Những thứ cần mua sắm khi Tết đến
- Thứ sáu - 18/12/2015 22:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người Việt quan niệm Tết Nguyên đán là dịp báo hiếu cha mẹ, thành kính tưởng nhớ tổ tiên, gia đình đoàn tụ, anh em sum vầy. Người phụ nữ đi làm dâu, lại nhất là làm dâu trưởng, phải đặc biệt lo tròn việc tề gia nội trợ, cúng lễ, kết nối anh em, thăm hỏi nội ngoại chu toàn trong 3 ngày tết. Cùng xem Tết cần phải mua sắm những gì nhé.
1. Bánh chưng bánh giày, hoa quả để bày bàn thờ
Vào ngày Tết hầu như trên bàn thờ của các gia đình luôn có một cặp bánh chung để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên và trời đất. Bánh chưng với dưa hành củ kiệu cũng sẽ là một món ăn ngon để bạn tiếp đãi khách, hoặc có thể đem biếu người thân. Nếu như không thể tự làm ở nhà, bạn nên đặt làm ở những nơi có uy tín trước Tết khoảng 1-2 tuần để bánh đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng. Bánh chưng, bánh tét, dưa hành, củ kiệu, giò chả, mâm ngũ quả...là những thứ cần thiết không thể thiếu để làm nên hương vị Tết truyền thống trong một gia đình Việt. Mua sắm những thực phẩm nào cho ngày Tết cũng làm đau đầu các bà nội trợ. Với mâm ngũ quả trưng trên bàn thờ, người miền Bắc thường chọn: chuối, ớt, bưởi, quất, lê, cam, hồng xiêm...Còn người miền Nam thường chọn: dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý Cầu Sung Vừa Đủ Xài. Những loại trái cây này bạn nên mua vào những ngày 29-30 tháng Chạp âm lịch (nhất là vào thời điểm chợ sáng sớm) để mâm ngũ quả tươi ngon trong suốt những ngày Tết.
Vào ngày Tết hầu như trên bàn thờ của các gia đình luôn có một cặp bánh chung để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên và trời đất. Bánh chưng với dưa hành củ kiệu cũng sẽ là một món ăn ngon để bạn tiếp đãi khách, hoặc có thể đem biếu người thân. Nếu như không thể tự làm ở nhà, bạn nên đặt làm ở những nơi có uy tín trước Tết khoảng 1-2 tuần để bánh đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng. Bánh chưng, bánh tét, dưa hành, củ kiệu, giò chả, mâm ngũ quả...là những thứ cần thiết không thể thiếu để làm nên hương vị Tết truyền thống trong một gia đình Việt. Mua sắm những thực phẩm nào cho ngày Tết cũng làm đau đầu các bà nội trợ. Với mâm ngũ quả trưng trên bàn thờ, người miền Bắc thường chọn: chuối, ớt, bưởi, quất, lê, cam, hồng xiêm...Còn người miền Nam thường chọn: dừa, đu đủ, mãng cầu, sung, xoài với ngụ ý Cầu Sung Vừa Đủ Xài. Những loại trái cây này bạn nên mua vào những ngày 29-30 tháng Chạp âm lịch (nhất là vào thời điểm chợ sáng sớm) để mâm ngũ quả tươi ngon trong suốt những ngày Tết.
2. Tặng quà cho người thân
Chuẩn bị quà đi biếu họ hàng nội ngoại, có khi cả… sếp là việc quan trọng trong những ngày cận Tết. Đặc biệt, với những người đi làm ăn xa, những món quà Tết vừa đem lại niềm vui cho người nhận, vừa thể hiện lòng kính trọng và tình yêu thương bạn dành cho những người thân của mình.
Thường thì giá cả sẽ tăng vào những ngày giáp Tết, vì thế nếu có điều kiện, bạn nên mua trước Tết khoảng thời gian từ 2-3 tuần. Bạn cũng nên lưu ý rằng, chỉ mua trước những thứ có thể bảo quản được lâu như: trà, rượu, bánh kẹo... Với những giỏ quà, bạn nên mua lẻ rồi yêu cầu họ gói lại, giá sẽ rẻ hơn là mua giỏ quà làm sẵn, lại kiểm tra được chất lượng hàng hóa.
3. Mua sắm quần áo TếtTết cũng là dịp để bạn mua sắm, chọn lựa những bộ trang phục mới và đẹp cho cả gia đình đi chúc Tết họ hàng. Việc diện quần áo mới trong ngày Tết còn mang ý nghĩa hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với mình trong năm mới đấy!
Bạn nên đi mua sắm quần áo, giày dép, phụ kiện... cho cả nhà trước Tết khoảng 3 tuần là tốt nhất. Lúc này các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, các shop... cũng đã ra nhiều hàng mới, bạn sẽ có nhiều thời gian để cân nhắc, lựa chọn mà không phải sợ cảnh chen lấn. Thời gian cận Tết, bạn chỉ dành cho việc mua sắm thực phẩm.
Và nhớ là, sau khi mua sắm đồ mới về, bạn cần giặt thật sạch với xà bông và ngâm nước xả trước khi mặc nhé! Nếu bạn quá bận và không có thời gian để sắm quần áo mới cho Tết thì khi giặt quần áo cũ, bạn cũng ngâm với nước xả để làm cho quần áo luôn thơm mát chuẩn bị đón Tết.
4. Tổng vệ sinh nhà cửa
Ngoài việc lau chùi, dọn dẹp đồ đạc trong nhà, bạn nhớ giặt sạch tất cả rèm cửa, chăn, drap, gối nệm, khăn trải bàn… trước Tết khoảng 1-2 tuần. Và cũng đừng quên chuẩn bị sẵn những sản phẩm chuyên dụng: nước lau nhà, nước vệ sinh nhà tắm, xà bông giặt quần áo, rửa tay, và nhất là đừng quên nước xả vải vì đây là một trợ thủ đắc lực trong việc ướp hương nhà bạn. Với các loại nước xả vải có chứa hạt lưu hương như Comfort thì nhà bạn sẽ được thơm mát suốt cả ngày để đón khách và vui Tết. Nhiều người tin rằng nhà cửa tươm tất, thơm mát sẽ là tín hiệu của một năm mới đầy ắp niềm vui và may mắn.
5. Tô điểm cho ngôi nhà
Nhớ sơn lại cánh cửa đã sờn cũ, rỉ sét, hoặc nếu rủng rỉnh hầu bao, bạn hãy thay áo mới cho cả ngôi nhà nhé! Việc này bạn nên thực hiện trước Tết khoảng 1 tháng, vì thời điểm cận Tết bạn sẽ rất bận rộn cho việc mua sắm và trang hoàng nhà cửa.
Tiếp theo là đi chợ hoa, chọn một cây mai hay cành đào mà bạn yêu thích. Với người niềm Nam, trưng hoa mai trong ngày Tết có ý nghĩa đem sự may mắn, thịnh vượng đến cho gia đình trong năm mới. Còn hoa Đào miền Bắc với màu đỏ thắm lại là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân với nhiều may mắn, hạnh phúc.
Nhiều người cũng đi xin chữ, tìm mua câu đối, hoặc nhờ ông đồ viết cho phù hợp với ước muốn cầu an hay tài lộc cho gia đình mình trong năm mới. Trước khi đi xin chữ, bạn hãy nghĩ sẵn nội dung những chữ hoặc câu đối mà bạn nguyện ước đạt được, rồi lên chùa hoặc đình để xin các thầy 'thỉnh' về để không mất quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ, tìm kiếm và lựa chọn.