Tổ chức xét duyệt đề cương dự án Nghiên cứu trồng, chăm sóc cây sâm dây tại Kon Tum
- Thứ năm - 27/11/2014 10:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cây Sâm dây phân bố khá nhiều ở một số xã Đông Trường Sơn thuộc các huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Do có giá trị kinh tế nên hiện nay củ Sâm dây được người dân tập trung khai thác theo kiểu tận thu dẫn đến làm cạn kiệt và giảm khả năng tái sinh nguồn cây này trong tự nhiên. Nếu như trước đây, trữ lượng củ cây Sâm dây trên địa bàn một số huyện tương đối khá nhiều trong tự nhiên và dễ tìm thấy thì hiện nay đã khan hiếm dần do cách thức khai thác quá mức của người dân. Trong tương lai không xa, nguồn cây dược liệu mang tính đặt hữu của vùng sẽ dần khan hiếm. Vì vậy, việc bảo tồn, phát triển nguồn cây dược liệu này có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cây Sâm dây là loài bản địa, vì thế việc trồng, phát triển của 3 vùng dự án triển khai hoàn toàn thích hợp với điều kiện tự nhiên.
Cây Sâm dây là loài cây không đòi hỏi sự chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cao. Vì thế phù hợp với điều kiện canh tác, tập quán sản xuất của đồng bào các dân tộc vùng dự án triển khai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đã được Trung tâm Ứng dụng khoa học và Chuyển giao công nghệ tỉnh Kon Tum triển khai thử nghiệm trong 3 năm là cơ sở khoa học để tiếp tục triển khai ở 3 huyện mà người dân ở vùng dự án được hưởng lợi từ kết quả này.
Mục tiêu của dự án là:
1- Phát triển mô hình sản xuất cây hàng hóa có giá trị góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phát triển kinh tế- xã hội tại 03 huyện Kon Plong, Tu Mơ Rông và Đăk Glei.
2- Chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng cây Sâm dây cho người dân vùng dự án là các huyện: Kon Plong, Tu Mơ Rông và Đăk Glei.
3- Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên cơ sở làm nòng cốt tại địa phương nhằm duy trì, phát triển nhân rộng dự án sau khi kết thúc.
Tham gia hội đồng, ngoài các thành viên Hội đồng KH&CN tỉnh, đại diện Sở Khoa học và công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, Trung tâm giống cây trồng còn có các đại diện 3 huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, KonPlong.
Hội đồng đã tập trung phân tích, đánh giá toàn diện, khách quan đề cương dự án trên các mặt: tên dự án, tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung nghiên cứu, sản phẩm và khả năng ứng dụng. Hội đồng đã thống nhất cho triển khai thực hiện dự án.