Vị thuốc trong chiếc bánh chưng từ Sâm Dây Kon Tum (Đảng Sâm)
- Thứ sáu - 13/02/2015 19:54
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bánh chưng là một thực phẩm cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất dinh dưỡng. Về mặt y học, tất cả các thành phần tạo nên chiếc bánh chưng đều là những vị thuốc.
Lá dong: có vị ngọt nhạt, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương quyết, lợi tiểu.
Chữa say rượu: lá dong tươi 100 g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được.
Chữa ngộ độc: đọt lá dong 50 g, rửa sạch, giã nát, thêm nước vào vết thương rồi gạn uống. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa vết thương: lá dong tươi 100 g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng lại. Nếu vết thương chảy máu, máu sẽ cầm lại ngay.
Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20 g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.
Chữa rắn cắn: lá dong tươi 50 g, rửa sạch, nhai, nuốt nước và lấy bã đắp vào vết rắn cắn. Nếu người bị nạn không nhai được, đem lá dong giã nát, lấy nước cho uống. Gạo nếp (ngạch mễ) có vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị.
Chữa nôn mửa: Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng gạo nếp 20 g sao vàng, gừng tươi 3 lát, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày. Cũng với công dụng trên, kinh nghiệm dân gian lại dùng gạo nếp 12 g phối hợp với mạch môn 12 g, Sâm dây Kon Tum (Đảng sâm) 12 g, bán hạ chế 6 g, cam thảo 4 g, nấu nước uống. Nước gạo rang được dùng chống tiêu chảy. Đỗ xanh (lục đậu). Dược liệu có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng.
Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hàng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai. Đỗ xanh tán thật nhỏ, trộn với giấm đắp chữa sưng tấy, phát nóng, đau nhức (nam dược thần hiệu). Để giải độc, lấy đỗ xanh cả vỏ, 2 phần; cam thảo 1 phần, sắc lấy nước uống. Hoặc đỗ xanh 40 g phối hợp với đỗ đen 40 g, lá bí đao 80 g, cỏ mần trầu 20 g, rau ngót 20 g, lòng trắng trứng gà một cái. Tất cả để tươi, giã nát, thêm nước, gạn lấy một bát, cho lòng trắng trứng vào, khuấy đều, thêm đường cho đủ ngọt. Người lớn 2 lần, cách nhau 2 giờ; trẻ em uống làm 4 lần. Đối với trường hợp thủy đậu ở thời kỳ các nốt đậu đã xẹp xuống, người ta dùng vỏ hạt đỗ xanh 12 g, cát sâm 12 g, sinh địa 12 g, đậu ván trắng 12 g, hạt đỗ đen 12 g, hoàng tinh 10 g, lá dâu 10 g, mạch môn 10 g, cam thảo dây 10 g, phơi khô, sắc uống trong ngày.
Chữa say rượu: lá dong tươi 100 g, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với lá non sắn dây. Có thể dùng cuống lá dong cũng được.
Chữa ngộ độc: đọt lá dong 50 g, rửa sạch, giã nát, thêm nước vào vết thương rồi gạn uống. Ngày làm 2-3 lần.
Chữa vết thương: lá dong tươi 100 g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng lại. Nếu vết thương chảy máu, máu sẽ cầm lại ngay.
Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày: lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20 g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần.
Chữa rắn cắn: lá dong tươi 50 g, rửa sạch, nhai, nuốt nước và lấy bã đắp vào vết rắn cắn. Nếu người bị nạn không nhai được, đem lá dong giã nát, lấy nước cho uống. Gạo nếp (ngạch mễ) có vị ngọt, thơm, mềm dẻo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị.
Chữa nôn mửa: Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng gạo nếp 20 g sao vàng, gừng tươi 3 lát, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày. Cũng với công dụng trên, kinh nghiệm dân gian lại dùng gạo nếp 12 g phối hợp với mạch môn 12 g, Sâm dây Kon Tum (Đảng sâm) 12 g, bán hạ chế 6 g, cam thảo 4 g, nấu nước uống. Nước gạo rang được dùng chống tiêu chảy. Đỗ xanh (lục đậu). Dược liệu có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát, điều hòa ngũ tạng.
Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hàng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai. Đỗ xanh tán thật nhỏ, trộn với giấm đắp chữa sưng tấy, phát nóng, đau nhức (nam dược thần hiệu). Để giải độc, lấy đỗ xanh cả vỏ, 2 phần; cam thảo 1 phần, sắc lấy nước uống. Hoặc đỗ xanh 40 g phối hợp với đỗ đen 40 g, lá bí đao 80 g, cỏ mần trầu 20 g, rau ngót 20 g, lòng trắng trứng gà một cái. Tất cả để tươi, giã nát, thêm nước, gạn lấy một bát, cho lòng trắng trứng vào, khuấy đều, thêm đường cho đủ ngọt. Người lớn 2 lần, cách nhau 2 giờ; trẻ em uống làm 4 lần. Đối với trường hợp thủy đậu ở thời kỳ các nốt đậu đã xẹp xuống, người ta dùng vỏ hạt đỗ xanh 12 g, cát sâm 12 g, sinh địa 12 g, đậu ván trắng 12 g, hạt đỗ đen 12 g, hoàng tinh 10 g, lá dâu 10 g, mạch môn 10 g, cam thảo dây 10 g, phơi khô, sắc uống trong ngày.