Thăm Lăng Mộ Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định tại Gò Công Tiền Giang
- Thứ năm - 02/03/2017 09:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trương Định là võ quan dưới Triều Nguyễn và được người dân Gò Công tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864 trong lịch sử Việt Nam.
Trương Định là võ quan dưới Triều Nguyễn và được người dân Gò Công tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864 trong lịch sử Việt Nam.
Ông sinh năm 1820 (Canh Thình), tại làng Tư Cung Nam, Phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi,
Năm 1844, ông theo cha vào Nam, cha ông là một Lãnh Binh Trương Cầm dưới thời vua Gia Long, Thiệu Trị. Thời gian này chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương được phát đi mạnh mẽ. Ông cưới bà Lê Thị Thưởng là con gái của một hào phú Gò Công Tiền Giang. Gia đình nhà vợ hỗ trợ xuất tiền để chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gò Công. Nhờ vậy ông được triều Nguyễn bổ làm Quản Cơ, Hàm Tứ Phẩm.
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Trương Định trở thành thủ lĩnh chống Pháp và đã chiến thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè…ông đã từng chém chết Đại úy Barbé của Pháp gắn liền với câu chuyện “Nàng Hai Bến Nghé” đã dựng nên vở cải lương nổi tiếng.
Khi Gia Định thất thủ, ông lui về Gò Công tổ chức lại lực lượng chiến đấu. Lúc bấy giờ căn cứ và nghĩa quân đã phủ các vùng Gò Công, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười, Tân An (Long An) và kéo sang tới tận biên giới Campuchia.
Năm 1862, Vua Tự Đức ký hiệp ước hòa giải với Pháp, và cho truyền Nam Kỳ nghĩ binh và triệu hồi Trương Định về Phú Yên. Ông đã phản đối quyết định này và bị cách chức hàm.
Lúc này ông được người dân Gò Công tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái, xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chặt cây làm giáo, rèn luyện binh khí, huấn luyện binh sĩ.
Trương Định bấy giờ là một nỗi khiếp đảm với quân Pháp, chiến thuật của ông dùng là đánh du kích, phục trận giết quân xâm lược rồi lấy vũ khí phát triển binh lính. Những câu nói nổi tiếng của ông
Huỳnh Công Tấn là một lãnh binh, là một thủ lĩnh của Trương Định, sau khi bị Pháp bắt 1862 đã hàng Pháp và trở thành tay sai đắc lực của Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỷ 19.
Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn đã dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp Bản doanh Đám Lá Tối Trời tại Ao Dinh Gò Công. Trương Định bị trọng thương, gãy xương sống. Không để Pháp bắt sống, ông đã tự sát lúc ấy ông 44 tuổi.
Sau này Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn bị Pháp phế truất khi thời bắt giết bữa bãi đã qua, Pháp muốn an dân và muốn tìm cách loại bỏ Huỳnh Công Tấn. Sau cùng ông chết lúc 37 tuổi và tượng đài Pháp xây tặng "Bắc Đẩu Bội Tinh" bị người dân đập bỏ.
Năm 1864, sau khi Trương Định tuẫn tiết, bà Trần Thị Sanh, vợ thứ Trương Định đã xây mộ Trương Định bằng đá ong và hồ ô dước, một loại vật liệu kết hợp giữa vôi đường mật và cây ô dước, nhiều nhà cổ Gò Công xây bằng kiểu này vẫn còn bền vững cho tới bây giờ.
Bà cho khắc trên bia mộ
Năm 1964, Chính quyền cũ đã cho tu bổ ngôi mộ khang trang như ngày nay và năm 1972 đã xây dựng thêm Đền Thờ dựa theo bản vẽ của kỹ sư Nguyễn Ngọc Thiệt. Ông Cung Tất Mai làm Trưởng Ban. Hiện nay khi quý khách đến đây sẽ thấy ngôi đền thờ xây theo kiến trúc Đông Phương, vừa cổ kính vừa tân thời, rất trang nghiêm.
Năm 2013 Tổ Chức Kỷ Lục Việt Nam trao chứng nhận cho 3 công trình. Đền Thờ - Lăng Mộ, Tượng Đài Trương Định tại Thị Xã Gò Công và một quyển sách rất đặc biệt chỉ duy nhất một bản về Tiểu sử người anh hùng Trương Định bằng 3 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp). Khi du khách đến thăm lăng trương định thì có thể thấy cuốn sách này trong đền
Ông sinh năm 1820 (Canh Thình), tại làng Tư Cung Nam, Phủ Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi,
Năm 1844, ông theo cha vào Nam, cha ông là một Lãnh Binh Trương Cầm dưới thời vua Gia Long, Thiệu Trị. Thời gian này chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương được phát đi mạnh mẽ. Ông cưới bà Lê Thị Thưởng là con gái của một hào phú Gò Công Tiền Giang. Gia đình nhà vợ hỗ trợ xuất tiền để chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gò Công. Nhờ vậy ông được triều Nguyễn bổ làm Quản Cơ, Hàm Tứ Phẩm.
Tháng 2 năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, Trương Định trở thành thủ lĩnh chống Pháp và đã chiến thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè…ông đã từng chém chết Đại úy Barbé của Pháp gắn liền với câu chuyện “Nàng Hai Bến Nghé” đã dựng nên vở cải lương nổi tiếng.
Khi Gia Định thất thủ, ông lui về Gò Công tổ chức lại lực lượng chiến đấu. Lúc bấy giờ căn cứ và nghĩa quân đã phủ các vùng Gò Công, Mỹ Tho, Chợ Lớn, Sài Gòn, Đồng Tháp Mười, Tân An (Long An) và kéo sang tới tận biên giới Campuchia.
Năm 1862, Vua Tự Đức ký hiệp ước hòa giải với Pháp, và cho truyền Nam Kỳ nghĩ binh và triệu hồi Trương Định về Phú Yên. Ông đã phản đối quyết định này và bị cách chức hàm.
Lúc này ông được người dân Gò Công tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái, xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chặt cây làm giáo, rèn luyện binh khí, huấn luyện binh sĩ.
Trương Định bấy giờ là một nỗi khiếp đảm với quân Pháp, chiến thuật của ông dùng là đánh du kích, phục trận giết quân xâm lược rồi lấy vũ khí phát triển binh lính. Những câu nói nổi tiếng của ông
“Triều đình Huế không nhìn nhận chúng ta, nhưng chúng ta cứ bảo vệ Tổ quốc Chúng Ta“
"Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta..."
Khi đến thăm đền thờ Trương Dịnh tại thị xã Gò Công, du khách sẽ đọc được những đoạn trích này.
Sự Phản bội của Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn và cái kết cho kẻ phản bội"Chúng ta thề sẽ đánh mãi và đánh không ngừng, khi ta thiếu tất cả sẽ bẻ nhánh cây làm cờ, lấy gậy gộc làm võ khí cho quân lính ta..."
Huỳnh Công Tấn là một lãnh binh, là một thủ lĩnh của Trương Định, sau khi bị Pháp bắt 1862 đã hàng Pháp và trở thành tay sai đắc lực của Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỷ 19.
Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn đã dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp Bản doanh Đám Lá Tối Trời tại Ao Dinh Gò Công. Trương Định bị trọng thương, gãy xương sống. Không để Pháp bắt sống, ông đã tự sát lúc ấy ông 44 tuổi.
Sau này Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn bị Pháp phế truất khi thời bắt giết bữa bãi đã qua, Pháp muốn an dân và muốn tìm cách loại bỏ Huỳnh Công Tấn. Sau cùng ông chết lúc 37 tuổi và tượng đài Pháp xây tặng "Bắc Đẩu Bội Tinh" bị người dân đập bỏ.
Di tích Ao Dinh Gò Công ngày nay
Trần Thị Sanh người vợ thứ của Trương Định và là em con cô cậu ruột với Thái Hậu Từ DụNăm 1864, sau khi Trương Định tuẫn tiết, bà Trần Thị Sanh, vợ thứ Trương Định đã xây mộ Trương Định bằng đá ong và hồ ô dước, một loại vật liệu kết hợp giữa vôi đường mật và cây ô dước, nhiều nhà cổ Gò Công xây bằng kiểu này vẫn còn bền vững cho tới bây giờ.
Bà cho khắc trên bia mộ
"ĐẠI NAM AN HÀ LÃNH BINH KIÊM
BÌNH TÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN
TRƯƠNG CÔNG HÚY ĐỊNH CHI MỘ"
Sau khi lập mộ, Pháp đã cho đục bỏ chữ “Bình Tây Đại Tướng Quân” và phạt bà Trần Thị Sanh 10.000 quan tiền vì đã cho lập bia trái phép. Lúc này 10.000 quan là một số tiền rất lớn thời bấy giờ.
Mười năm sau, bà Trần Thị Sanh xin lập mộ cho chồng với 3 bức hoành phi và trụ đá. Mộ được xây bằng đá hoa cương. Sau đó mộ bị đập bỏ bởi sự dòm ngó của mật thám và làm cho chính quyền Pháp khó chịu. Một lần nữa, ngôi mộ trở nên hoang tàn một thời gian dài.BÌNH TÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN
TRƯƠNG CÔNG HÚY ĐỊNH CHI MỘ"
Năm 1964, Chính quyền cũ đã cho tu bổ ngôi mộ khang trang như ngày nay và năm 1972 đã xây dựng thêm Đền Thờ dựa theo bản vẽ của kỹ sư Nguyễn Ngọc Thiệt. Ông Cung Tất Mai làm Trưởng Ban. Hiện nay khi quý khách đến đây sẽ thấy ngôi đền thờ xây theo kiến trúc Đông Phương, vừa cổ kính vừa tân thời, rất trang nghiêm.
Năm 2013 Tổ Chức Kỷ Lục Việt Nam trao chứng nhận cho 3 công trình. Đền Thờ - Lăng Mộ, Tượng Đài Trương Định tại Thị Xã Gò Công và một quyển sách rất đặc biệt chỉ duy nhất một bản về Tiểu sử người anh hùng Trương Định bằng 3 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp). Khi du khách đến thăm lăng trương định thì có thể thấy cuốn sách này trong đền
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền