả dòng họ
Sinh thời, ông Lê Văn Duyệt nhiều lần xung đột với vua Minh Mạng, vì tầm ảnh hưởng của ông lớn nên vua Minh Mạng vẫn xem là cái gai trong mắt. Sau khi Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng cho bãi chức Tổng trấn Gia Định Thành và nói rằng phụng mật chỉ truy xét việc riêng của Lê Văn Duyệt, rồi đòi hỏi chứng cứ, đồng thời trị tội các tôi tớ của ông Duyệt.
Những nguyên do có thể dẫn đến vụ án Lê Văn Duyệt được các nhà sử học cho rằng: - Ông Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà.
- Lê Văn Duyệt nhiều lần lạm quyền, hoặc làm sai ý triều đình trung ương, đặc biệt là sau khi vua Gia Long qua đời.
- Lê Văn Duyệt ít học, bản chất quan võ nóng nảy, nói năng cộc lốc, chẳng biết chiều đón ý vua, khi tấu đối thường không vừa ý Minh Mạng
- Ông Duyệt tỏ ý ủng hộ các nhà truyền đạo Cơ đốc Châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng
- Ông Duyệt được hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy) từ thời Gia Long, nên sau này ông không lạy vua Minh Mạng. Điều này đã làm nhà vua khó chịu
Dù không ưa nhưng vua Minh Mạng chưa thể làm gì Lê Văn Duyệt, vì công lao và uy quyền của ông quá lớn .
Khi ấy vì bị bức tử, con nuôi ông Duyệt là Lê Văn Khôi bèn khởi binh chống lại
Nhận được tin cáo cấp, vua Minh Mạng liền sai quân đi đánh dẹp, đồng thời ban trách Lê Văn Duyệt đã "che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn"
Cho nên sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1835), nhân Phan Bá Đạt ở Đô Sát Viện dâng sớ kể tội Tả quân, Minh Mạng liền dụ cho đình thần nghị xử. Đến khi nghị án xong, có bảy tội nên trảm (chém), hai tội nên giảo (thắt cổ), một tội phải sung quân.
Năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, hoàng tử Miên Tông, con trai trưởng của Minh Mạng, ông là một người hiền hòa, thấy việc đối đãi công thần không hợp lý hợp tình, bèn ban lệnh tha tội các thân thuộc của Lê Chất và Lê Văn Duyệt.Vua Minh Mạng ra dụ có đoạn rằng:
Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ" (Chỗ này là nơi quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp)
Sau đó, lệnh được thực hiện theo như lời dụ. Ngoài ra, mộ cha mẹ ông ở Long Hưng (nay thuộc Châu Thành, Tiền Giang) cũng bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia.
Tháng 2 (âm lịch) năm đầu Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin dụng những con cháu của Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt và Lê Chất. Những người có công đầu trong công cuộc xây dựng đất nước. Vua Tự Đức cảm động và phục chức lại cho ông Lê Văn Duyệt và những người phò tá ông. Trải qua hai thời vua Thiệu Trị và Gia Long, ông Duyệt mới lấy lại được danh nghĩa của mình, đôi khi đó cũng là mệnh trời.
Tóm tắt lại cuộc đời của ông
Đôi khi người ngay thẳng lại gặp đoạn đường chông gai, nhưng hậu thế nhìn lại, ông không chỉ có tài quân sự, Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị.
Bao nhiêu nhiệm vụ quan trọng được giao phó nhưng ông đều thực hiện tốt, làm Tổng trấn Gia Định Thành hai lần, ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, và có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, đào kênh, củng cố thành lũy, lập hai cơ quan từ thiện...
Để phát triển xứ xở Nam Kỳ trở nên bình yên và nhiều nước Đông Nam Á lúc đó phải dè dặt, cả Xiêm La Thái Lan còn không dám bén mảng tới đất Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Lúc này vu Chân Lạp cầu cứu vua Gia Long, ông Duyệt đã tấu lên vua cho xây thành Nam Vang tại nước này và chấn thủ bảo vệ khỏi quân Xiêm.
Đồng thời ông cũng có cách ứng xử khéo léo, rộng rãi đối với những người phương Tây đến buôn bán ở Sài Gòn. Bấy giờ, nhiều người kính phục, gọi ông là "Ông Lớn Thượng", hay " Đức Thượng Công"... Một vài nước lân cận cũng tỏ ra kiêng nể ông.
Lăng Ông Chợ Bà Chiểu Sài Gòn
Lăng Ông - Bà Chiểu, nói vắn tắt là lăng Ông, có tên chữ là Thượng Công miếu. Đây là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) trên một mảnh đất lớn hiện tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 1, quận Bình Thạnh.
Lăng Ông Bà Chiểu rộng 18000 mét vuông trên một gò đất cao, nằm giữa bốn con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Đây là một vị trí đẹp giữa Sài Gòn, từng là biểu tượng văn hóa một thời của đất Gia Định.
Lăng nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên mỗi khi nhắc đến tên chợ này là nghĩ ngay đến lăng Ông. Rất nhiều người nơi khác thường nhầm rằng đây là lăng thờ ông và bà tên Chiểu. Thật ra không phải như vậy, đây là lăng thờ ông Lê Văn Duyệt và vợ ông là Đỗ Thị Phận. Và do lệ kiêng cữ tên, không biết từ lúc nào, người dân đã ghép hai từ "lăng Ông" với hai từ "Bà Chiểu" để chỉ khu lăng của Tả Quân.
Theo nhà văn Sơn Nam, tên Bà Chiểu là tên vùng đất, chỉ mới xuất hiện thời vua Tự Ðức. Chiểu có nghĩa là ao nước thiên nhiên, Bà Chiểu là nữ thần được thờ bên ao thiên nhiên.
Lăng mộ ông Lê Văn Duyệt
Toàn thể khu mộ đều được xây bằng một loại vữa hợp chất bền chắc với thời gian và được xem là ngôi cổ lớn còn lại ở Việt Nam.
Phần mộ gồm hai ngôi mộ song táng: Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Hai ngôi mộ đặt song song và được cấu tạo giống nhau, có hình dạng như nửa quả trứng ngỗng xẻ theo chiều dọc, úp trên bệ lớn hình chữ nhật. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Từ nơi nhà bia nhìn vào, mộ Lê Văn Duyệt phía bên phải. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn.
Miếu thờ
Công trình mang dấu ấn lối kiến trúc nhà Nguyễn, chạm gỗ, khắc đá cực kỳ tinh xảo và mỹ thuật. Nhờ khảm bằng sành sứ nên nơi này vẫn giữ được vẻ đẹp đến ngày nay. Tại đây có thờ ba ông Lê Văn Duyệt ở giữa, Thiếu phó Lê Chất phải và Kinh lược Phan Thanh Giản trái. Đây được xem là những người cận kề sát cánh với ông trong thời vua Gia Long, ngoài ra còn có Võ Tánh và Phạm Đăng Hưng sau này là ông ngoại vua Tự Đức là hai người đến từ Gò Công Tiền Giang phò tá vua Gia Long và là những công thần giữ những chức vụ quan trọng.
Tại đây, người dân tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt rất long trọng vào các ngày 29 hoặc 30 tháng 7 mồng 1 và 2 tháng 8 âm lịch.
Sống làm tướng, chết làm thần. Khi ông mất, dân gian xem ông như một vị thần, vì vậy việc thờ cúng và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần và tế thần.
Ngoài ra Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, một học giả chuyên viết về Nam Kỳ và những bộ sách của ông có giá trị tới ngày nay, trong sách Gia Định xưa cho biết: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại Gia Định Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh Định Tường. (Tiền Giang ngày nay)" Tuy nhiên, tháng 4 năm 2006, sau một cuộc khảo sát ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền