Hành trình về vùng rốn Sâm, "Thánh Địa" dược liệu Tu Mơ Rông Kon Tum Việt Nam
- Thứ bảy - 04/02/2017 14:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với tâm niệm phát triển Y Học Cổ Truyền dân tộc, chúng tôi phát triển với con đường đem kiến thức khoa học từ Đông Y và Tây Y, lắng nghe từ những chuyên gia trong và ngoài nước để phát triển đi đúng hướng. Không thần thánh hoá dược liệu, không lừa người tiêu dùng, dược liệu được thu mua chính gốc, tác dụng là sao. Dựa theo GS Đỗ Tất Lợi là cây cổ thụ của nền dược liệu Việt Nam.
Nhật Trường Kon Tum hiện nay là đơn vị cung cấp dược liệu từ huyện Tu Mơ Rông Kon Tum. Từ 2013 chúng tôi đã cung cấp những dược liệu tại đây, như sâm dây, ngũ vị tử, chuối hột rừng và hơn 30 dược liệu từ núi rừng Kon Tum. Chúng tôi đã và đang phần nào đóng góp đưa sản phẩm ra toàn quốc và thế giới. Giúp người dân tại đây thay đổi cây trồng, từ trồng bắp mì, nay người dân đã hiểu cây dược liệu để vùng này thoát nghèo.
Để đến tới thánh địa dược liệu của Việt Nam, nơi cánh cửa trời mở ra, phải vượt qua 2 đoạn đèo và đặc biệt là đèo Măng Rơi, cái tên đôi khi đã nói lên sự nguy hiểm của đoạn đèo này, tuy chỉ có 6km, nhưng nó là một cái đèo dựng đứng và cao, một bên là núi một bên là vực. Xe chạy 4 bốn chỗ hoặc đời cũ đôi khi để đi qua đèo này rất khó khăn và nguy hiểm. Sau hơn 30 năm, ba tôi người đã từng gắn bó với vùng đồi núi huyện Đak tô và Tu Mơ Rông ngày xưa còn gọi là Đăk Hà, vẫn không thể quên được đoạn đèo này khi lái xe tải lúc về đêm. Ngày nay đường đèo đã che chắn cẩn thận, nhưng cảm giác đi qua đoạn đèo này vẫn hồi hộp.
Để đến vùng dược liệu xã Ngọc Yêu thuộc huyện Tu Mơ Rông, chúng tôi dường như đã đi đến vùng đất cuối cùng của đất trời. Nằm dưới dãy núi Ngọc Linh, khi qua nơi nào tôi cũng là nó là đèo, chạy lên núi xuống núi liên tục. Nhưng vì thế tôi yêu mảnh đất này, quê hương này, nước non Việt Nam quá là đẹp và hùng vĩ. Chúng tôi hiện nay là đơn vị triển khai nhân giống và hướng dẫn bà con nông dân cách trồng nhiều dược liệu khác nhau, từ đương quy đến sâm dây. Cung cấp giống và thu mua bảo đảm đầu ra cho bà con tại đây. Mong muốn cái nghèo được thoát khỏi vùng đất nghèo nhất nước.
Huyện Tu Mơ Rông ngày nay đã khang trang hơn xưa, năm 2009 cơn bão số 9 quét sạch nơi đây và dường như biến nơi đây thành thời kỳ đồ đá. Ngày nay trung tâm hành chính huyện Tu Mơ Rông đã khang trang hơn rất nhiều, công sức xẻ núi, xây lên những công trình mang tới vóc dáng hiện đại, hứa hẹn tương lai phát triển hơn. Cây Sâm Dây là dược liệu quý của vùng đất này, sâm trồng có, sâm tự nhiên có, nhưng đến với vùng đất dược liệu trên những sườn đồi, cây Sâm Dây mọc lên như một món quà của trời đất dành cho vùng đất Ngọc Linh Kon Tum. Để quý khách hiểu được về công việc chúng tôi đang làm, chúng tôi tiến hành quay lại video hành trình để chứng thực nguồn gốc cây dược liệu mình đang phát triển, quan điểm chúng tôi kinh doanh, sâm phải đúng nguồn gốc, giá trị dược liệu nó nằm ở đây.
Nằm ở độ cao hơn 1200m so với mực nước biển, huyện Tu Mơ Rông là nơi trú ngụ của những dược liệu quý. Cái lạnh rét run và điều kiện phát triển khắc khổ đã tạo nên tinh tuý của vùng đất trời tại đây. Xã Ngọc Yêu là nơi chúng tôi chọn để trồng và phát triển dược liệu. Tại đây người dân bản địa xây nhà trên những sườn núi và cái nghèo cái đói bao năm vẫn còn đeo bám dai dẳn tại đây. Nhưng ngày nay, phần nào thoát được sự phụ thuộc từ cây mì, cây bắp. Người dân có ý thức hơn về việc phát triển dược liệu đã khiến chúng tôi vui mừng. Giống chúng tôi cung cấp miễn phí đến bà con, bà con đã tích cực trồng và bao tiêu đầu ra đã giúp cho người dân ở đây có một cái Tết đầm ấp hơn. Từ Thành phố Kon Tum đi tới trung tâm hành chính Tu Mơ Rông là 50 km, từ đó đi thêm 20km nữa là tới xã Ngọc Yêu tận cùng của huyện Tu Mơ Rông, để đến nơi đây vượt qua đèo, dốc núi dựng đứng, đường xấu vô cùng. Nhưng quyết tâm phát triển dược liệu tại đây không bao giờ chúng tôi nản chí. Càng khó khăn chúng tôi càng hiểu được giá trị của dược liệu mình đem đến khách hàng. Đoạn đường lên đèo xuống đèo, xã Ngọc Yêu xa xôi tít mù, vượt qua nhiều con suối đá, suối đá Tây Nguyên đẹp như bức tranh vẽ, có những đoạn suối dọc đường quá đẹp, nhưng chúng tôi chưa kịp ghi lại, vì đoạn đèo dốc và nguy hiểm quá. Tập trung đi đến Ngọc Yêu, bà con tại đây đang chờ chúng tôi đến.
Khi chúng tôi đến đây được bà con tiếp đãi thịt gà, thịt heo rừng cũng như cái đặc sản tại đây, con người nồng ấp chân chất như người Tây Nguyên, hồn của núi của rừng, của những con suối đá róc rách chảy trong máu của những con người ngày đêm bám đất bám rừng tại đây.
Có những gia đình hiện nay đã mua xe máy và mua xe xịn, những chiếc xe exciter phân khối lớn đã giúp phần nào giúp người dân di chuyển dễ hơn, hôm tôi chạy tới đây bằng chiếc future nhưng vẫn khá cực nhọc lên dốc cao dựng đứng. Nhiều gia đình đã thoát được nghèo và đầu tư trồng xen với cây cà phê đã giúp người dân nơi đây có cái Tết đầm ấp xum vầy. Chúng tôi cũng vui vì nghĩ con đường mình đi đúng hướng. Chúng tôi cảm ơn quý khách hàng tin tưởng chúng tôi, đã tin tưởng vào chữ Tín mà ngày đầu thành lập, chúng tôi hướng tới câu slogan “Vạn chữ Tín – Triệu Niềm Tin”. Đến đây nhiều người đã quen với tên Nhật Trường, cứ nghe Nhật Trường thu mua là vui mừng, chúng tôi hướng dẫn trồng thế nào là đúng cách và loại bỏ hết những dược liệu không có giá trị và độc hại. Sâm Dây hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau, Đảng Sâm hay Hồng Đẳng Sâm đó là những tên khoa học, nhưng những vùng giáp ranh vẫn có những dược liệu như Bách Bộ họ vẫn đang gọi là Sâm Dây, khiến chúng tôi luôn nhắc nhở cách phân biệt và nhất quyết không trồng, không độn vào để tăng ký. Thời gian từ năm 2013 chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn để hướng dẫn và truyền bá, nhưng ngày Tết năm 2017 tức sau 4 năm, mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi đã có được những vườn ươm giống tại nơi thánh địa dược liệu của Việt Nam.
Đây là giống sâm đương quy người dân trồng và lên mầm non. Từng những chồi non được ươm lên từ hạt, sau đó 2 tháng được đưa ra môi trường tự nhiên, thêm 10 tháng nữa là có thể thu hoạch. Sâm dây được ươm giống từ hạt và củ tươi, sau đó được triển khai ra cho bà con bản địa trồng. Người dân trồng xen với cây mì cây cà phê sau hơn 1 năm là thu hoạch. Chúng tôi chọn lọc củ to và phẩm chất tốt gửi đến quý khách hàng, những củ nhỏ tiếp tục làm giống để cung cấp giống tới bà con.
Còn bây giờ theo chân chúng tôi đi tới nơi trồng dược liệu, chạy một đoạn tầm 3km nữa là tới những cánh rừng già, dưới những chân đồi dựng đứng, khí hậu lạnh, nơi chúng tôi chọn để phát triển dược liệu. Xa xa là những đồi núi chập chùng, nơi dược liệu những cây sâm vì thế mà lên mầm. Ngày xưa nơi đây trữ lượng sâm dây rất lớn, nhưng vì khai thác kiểu tận diệt đến năm 1996 cây Sâm Dây đưa vào sách đỏ Việt Nam, hiện nay nhờ chính sách phát triển của tỉnh Kon Tum, Sâm Dây được bảo tồn và phát triển là cây dược liệu chủ lực tại vùng núi này. Hiện nay tại xã Ngọc Yêu trữ lượng sâm tự nhiên vẫn còn nhưng số lượng còn hạn chế, nên vẫn phải ươm giống để phát triển đảm bảo nguồn cung dược liệu ra thị trường.
Với tâm niệm phát triển Y Học Cổ Truyền dân tộc, chúng tôi phát triển với con đường đem kiến thức khoa học từ Đông Y và Tây Y, lắng nghe từ những chuyên gia trong và ngoài nước để phát triển đi đúng hướng. Không thần thánh hoá dược liệu, không lừa người tiêu dùng, dược liệu được thu mua chính gốc, tác dụng là sao. Dựa theo GS Đỗ Tất Lợi là cây cổ thụ của nền dược liệu Việt Nam.
Xã Ngọc Yêu được chúng tôi chọn làm vùng phát triển dược liệu cũng như là cái duyên, khi đến đây cái nghèo còn đeo bám nhưng chúng tôi phát hiện ra Sâm Dây hay Hồng Đẳng Sâm mọc ở đây như một cái gì đó tự nhiên, người dân không cần bón phân, đất đai ở đây cực kỳ tốt và cây Sâm cứ thế mọc lên như lấy đi tinh tuý đất trời. Và người anh em chúng tôi đã cùng nhau quyết chí xây dựng vườn dược liệu tại đây. Hiện nay lưng chừng đồi, từ cây Sơn Tra, Ngũ Vị Tử, Đương Quy hay Sâm Ngọc Linh đã từng bước hình thành, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định.
Đến với đây, Xã Ngọc Yêu, như thâm sơn cùng cốc đã giúp chúng tôi chọn làm nơi phát triển dược liệu, trữ lượng Sâm Dây tự nhiên ở đây lớn, nhưng chúng tôi đã tiến hành đã có bước đi gieo giống để bảo toàn nguồn dược liệu, không phụ thuộc.
Tại đây rừng phòng hộ còn khá nhiều, nhưng vẫn còn tình trạng phá rừng làm nương rẫy, đây là một điểm buồn khi tới đây. Chúng tôi cũng không hỏi nhiều về ai phá rừng, nhưng vẫn nói người dân hãy bảo vệ thiên nhiên, vì những tán rừng là nguồn phát triển Sâm Ngọc Linh là loài sâm mọc dưới tán rừng tự nhiên của Ngọc Linh. Ngày nay người dân ở đây đã dần xoá bỏ về phụ thuộc cây sắn và tôn trọng những cây dược liệu mà đối với họ trước giờ cứ đau ốm là hái lá sâm, củ sâm về ăn thấy khoẻ. Hay những quả ngũ vị tử hay còn gọi là nho rừng giúp họ ăn mà lên rẫy cuốc cả ngày không thấy mệt mỏi. Là một y sĩ y học cổ truyền, tôi học được người dân nơi đây những cây dược liệu mà người dân đã dùng rất lâu, là những món ăn hàng ngày.
Mùng 4 lên Xã Ngọc Yêu để chúc Tết mọi người trên đây, mùa sâm dây đã qua, trước Tết bà con đã thu hoạch, lúc này chỉ là những cây con nhỏ, và tháng 2 cây sâm dây nó đã rụng lá, nên để đi kiếm một cây sâm dây trong rừng thế này để quay lên hình cực kỳ khó khăn, chúng tôi phải đi kiếm khắp các nơi và để ý tinh mắt lắm mới có thể phát hiện ra một cây sâm dây.
Trời càng về đêm Tu Mơ Rông hạ nhiệt độ, nếu không mặc áo ấm dày thì rét run, chúng tôi tranh thủ về Kon Tum, chào tạm biệt những người anh em tại đây, hẹn một dịp ở lại đây thì mới có dịp thưởng thức những ly rượu sâm ngon và ngọt được nấu từ những hạt nếp non tại đây, hy vọng thương hiệu Nhật Trường Kon Tum sẽ đem đến thu nhập cho bà con tại đây với những dược liệu quý. Người bản địa ở đây bao giờ cũng vậy, lên tiếp đón nồng hậu, trên gương mặt ở đây, điều mà tôi thấy được ở họ là dù cuộc sống có thế nào, họ vẫn cười, vẫn nhân hậu và hồn nhiên. Con người Tây Nguyên là thế suối đá, rừng già đã chạy trong hơi thở của họ từ lâu đời, vẫn hừng hực cháy như ngọm lửa cao nguyên.
Từ năm 2013 chúng tôi là một cơ sở kinh doanh nhỏ ở Kon Tum, nhưng chúng tôi chú trọng phát triển bài bản và đặc biệt phát triển vùng dược liệu Tu Mơ Rông – Ngọc Linh – Kon Tum, không thu mua bất cứ dược liệu không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường, kém chất lượng, nhưng vẫn mang mác là Ngọc Linh. Nếu Quý khách xem video này, để tới được vùng dược liệu không phải đơn giản, ngoài đường đi và tham quan vùng trồng Sâm phải xin phép trước khi tới đây. Ngoài ra một số xã phải xin phép mới được tới, vì nó liên quan tới đường biên giới.
Sản phẩm của Nhật Trường Kon Tum, được sàng lọc kỹ, sâm chọn phẩm chất tốt, loại ra sâm nhỏ, sâm rác, để đưa tới tay quý khách hàng sản phẩm chất lượng nhất. Hiện nay sản phẩm chúng tôi đã bán toàn quốc và một số nước trên thế giới, Pháp Mỹ Nhật nhưng cũng hạn chế chủ yếu là hàng xách tay, chúng tôi cần phải nỗ lực và cố gắng hơn. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua, cũng như đóng góp cho vùng đất nghèo khó xã Ngọc Yêu huyện Tu Mơ Rông, bà con ở đây có một ngành nghề ổn định và phát triển lâu dài.
Để đặt hàng quý khách vui lòng vào website www.samtuoingoclinh.com hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ
Huyện Tu Mơ Rông ngày nay đã khang trang hơn xưa, năm 2009 cơn bão số 9 quét sạch nơi đây và dường như biến nơi đây thành thời kỳ đồ đá. Ngày nay trung tâm hành chính huyện Tu Mơ Rông đã khang trang hơn rất nhiều, công sức xẻ núi, xây lên những công trình mang tới vóc dáng hiện đại, hứa hẹn tương lai phát triển hơn. Cây Sâm Dây là dược liệu quý của vùng đất này, sâm trồng có, sâm tự nhiên có, nhưng đến với vùng đất dược liệu trên những sườn đồi, cây Sâm Dây mọc lên như một món quà của trời đất dành cho vùng đất Ngọc Linh Kon Tum. Để quý khách hiểu được về công việc chúng tôi đang làm, chúng tôi tiến hành quay lại video hành trình để chứng thực nguồn gốc cây dược liệu mình đang phát triển, quan điểm chúng tôi kinh doanh, sâm phải đúng nguồn gốc, giá trị dược liệu nó nằm ở đây.
Nằm ở độ cao hơn 1200m so với mực nước biển, huyện Tu Mơ Rông là nơi trú ngụ của những dược liệu quý. Cái lạnh rét run và điều kiện phát triển khắc khổ đã tạo nên tinh tuý của vùng đất trời tại đây. Xã Ngọc Yêu là nơi chúng tôi chọn để trồng và phát triển dược liệu. Tại đây người dân bản địa xây nhà trên những sườn núi và cái nghèo cái đói bao năm vẫn còn đeo bám dai dẳn tại đây. Nhưng ngày nay, phần nào thoát được sự phụ thuộc từ cây mì, cây bắp. Người dân có ý thức hơn về việc phát triển dược liệu đã khiến chúng tôi vui mừng. Giống chúng tôi cung cấp miễn phí đến bà con, bà con đã tích cực trồng và bao tiêu đầu ra đã giúp cho người dân ở đây có một cái Tết đầm ấp hơn. Từ Thành phố Kon Tum đi tới trung tâm hành chính Tu Mơ Rông là 50 km, từ đó đi thêm 20km nữa là tới xã Ngọc Yêu tận cùng của huyện Tu Mơ Rông, để đến nơi đây vượt qua đèo, dốc núi dựng đứng, đường xấu vô cùng. Nhưng quyết tâm phát triển dược liệu tại đây không bao giờ chúng tôi nản chí. Càng khó khăn chúng tôi càng hiểu được giá trị của dược liệu mình đem đến khách hàng. Đoạn đường lên đèo xuống đèo, xã Ngọc Yêu xa xôi tít mù, vượt qua nhiều con suối đá, suối đá Tây Nguyên đẹp như bức tranh vẽ, có những đoạn suối dọc đường quá đẹp, nhưng chúng tôi chưa kịp ghi lại, vì đoạn đèo dốc và nguy hiểm quá. Tập trung đi đến Ngọc Yêu, bà con tại đây đang chờ chúng tôi đến.
Khi chúng tôi đến đây được bà con tiếp đãi thịt gà, thịt heo rừng cũng như cái đặc sản tại đây, con người nồng ấp chân chất như người Tây Nguyên, hồn của núi của rừng, của những con suối đá róc rách chảy trong máu của những con người ngày đêm bám đất bám rừng tại đây.
Có những gia đình hiện nay đã mua xe máy và mua xe xịn, những chiếc xe exciter phân khối lớn đã giúp phần nào giúp người dân di chuyển dễ hơn, hôm tôi chạy tới đây bằng chiếc future nhưng vẫn khá cực nhọc lên dốc cao dựng đứng. Nhiều gia đình đã thoát được nghèo và đầu tư trồng xen với cây cà phê đã giúp người dân nơi đây có cái Tết đầm ấp xum vầy. Chúng tôi cũng vui vì nghĩ con đường mình đi đúng hướng. Chúng tôi cảm ơn quý khách hàng tin tưởng chúng tôi, đã tin tưởng vào chữ Tín mà ngày đầu thành lập, chúng tôi hướng tới câu slogan “Vạn chữ Tín – Triệu Niềm Tin”. Đến đây nhiều người đã quen với tên Nhật Trường, cứ nghe Nhật Trường thu mua là vui mừng, chúng tôi hướng dẫn trồng thế nào là đúng cách và loại bỏ hết những dược liệu không có giá trị và độc hại. Sâm Dây hiện nay có nhiều tên gọi khác nhau, Đảng Sâm hay Hồng Đẳng Sâm đó là những tên khoa học, nhưng những vùng giáp ranh vẫn có những dược liệu như Bách Bộ họ vẫn đang gọi là Sâm Dây, khiến chúng tôi luôn nhắc nhở cách phân biệt và nhất quyết không trồng, không độn vào để tăng ký. Thời gian từ năm 2013 chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn để hướng dẫn và truyền bá, nhưng ngày Tết năm 2017 tức sau 4 năm, mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi đã có được những vườn ươm giống tại nơi thánh địa dược liệu của Việt Nam.
Đây là giống sâm đương quy người dân trồng và lên mầm non. Từng những chồi non được ươm lên từ hạt, sau đó 2 tháng được đưa ra môi trường tự nhiên, thêm 10 tháng nữa là có thể thu hoạch. Sâm dây được ươm giống từ hạt và củ tươi, sau đó được triển khai ra cho bà con bản địa trồng. Người dân trồng xen với cây mì cây cà phê sau hơn 1 năm là thu hoạch. Chúng tôi chọn lọc củ to và phẩm chất tốt gửi đến quý khách hàng, những củ nhỏ tiếp tục làm giống để cung cấp giống tới bà con.
Còn bây giờ theo chân chúng tôi đi tới nơi trồng dược liệu, chạy một đoạn tầm 3km nữa là tới những cánh rừng già, dưới những chân đồi dựng đứng, khí hậu lạnh, nơi chúng tôi chọn để phát triển dược liệu. Xa xa là những đồi núi chập chùng, nơi dược liệu những cây sâm vì thế mà lên mầm. Ngày xưa nơi đây trữ lượng sâm dây rất lớn, nhưng vì khai thác kiểu tận diệt đến năm 1996 cây Sâm Dây đưa vào sách đỏ Việt Nam, hiện nay nhờ chính sách phát triển của tỉnh Kon Tum, Sâm Dây được bảo tồn và phát triển là cây dược liệu chủ lực tại vùng núi này. Hiện nay tại xã Ngọc Yêu trữ lượng sâm tự nhiên vẫn còn nhưng số lượng còn hạn chế, nên vẫn phải ươm giống để phát triển đảm bảo nguồn cung dược liệu ra thị trường.
Với tâm niệm phát triển Y Học Cổ Truyền dân tộc, chúng tôi phát triển với con đường đem kiến thức khoa học từ Đông Y và Tây Y, lắng nghe từ những chuyên gia trong và ngoài nước để phát triển đi đúng hướng. Không thần thánh hoá dược liệu, không lừa người tiêu dùng, dược liệu được thu mua chính gốc, tác dụng là sao. Dựa theo GS Đỗ Tất Lợi là cây cổ thụ của nền dược liệu Việt Nam.
Xã Ngọc Yêu được chúng tôi chọn làm vùng phát triển dược liệu cũng như là cái duyên, khi đến đây cái nghèo còn đeo bám nhưng chúng tôi phát hiện ra Sâm Dây hay Hồng Đẳng Sâm mọc ở đây như một cái gì đó tự nhiên, người dân không cần bón phân, đất đai ở đây cực kỳ tốt và cây Sâm cứ thế mọc lên như lấy đi tinh tuý đất trời. Và người anh em chúng tôi đã cùng nhau quyết chí xây dựng vườn dược liệu tại đây. Hiện nay lưng chừng đồi, từ cây Sơn Tra, Ngũ Vị Tử, Đương Quy hay Sâm Ngọc Linh đã từng bước hình thành, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định.
Đến với đây, Xã Ngọc Yêu, như thâm sơn cùng cốc đã giúp chúng tôi chọn làm nơi phát triển dược liệu, trữ lượng Sâm Dây tự nhiên ở đây lớn, nhưng chúng tôi đã tiến hành đã có bước đi gieo giống để bảo toàn nguồn dược liệu, không phụ thuộc.
Tại đây rừng phòng hộ còn khá nhiều, nhưng vẫn còn tình trạng phá rừng làm nương rẫy, đây là một điểm buồn khi tới đây. Chúng tôi cũng không hỏi nhiều về ai phá rừng, nhưng vẫn nói người dân hãy bảo vệ thiên nhiên, vì những tán rừng là nguồn phát triển Sâm Ngọc Linh là loài sâm mọc dưới tán rừng tự nhiên của Ngọc Linh. Ngày nay người dân ở đây đã dần xoá bỏ về phụ thuộc cây sắn và tôn trọng những cây dược liệu mà đối với họ trước giờ cứ đau ốm là hái lá sâm, củ sâm về ăn thấy khoẻ. Hay những quả ngũ vị tử hay còn gọi là nho rừng giúp họ ăn mà lên rẫy cuốc cả ngày không thấy mệt mỏi. Là một y sĩ y học cổ truyền, tôi học được người dân nơi đây những cây dược liệu mà người dân đã dùng rất lâu, là những món ăn hàng ngày.
Mùng 4 lên Xã Ngọc Yêu để chúc Tết mọi người trên đây, mùa sâm dây đã qua, trước Tết bà con đã thu hoạch, lúc này chỉ là những cây con nhỏ, và tháng 2 cây sâm dây nó đã rụng lá, nên để đi kiếm một cây sâm dây trong rừng thế này để quay lên hình cực kỳ khó khăn, chúng tôi phải đi kiếm khắp các nơi và để ý tinh mắt lắm mới có thể phát hiện ra một cây sâm dây.
Trời càng về đêm Tu Mơ Rông hạ nhiệt độ, nếu không mặc áo ấm dày thì rét run, chúng tôi tranh thủ về Kon Tum, chào tạm biệt những người anh em tại đây, hẹn một dịp ở lại đây thì mới có dịp thưởng thức những ly rượu sâm ngon và ngọt được nấu từ những hạt nếp non tại đây, hy vọng thương hiệu Nhật Trường Kon Tum sẽ đem đến thu nhập cho bà con tại đây với những dược liệu quý. Người bản địa ở đây bao giờ cũng vậy, lên tiếp đón nồng hậu, trên gương mặt ở đây, điều mà tôi thấy được ở họ là dù cuộc sống có thế nào, họ vẫn cười, vẫn nhân hậu và hồn nhiên. Con người Tây Nguyên là thế suối đá, rừng già đã chạy trong hơi thở của họ từ lâu đời, vẫn hừng hực cháy như ngọm lửa cao nguyên.
Từ năm 2013 chúng tôi là một cơ sở kinh doanh nhỏ ở Kon Tum, nhưng chúng tôi chú trọng phát triển bài bản và đặc biệt phát triển vùng dược liệu Tu Mơ Rông – Ngọc Linh – Kon Tum, không thu mua bất cứ dược liệu không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường, kém chất lượng, nhưng vẫn mang mác là Ngọc Linh. Nếu Quý khách xem video này, để tới được vùng dược liệu không phải đơn giản, ngoài đường đi và tham quan vùng trồng Sâm phải xin phép trước khi tới đây. Ngoài ra một số xã phải xin phép mới được tới, vì nó liên quan tới đường biên giới.
Sản phẩm của Nhật Trường Kon Tum, được sàng lọc kỹ, sâm chọn phẩm chất tốt, loại ra sâm nhỏ, sâm rác, để đưa tới tay quý khách hàng sản phẩm chất lượng nhất. Hiện nay sản phẩm chúng tôi đã bán toàn quốc và một số nước trên thế giới, Pháp Mỹ Nhật nhưng cũng hạn chế chủ yếu là hàng xách tay, chúng tôi cần phải nỗ lực và cố gắng hơn. Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua, cũng như đóng góp cho vùng đất nghèo khó xã Ngọc Yêu huyện Tu Mơ Rông, bà con ở đây có một ngành nghề ổn định và phát triển lâu dài.
Để đặt hàng quý khách vui lòng vào website www.samtuoingoclinh.com hoặc liên hệ Hotline để được hỗ trợ
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền