Rượu chuối hột, không uống giải sầu
- Thứ tư - 25/03/2015 23:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hiện nay ở các quán nhậu bình dân, rượu chuối hột là món ưa thích của nhiều quý ông vì tin rằng nó giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực phái mạnh.
Tuy nhiên, do pha chế không đúng quy cách nên từng xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc rượu chuối hột. Chuối hột có tên khoa học Musa brachycarpa Back., họ chuối (Musaceae), dân gian thường gọi là chuối chát.
Ngoài các thành phần dinh dưỡng như đường, sinh tố, chất xơ, chuối hột xanh còn chứa hàm lượng chất tanin cao, có tác dụng làm săn se niêm mạc nên tránh được tiêu chảy khi ăn chung với những món có nhiều rau sống, lạnh bụng.
Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang: dùng 30-50g quả chuối chát thái mỏng sao vàng hạ thổ rồi lường 4 chén nước sắc còn 1 chén uống mỗi ngày, hoặc hãm nước sôi uống như trà mỗi ngày.
Để chế biến một bình rượu chuối hột đảm bảo an toàn vệ sinh, nên chọn chuối hột thật chín, thái mỏng, phơi nắng (nhớ che để giữ không cho ruồi nhặng hoặc bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.
Rượu ngâm phải là rượu trắng, không tạp (thường gọi là rượu cốt, rượu nguyên chất, rượu nếp hoặc gạo đều được, nồng độ rượu > 40 độ). Dụng cụ ngâm rượu phải là bình thuỷ tinh, rửa sạch.Bỏ chuối vào 1/3 bình, đổ rượu đầy 2/3. Đậy kỹ, sau khoảng 3 tháng là uống được, để càng lâu càng tốt.
Rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt, dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ yên giấc.
Có thể gia thêm với chuối hột các vị thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ thận như đỗ trọng, ba kích, ngưu tất, tục đoạn, đại táo, long nhãn, đương quy, thục địa, câu kỷ tử, bạch thược, xuyên khung, sâm dây kon tum, hoàng kỳ, cam thảo, quế chi (4-8g mỗi vị), các vị thuốc này cũng được rửa sạch, phơi khô và nên mua ở các cơ sở y học cổ truyền uy tín, có thể thêm ít mật ong để có một bình rượu thơm ngon. Chú ý, rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, do vậy không nên uống bất kể liều lượng, liều dùng chỉ nên 10 - 20ml trong bữa ăn.
Do dùng rượu trắng hay rượu nếp để ngâm, nên các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán hoàn toàn trong rượu, nếu dùng chữa bệnh chỉ dùng đến khi khỏi bệnh thì ngưng, không dùng lâu dài với liều cao hơn 30ml/ ngày, vì có những thuốc tuy không có biểu hiện ngộ độc cấp tính nhưng khi dùng 3-6 tháng lại có các biểu hiện ngộ độc.
Ngoài ra, rượu dù giúp dẫn thuốc nhanh, biến dưỡng và đào thải cũng nhanh, nhưng uống nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác. Hơn nữa chuối hột dùng lâu cũng có tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin - người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ đang có thai và sau khi sanh không nên dùng.
Người bị huyết áp cao cũng không nên dùng.
Ngoài các thành phần dinh dưỡng như đường, sinh tố, chất xơ, chuối hột xanh còn chứa hàm lượng chất tanin cao, có tác dụng làm săn se niêm mạc nên tránh được tiêu chảy khi ăn chung với những món có nhiều rau sống, lạnh bụng.
Theo y học cổ truyền, chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, sạn thận, sạn bàng quang: dùng 30-50g quả chuối chát thái mỏng sao vàng hạ thổ rồi lường 4 chén nước sắc còn 1 chén uống mỗi ngày, hoặc hãm nước sôi uống như trà mỗi ngày.
Để chế biến một bình rượu chuối hột đảm bảo an toàn vệ sinh, nên chọn chuối hột thật chín, thái mỏng, phơi nắng (nhớ che để giữ không cho ruồi nhặng hoặc bụi bay vào), phơi càng khô càng tốt.
Rượu ngâm phải là rượu trắng, không tạp (thường gọi là rượu cốt, rượu nguyên chất, rượu nếp hoặc gạo đều được, nồng độ rượu > 40 độ). Dụng cụ ngâm rượu phải là bình thuỷ tinh, rửa sạch.Bỏ chuối vào 1/3 bình, đổ rượu đầy 2/3. Đậy kỹ, sau khoảng 3 tháng là uống được, để càng lâu càng tốt.
Rượu có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt, dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ yên giấc.
Có thể gia thêm với chuối hột các vị thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ thận như đỗ trọng, ba kích, ngưu tất, tục đoạn, đại táo, long nhãn, đương quy, thục địa, câu kỷ tử, bạch thược, xuyên khung, sâm dây kon tum, hoàng kỳ, cam thảo, quế chi (4-8g mỗi vị), các vị thuốc này cũng được rửa sạch, phơi khô và nên mua ở các cơ sở y học cổ truyền uy tín, có thể thêm ít mật ong để có một bình rượu thơm ngon. Chú ý, rượu chuối hột được xếp vào loại rượu thuốc, do vậy không nên uống bất kể liều lượng, liều dùng chỉ nên 10 - 20ml trong bữa ăn.
Do dùng rượu trắng hay rượu nếp để ngâm, nên các thành phần hoạt chất có trong chuối hột sẽ được chiết xuất và khuếch tán hoàn toàn trong rượu, nếu dùng chữa bệnh chỉ dùng đến khi khỏi bệnh thì ngưng, không dùng lâu dài với liều cao hơn 30ml/ ngày, vì có những thuốc tuy không có biểu hiện ngộ độc cấp tính nhưng khi dùng 3-6 tháng lại có các biểu hiện ngộ độc.
Ngoài ra, rượu dù giúp dẫn thuốc nhanh, biến dưỡng và đào thải cũng nhanh, nhưng uống nồng độ cao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác. Hơn nữa chuối hột dùng lâu cũng có tác dụng phụ là gây kích ứng niêm mạc dạ dày do ngộ độc tanin - người bị đau dạ dày, trĩ, táo bón, phụ nữ đang có thai và sau khi sanh không nên dùng.
Người bị huyết áp cao cũng không nên dùng.