Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Phân biệt Đông Trùng Hạ Thảo và Nhộng Trùng Thảo, Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam

Đầu Tiên Đông Trùng Hạ Thảo có tên khoa học là Cordyceps sinensis. Đây một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh Bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau, vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con sâu làm con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng.
Ngoài ra cái nhộng trùng thảo nuôi trong phòng thí nghiệm mang tên Đông Trùng Hạ Thảo lại khiến bao nhiêu khách hàng lầm lẫn
Đông Trùng Hạ Thảo là gì? Việt nam có Đông Trùng Hạ Thảo hay không?
Đầu Tiên Đông Trùng Hạ Thảo có tên khoa học là Cordyceps sinensis. Đây một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh Bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau, vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con sâu làm con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (3)
Người dân thu hoạch vào tháng 6  tháng 7, rửa sạch, phơi khô, phun rượu vào rồi phơi khô hẳn. Bó thành từng bó 10-15 con một. Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng nhiều nhất là Tứ Xuyên và Tây Khang, nên hiện nay nhiều người cho rằng Tây Tạng nhiều nhất và nơi chứa Đông Trùng Hạ Thảo chất lượng là không chính xác.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (4)
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc được ghi vào tài liệu thuốc Đông Y vào giữa thế kỷ 18 trong bộ Bảo thảo cương mục thập di (1765)
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (6)
Có tới hơn 570 loài trùng thảo khác được hình thành theo cách ký sinh như vậy nhưng là các loại nấm khác, không phải Ophiocordyceps sinensis và phát triển trên cơ thể loại ấu trùng không phải Thitarodes. Riêng hai chi  nấm Ophiocordyceps và Cordyceps đã có khoảng 170 loài khác nhau và ở Trung Quốc đã tìm thấy khoảng 60 loài. Đến nay, mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất về loài cordyceps sinensis và Cordyceps militaris
Việt nam có Đông Trùng Hạ Thảo hay không?
Theo cách gọi những người dân địa phương ở Lạng Sơn hay Hòa Bình, có bán một loại Đông Trùng Hạ Thảo.
Đó là một loại sâu sống trong than cây chít, nên còn gọi là sâu chít. Cây chít cao như bông lau, tháng 3-4 có bông, cứng dài, người ta thường đem về làm chổi quét hay chổi quét vôi. Xé đôi than cây chít sẽ thấy con sâu bên trong, đó là nhộng của con sâu Brihaspa atrostigmella.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (10)
Hiện nay nhiều người mua con sâu này về ngâm rượu, còn gọi rượu sâu chít. Ngoài ra người ta còn xào nấu với trứng mà ăn cho bổ, hoặc có người mua về để nuôi chim họa mi.
Đó là xuất xứ của Đông Trùng Hạ Thảo Việt Nam, vậy so với cái tên và nguồn gốc thì khác với loại của Trung Quốc.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (11)
Ngoài ra ở Việt Nam về hình thái phát triển như Đông Trùng Hạ Thảo là vẫn có, đó là một trường hợp đặc biệt trên thân con ve sầu. Loài nấm Cordyceps kết hợp với ấu trùng của côn trùng như sâu bướm, nhộng tằm, xén tóc...
Ve sầu thường sinh trưởng chủ yếu ở dưới đất, gọi là ấu trùng (chúng dành 3 tới 4 năm ở dưới đất) và chỉ lên mặt đất, lột xác rồi sống trên cây 1 năm để tìm bạn đời. Trong giai đoạn này, loài nấm Cordyceps sẽ kí sinh lên ấu trùng ve sầu.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (1)
Vào mùa đông, khi ấu trùng ve sầu ngủ đông dưới lòng đất, bào tử nấm Cordyceps kí sinh từ từ hút dần chất dinh dưỡng từ vật chủ và sau đó phát triển đâm chồi lên mặt đất khi thời tiết ấm áp để trở thành 1 cây nấm, cây nấm tiếp tục phát tán bào tử, chu kỳ cứ thế lặp lại.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (12)
Nhưng vấn đề ở đây không phải loài nấm Cordyceps mà là loài gyromitrin tại Việt Nam. Loài nấm gyromitrin có chứa chất độc chết người. Đã có một gia đình ăn phải loại nấm này vì tưởng rằng đây là đông trùng hạ thảo và nhập viện. Hiện nay trên youtube nhiều người đi rừng quay loại nấm này rất nhiều và giới thiệu đông trùng hạ thảo. Nhà ai mà có vườn, loại nấm này mọc rất nhiều. Nên cẩn thận không phải cái gì cũng tốt và không phải cái gì cũng bổ.
Đông Trùng Hạ Thảo đầy rẫy trên thị trường hiện nay là gì?
Nhiều khách hàng khi mua Đông Trùng Hạ Thảo bỏ ra tiền lớn để mua loại thảo mộc này nhưng không tìm hiểu nguồn gốc sâu sa của nó nên có nhiều sự nhầm lẫn hiện nay.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (8)
Trên thế giới phân ra hai loài Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris. Duy nhất Cordyceps sinensis mới được gọi tên là Đông Trùng Hạ Thảo còn Cordyceps militaris gọi là nhộng trùng thảo trồng rất nhiều ở các phòng thí nghiệm và kém giá trị so với đông trùng hạ thảo cũng như hình dáng hoàn toàn khác nhau.
Tuy đây là một loài thảo dược của Phương Đông nhưng được xác định bởi người phương Tây. Tài liệu sớm nhất do tu sĩ Perenin Jean Batiste, người Pháp, ghi nhận, miêu tả loài sinh - thực vật có hình thù kỳ lạ và chữa được một số bệnh mà ông cho là “công dụng thần bí”. Năm 1843, tiến sĩ M.J. Berkeley (Mỹ), công bố loài “rễ mọc trên sâu” và đặt tên là Sphaeria sinensis. Cái tên sinensis lần đầu tiên xuất hiện từ đó. Năm 1878, Pier Andrea Saccarado mới tu chỉnh lại và xếp sinensis vào giống Cordyceps rồi đặt tên là Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. Từ đây, loài sinh vật nấm Cordyceps sinensis ký sinh trên sâu được giới khoa học đặt tên “Đông trùng hạ thảo”. Chỉ có Cordyceps sinensis mới được gọi đông trùng hạ thảo với hình thái duy nhất là cây nấm mọc trên đầu con sâu. Còn các loại cây nấm mọc ở bộ phận khác của con sâu chỉ được gọi là nhộng trùng thảo hoặc bách trùng thảo mà thôi. Các nhà khoa học gọi loài thứ hai (Cordyceps militaris) là “nhộng trùng thảo”, để phân biệt với đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (9)
Hiện nay nhộng trùng thảo được nuôi trồng rất dễ dàng và cho ra thể quả cây nấm mọc trên thân con tằm hoặc con nhộng. Việt Nam còn nhân trồng được nhộng trùng thảo trên gạo lức, giá đậu,  cho ra khối lượng lớn, nấu canh ăn như rau. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo thể quả tự nhiên chỉ sống được trên độ cao 3.000-4.000 m so với mặt nước biển. Đến nay chưa quốc gia nào nhân trồng ra đông trùng hạ thảo thể quả được (tức làm ra nguyên hình cây nấm trên đầu con sâu).
Đông Trùng Hạ Thảo và công dụng
Chính Trung Quốc nơi có loài thảo dược này, nhưng bị chính báo chí nước này phanh phui về sự thật công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo đã khiến bao nhiêu người bỏ ra tiền tỷ để mua về, bao nhiêu nhà khoa học nghiên cứu phải sửng sốt. Ngay trong sách Thần Nông Bản Thảo Kinh của Vua Thần Nông từ ngàn năm trước không có tên loại thảo dược này. Nó chỉ biết đến trong Bảo thảo cương mục thập di (1765).
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (5)
Tạng dược sư danh tiếng Thanh Mai Nhiên Đinh ở châu Ngọc Thụ, Tây Tạng - vùng “Đông trùng Hạ thảo” nổi tiếng - khi trả lời phóng viên: “Trùng Thảo thường chỉ có tác dụng dẫn thuốc thôi”. Trong số hàng trăm bài thuốc nhiều vị (gọi là phức phương) dùng ở Viện Tạng y tỉnh Thanh Hải, chỉ duy nhất một phương thuốc dạng tễ dùng để chữa bệnh phụ khoa sử dụng “Đông trùng Hạ thảo”.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (7)
Sau này, nhiều sách Trung y ghi chép về “Đông trùng Hạ thảo”, trong đó có sách “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dược điển” xuất bản năm 1990... Tuy nhiên, BS Ngô Hải Vân, Chủ nhiệm khoa Nội Tổng y viện quân đội nhân dân Trung Quốc cho rằng, trong y tịch cổ Trung Quốc hầu như mọi thứ đều được coi là thuốc như móng tay, tro bếp... cả đến phân… và đều tìm thấy “công hiệu” nhất định trong thư tịch cổ, ý là ông nghi ngờ tác dụng của “Đông trùng Hạ thảo”.
Trong cuốn Dược điển Tạng y “Cam lộ bản thảo minh kính” cũng chỉ ghi công hiệu của Đông trùng Hạ thảo như sau: “Cường thân, bổ thận, dùng trị liệu các bệnh về gan, mật”. Ông Trương Quý Quân - Chủ nhiệm khoa Trung dược sinh thuộc Đại học Trung y dược Bắc Kinh - cũng nói: Các phương thuốc Trung dược truyền thống rất ít sử dụng Trùng Thảo.
đông trùng hạ thảo nhộng trùng thảo sâu chít đông trùng hạ thảo việt nam (6)
Theo các nhà nghiên cứu thì “Trùng thảo toan” (Cordycepic acid) được coi là thành phần công hiệu, có tính đặc trưng của “Đông trùng Hạ thảo”, thực ra chính là Mannitol - một loại đường có trong nhiều loại hoa quả và từ lâu đã điều chế được bằng phương pháp hóa học (thường dùng dạng dịch truyền để chống phù não khi chảy máu não do chấn thương sọ hay tai biến mạch não). Năm 1951, Cunningham, nhà khoa học Đức nghiên cứu ấu trùng bướm bị nấm Ascomycota (gồm 6 lớp) ký sinh nhưng không rữa nát, đã chiết xuất được hoạt chất Cordycepin gọi theo người Trung Quốc là “Trùng thảo tố”.
Năm 1960, tổng hợp được Cordycepin (phương pháp hóa học phòng thí nghiệm, không phải chất chiết xuất từ tự nhiên), nhưng đến nay chất này vẫn không được sản xuất công nghiệp để bán trên thị trường. “Trùng thảo tố” chủ yếu có được do nuôi Trùng thảo nhân tạo bằng nấm Cordyceps militaris. Hoạt chất Cordycepin chính là chất được các thương gia “tung hô” như thần dược của “Đông trùng Hạ thảo”.
Còn theo The Paper thì ngay từ năm 2011, ông Vương Thành Thụ - nghiên cứu viên Phòng Nghiên cứu Sinh thái thực vật Viện khoa học Thượng Hải/ Viện Khoa học Trung Quốc - đã công bố kết quả nghiên cứu về tổ chức gene của Trùng thảo, cho thấy: nhóm gene của “Đông trùng Hạ thảo” không hợp thành được “Trùng thảo tố” (cordycepin), chỉ có loại nấm Cordyceps mới tạo ra được.
Từ những năm 1970 trở về trước, “Đông trùng Hạ thảo” ít được biết tới. So với Nhân sâm và Lộc nhung, nó là thứ dược liệu tầm thường nhất, xếp hạng cuối trong “Trung dược tam bảo”. Vào những năm 1960, tại Tây Tạng, 1kg “Đông trùng Hạ thảo” chỉ đổi được 2 gói thuốc lá giá 3 hào. Đến thập niên 1970, tại Thanh Hải, Tây Tạng, giá thu mua “Đông trùng Hạ thảo” của nhà nước là 21 tệ/kg. Năm 1974, tại châu Quả Lạc, Thanh Hải bất cứ “Đông trùng Hạ thảo” phẩm chất ra sao, giá cũng chỉ 28 tệ/kg.
Trong sách những cây thuốc và vị thuốc việt nam của gs đỗ tất lợi có nói tới đông trùng hạ thảo có tác dụng chữa chứng đau lưng, mỏi gối, tác dụng ngang nhân sâm.
Vậy thực chất Đông Trùng Hạ Thảo có phải là thần dược hay đó chỉ là một vị thuốc được đưa lên mây, nhưng có một sự thật là giá của nó hiện nay thuộc hàng đắt đỏ và đồ giả rất nhiều. Khi tôi qua một tiệm thuốc lớn ở Trung Quốc loại thuốc này được xem đắt sắt ra miếng, vì quá đắt đỏ.
Tại Tây Tạng, giá loại 2200con/kg có giá 182 ngàn tệ/kg;  là gần 500 triệu 1 kg. loại 1.800 con/kg giá 210 ngàn tệ/kg. Từ đó về sau giá “Đông trùng Hạ thảo” tiếp tục tăng ổn định một cách từ từ. Theo “Nam Phương nhật báo”, ngoài sản lượng giảm, những người trong giới tiết lộ, việc đầu cơ găm hàng cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá “Đông trùng Hạ thảo” tăng lên.
Từ 2015 sang 2016, Trung Quốc xảy ra nhiều chuyện, giá “Đông trùng Hạ thảo” liên tục giảm: Trùng thảo Thanh Hải loại 2000 con/kg giảm từ 218 ngàn tệ/kg (tháng 4/2015) xuống 186 ngàn/kg hiện nay; trên thị trường Tây Tạng giá cũng từ 210 ngàn tệ/kg giảm còn 160 ngàn tệ/kg.
Mặc dù vậy, trong 40 năm qua, giá “Đông trùng Hạ thảo” cũng đã tăng cả vạn lần; giá loại “cực phẩm” có tên “Cực thảo 5X” còn kinh khủng hơn. Trên trang web chính thức, một lọ “Cực thảo 5X” nguyên chất bán tới 16.900 tệ, một lọ 45 viên, mỗi viên 0,35g, tính ra mỗi kg loại này được bán tới 1 triệu tệ (tức 3,5 tỷ VND)… Cá nhân tôi cho rằng Đông Trùng Hạ Thảo thuộc dạng hiếm chứ không quý, chúng ta thường hay nói quý và hiếm đi kèm với nhau, nhưng có những loại chỉ có hiếm chứ không quý.
Ngoài ra cái nhộng trùng thảo nuôi trong phòng thí nghiệm mang tên Đông Trùng Hạ Thảo lại khiến bao nhiêu khách hàng lầm lẫn.

Tác giả bài viết: Nhật Trường - Y sĩ Y Học Cổ Truyền

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây