Tây An Cổ Tự An Giang và Giai thoại con của Hoàng Đế Quang Trung và Công Chúa Ngọc Hân
- Thứ sáu - 03/03/2017 08:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An Cổ Tự là một ngôi chùa Phật Giáo cổ có từ lâu đời nằm dưới chân núi Sam. Tây An Cổ Tự nằm gần chùa Bà Châu Đốc và Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang.
Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An Cổ Tự là một ngôi chùa Phật Giáo cổ có từ lâu đời nằm dưới chân núi Sam. Tây An Cổ Tự nằm gần chùa Bà Châu Đốc và Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang.
Đây là một ngôi chùa có kiến trúc rất đặc biệt, bởi nó kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam. Có rất nhiều câu truyện mà dân gian còn truyền tụng lại khi xây ngôi chùa này. Ngày xưa Tây An Cổ Tự chỉ là một ngôi chùa nhỏ, lúc bấy giờ Tổng Đốc An Hà tức là hai tỉnh An Giang và Hà Tiên là Doãn Uẩn được lệnh đánh đuổi quân Xiêm La trong trận chiến Xiêm La Chân Lạp. Ông đã tới ngôi chùa khấn vái nếu bình an trở về thì sẽ xây ngôi chùa lớn. Năm 1847, ông vui mừng vì lập được đại công nên đã cho xây ngôi chùa bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bờ cõi phía Tây.
Đến năm 1861, Hoà thượng Hoàng Ân tên là Nguyễn Nhất Thừa cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm 1958, Hòa thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Vị sư trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Nguyễn Văn Giác (1788–1875), pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế.
Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên nhân vật yêu nước trong chiều dài lịch sử Cũng trong khoảng thời gian này (tức vào những năm 1850) ông Đoàn Minh Huyên ông sinh năm 1807-và mất 1856, người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đến tu tại chùa, nên chùa càng nổi tiếng.
Nói thêm về Đoàn Minh Huyên, ông là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, được tính đồ gọi là Phật Thầy Tây An, ông là một nhà yêu nước ẩn dưới chiếc áo nhà tu. Ông vừa trị bệnh cứu người, vừa quy tụ nông dân nghèo khai hoang, vừa phổ biến "Tứ ân", mà trong đó "Ân đất nước" rất được chú trọng. Điểm đáng lưu ý nữa, đó là những "trại ruộng" mà ông lập ra chỉ là hình thức, thực chất đấy là căn cứ tập hợp nông dân chống lại chính sách cai trị hà khắc của nhà Nguyễn. Sau này, khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì những nơi ấy trở thành những căn cứ chống ngoại xâm, nhiều tín đồ của ông trở thành nghĩa quân (để đền ơn đất nước), mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng.
Năm 1849, ở Nam Kỳ, xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên đến vùng Kiến Thạnh nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cư ngụ ở cốc ông đạo Kiến, trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều dạy khuyên của ông.
Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm ấy (1849), ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tôn chỉ và phương pháp hành đạo rất đơn giản.
Phật Thầy Tây An viên tịch ngày 10 tháng 9 năm 1856, lúc 49 tuổi. Hiện mộ ông ở phía sau chùa Tây An (Châu Đốc)
Theo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ.
Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhưng tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ), không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ).
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết "vô vi", tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác
Giai thoại Phật Thầy Tây An là con vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân
Gần đây trong cuốn "Thân thế Phật thầy Tây An" của cư sĩ Spô-Liêu dựa vào truyện thơ Kim cổ kỳ quan của ông Nguyễn Văn Thới (1866-1926). Theo đó, Phật thầy có tên thật là Nguyễn Quang Mục, con của vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa. Cái tên Đoàn Minh Huyên chỉ là để che mắt nhà Nguyễn. Ý ẩn trong chữ "Bửu Sơn Kỳ Hương" là "Tây Sơn Hồ Thơm" (Hồ Thơm là tên thật của vua Quang Trung), chữ "Tây An" đọc ngược lại là "An Tây" chính là tên ấp Tây Sơn thời nhà Nguyễn. Ngoài ra trong chùa Tây An cũng có bàn thờ một tấm vải điều. Dân gian cho rằng đó chính là lá cờ đào của triều đại Tây Sơn . Tuy nhiên giả thiết này không có căn cứ, chưa được các nhà sử học công nhận
Kiến trúc đặc biệt chùa Tây An
Chùa Tây An tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích 15.000 m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.
Chùa cất theo lối chữ "tam", có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính. Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.
Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v...Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.
Đây là một ngôi chùa có kiến trúc rất đặc biệt, bởi nó kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam. Có rất nhiều câu truyện mà dân gian còn truyền tụng lại khi xây ngôi chùa này. Ngày xưa Tây An Cổ Tự chỉ là một ngôi chùa nhỏ, lúc bấy giờ Tổng Đốc An Hà tức là hai tỉnh An Giang và Hà Tiên là Doãn Uẩn được lệnh đánh đuổi quân Xiêm La trong trận chiến Xiêm La Chân Lạp. Ông đã tới ngôi chùa khấn vái nếu bình an trở về thì sẽ xây ngôi chùa lớn. Năm 1847, ông vui mừng vì lập được đại công nên đã cho xây ngôi chùa bằng tường gạch, nền cuốn đá xanh, mái lợp ngói và đặt tên là Tây An tự với hàm ý trấn yên bờ cõi phía Tây.
Đến năm 1861, Hoà thượng Hoàng Ân tên là Nguyễn Nhất Thừa cho trùng tu lại chính điện và hậu tổ. Năm 1958, Hòa thượng Thích Bửu Thọ đứng ra vận động xây dựng mới ba ngôi cổ lầu, mặt chính và ngôi chính điện, nên chùa có diện mạo như ngày hôm nay.
Vị sư trụ trì đầu tiên là Hòa thượng Nguyễn Văn Giác (1788–1875), pháp hiệu Hải Tịnh, tu theo phái Lâm Tế, nên có người còn gọi chùa Tây An là chùa Lâm Tế.
Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên nhân vật yêu nước trong chiều dài lịch sử Cũng trong khoảng thời gian này (tức vào những năm 1850) ông Đoàn Minh Huyên ông sinh năm 1807-và mất 1856, người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương đến tu tại chùa, nên chùa càng nổi tiếng.
Nói thêm về Đoàn Minh Huyên, ông là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, được tính đồ gọi là Phật Thầy Tây An, ông là một nhà yêu nước ẩn dưới chiếc áo nhà tu. Ông vừa trị bệnh cứu người, vừa quy tụ nông dân nghèo khai hoang, vừa phổ biến "Tứ ân", mà trong đó "Ân đất nước" rất được chú trọng. Điểm đáng lưu ý nữa, đó là những "trại ruộng" mà ông lập ra chỉ là hình thức, thực chất đấy là căn cứ tập hợp nông dân chống lại chính sách cai trị hà khắc của nhà Nguyễn. Sau này, khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì những nơi ấy trở thành những căn cứ chống ngoại xâm, nhiều tín đồ của ông trở thành nghĩa quân (để đền ơn đất nước), mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng.
Năm 1849, ở Nam Kỳ, xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, ông Đoàn Minh Huyên đến vùng Kiến Thạnh nay thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cư ngụ ở cốc ông đạo Kiến, trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều dạy khuyên của ông.
Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm ấy (1849), ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tôn chỉ và phương pháp hành đạo rất đơn giản.
Phật Thầy Tây An viên tịch ngày 10 tháng 9 năm 1856, lúc 49 tuổi. Hiện mộ ông ở phía sau chùa Tây An (Châu Đốc)
Theo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ.
Núi Cấm An Giang
Người đến quy y sẽ được Đoàn Minh Huyên cấp cho một tấm "lòng phái" (mảnh giấy màu vàng có ghi bốn chữ "Bửu Sơn kỳ Hương" màu son), được truyền dạy giáo lý "học Phật- tu Nhân", tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân (ơn)", đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại.Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhưng tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ), không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ).
Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết "vô vi", tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác
Giai thoại Phật Thầy Tây An là con vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân
Gần đây trong cuốn "Thân thế Phật thầy Tây An" của cư sĩ Spô-Liêu dựa vào truyện thơ Kim cổ kỳ quan của ông Nguyễn Văn Thới (1866-1926). Theo đó, Phật thầy có tên thật là Nguyễn Quang Mục, con của vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa. Cái tên Đoàn Minh Huyên chỉ là để che mắt nhà Nguyễn. Ý ẩn trong chữ "Bửu Sơn Kỳ Hương" là "Tây Sơn Hồ Thơm" (Hồ Thơm là tên thật của vua Quang Trung), chữ "Tây An" đọc ngược lại là "An Tây" chính là tên ấp Tây Sơn thời nhà Nguyễn. Ngoài ra trong chùa Tây An cũng có bàn thờ một tấm vải điều. Dân gian cho rằng đó chính là lá cờ đào của triều đại Tây Sơn . Tuy nhiên giả thiết này không có căn cứ, chưa được các nhà sử học công nhận
Kiến trúc đặc biệt chùa Tây An
Chùa Tây An tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, trong khuôn viên có diện tích 15.000 m2. Phía sau có núi Sam như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.
Chùa cất theo lối chữ "tam", có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính. Mặt tiền chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.
Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v...Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và mỹ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền