Chuối hột rừng và cách sử dụng
- Thứ ba - 14/04/2015 12:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Một trong những loại thực phẩm – dược liệu đã được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời nay là chuối hột – tên khoa học Musa balbisiana Colla (M. brachycarpa Back), thuộc họ Chuối – Musaceae.
Theo y học cổ truyền, chuối hột rừng có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang: dùng 30-50g quả chuối chát thái mỏng sao vàng hạ thổ rồi lường 4 chén nước sắc còn 1 chén uống mỗi ngày, hoặc hãm nước sôi uống như trà mỗi ngày.
Dân gian thường ngâm rượu chuối hột là làm giảm nhức mỏi cơ thể, đau lưng, cột sống. Hiên nay chuối hột thường có ở các vùng rừng núi Tây bắc, Tây nguyên…
Ngoài ra ở vùng tây bắc còn có một loại chuối nữa gọi là chuối nguôn. Chuối nguôn khác chuối hột rừng là chỉ mọc từng cây một và cây mới được mọc từ hạt sau khi đồng bào đốt rẫy làm nương.
Cách ngâm rượu chuối hột
Lấy 1kg chuối hột xanh vào + 0.5 kg chuối hột chín rủa sạch bằng nước và phơi khô (để đảm bảo chuối sạch hoàn toàn mặc dù khi phơi khô trên vùng cao cũng ít bụi và ruồi nhặng), sau đó cho vào bình 5 lít và đổ rượu vào ngâm. Sở dĩ phải vừa có chuối xanh vừa có chuối chín là để phối hợp giữa chát và ngọt để có vị rượu hoàn hảo và nếu bạn thực sự muốn có một bình rượu thật ngon để nhâm nhi chữa bệnh hàng ngày thì có thể chọn loại vodka vừa tiền để ngâm.
Đối với chuối nguôn thì cách ngâm rượu cũng giống như chuối hột, vị của rượu chuối nguôn tương đối giống vị của sâm panh.