Trồng sâm Ngọc Linh trong... 20 ngày

Thứ bảy - 25/04/2015 22:17
Từ một số tế bào của rễ sâm Ngọc Linh, bằng công nghệ sinh khối tế bào, nhóm nghiên cứu của Học viên Quân y đã thành công trong việc nuôi cấy thành số lượng lớn. Toàn bộ quy trình chỉ mất 10 - 20 ngày, trong khi bình thường phải mất khoảng 6 năm sâm mới cho thu hoạch.
Trong phòng thí nghiệm trồng sâm Ngọc Linh.
Trong phòng thí nghiệm trồng sâm Ngọc Linh.
Cây sâm Ngọc Linh (có tên khoa học là Panax vietnamensis hay sâm K5, sâm Việt Nam) được phát hiện lần đầu vào năm 1973 tại huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum). Đây cũng là loài nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy sâm Ngọc Linh có tác dụng bổ dưỡng toàn thân, tăng sức lực. Khi dùng cho bệnh nhân, phục hồi sức khỏe, bệnh nhân ăn ngon, tăng sức đề kháng đối với những yếu tố độc hại. Khi dùng để điều trị bệnh gan cấp, sâm Ngọc Linh có tác dụng làm chức năng gan hồi phục nhanh chóng và làm giảm khả năng chuyển thành bệnh mãn tính. Ngoài ra, nó còn có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch. Sâm Việt Namcòn thể hiện tác dụng phòng chống xơ vữa động mạch...
Dây truyền sản xuất sinh khối tế bào sâm Ngọc Linh. (Ảnh: Báo Đất Việt)
Để tăng nguồn cung cấp sâm Ngọc Linh cho ngành công nghiệp dược phẩm, ngoài việc trồng và bảo tồn sâm trong tự nhiên, thì việc nuôi trồng trong phòng thí nghiệm cũng là một lựa chọn.
Được sự giúp đỡ của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Quốc phòng và các nhà khoa học Hàn Quốc, Học viện Quân y đã triển khai đề tài "ứng dụng công nghệ Biomass tạo sinh khối tế bào rễ sâm Ngọc Linh”. Đây là công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật trong môi trường và điều kiện nuôi thích hợp. Kết quả sẽ cho ra khối lượng lớn tế bào chứa hoạt chất từ một hay một nhóm tế bào ban đầu.
Công nghệ này có ưu điểm vượt trội là thời gian từ khi nuôi cấy đến khi cho thu hoạch rất ngắn, chỉ khoảng 10 - 20 ngày. Nó cũng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, dịch bệnh, mùa màng... Ngoài ra, chất lượng nguyên liệu ổn định do quá trình nuôi cấy được kiểm soát chặt chẽ, vì vậy phù hợp với sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP.
Dược sĩ Vũ Bình Dương, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Sinh - Y - Dược học, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đề tài đã được đăng ký Bằng độc quyền sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ, đoạt Giải nhất Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ Học viện Quân y năm 2007.
Sâm Ngọc Linh tự nhiên phân bố chủ yếu chung quanh vùng núi Ngọc Linh (thuộc huyện Trà My, Quảng Nam và Đăk Tô, Kon Tum) ở độ cao 1.500m trở lên. Loại cây này sinh trưởng chậm, phải từ 6 năm trở lên mới có thể sử dụng. Hiện nó đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Sâm Ngọc Linh được các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc xếp cùng hạng với 5 loại sâm quý nhất thế giới.
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Theo Khoa học và phát triển

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây