Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Tập quán tặng quà của người Nhật

Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới. Ví dụ, ở Mỹ, tặng hay không tặng quà giữa các đối tác kinh doanh không quan trọng và không hề ảnh hưởng tới mối quan hệ làm ăn của họ. Thế nhưng, ở Nhật, tặng quà giữa các đối tác là việc làm gần như không thể thiếu được. Bạn sẽ cảm thấy thất thố nếu đến thăm một đối tác Nhật và được tặng quà mà bạn không mang theo gì để tặng lại. Hoặc đối tác có thể rất buồn nếu bạn tặng họ một món quà mà theo văn hóa của họ là kiêng kị. Hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước không thành văn có liên quan ở Nhật Bản có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các bạn hàng Nhật.
Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch
Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Trong khi việc tặng quà vào các dịp sinh nhật, đám cưới và một vài dịp lễ đặc biệt khác là bình thường ở các nước khác, thì ở Nhật Bản tặng quà trong những dịp viếng thăm nhau cũng được coi là rất bình thường. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội. 
Người Nhật tặng quà vào nhiều dịp trong năm. ở Nhật có khoảng 70 dịp tặng quà khác nhau mà phổ biến là các dịp lễ tết như Tết Dương lịch, Lễ Tạ ơn, Ngày của Cha, Mẹ (mới du nhập từ các nước phương Tây), Valentine, Giáng sinh, ngoài ra còn các dịp như đám cưới, có tin vui về việc sinh con, lễ nhập học, tốt nghiệp, thành niên, mừng nhà mới, thăm hỏi người ốm, tặng quà lưu niệm khi đi du lịch về...
tặng quà
 
Việc tặng quà ở Nhật mang tính chất hình thức hơn là nội dung. Ví dụ, mừng đám cưới thì phải dùng loại phong bì có chữ "kotobuki", phúng viếng đám tang phải dùng phong bì có vạch đen in hình hoa sen, hay thăm người bệnh thì phong bì không trang trí hoa đỏ.
 
Nếu có dịp đi công tác sang Nhật Bản bạn nên mang theo nhiều món quà khác nhau để chủ động tặng cho đối tác.
 
Khi tặng quà người Nhật cần lưu ý:
- Các món quà không cần phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên, món quà đắt tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng phẩm. Người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi việc đóng gói và nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.
 
- Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.
 
-  Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc. Tuy nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác, sau khi kết thúc công việc, bạn nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng quà mình trước rồi mình mới tặng lại.
 
- Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác. Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho người có chức vụ cao hơn.
 
- Khi tặng quà bạn nên nói "có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm", để ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.
 
- Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi chấp nhận. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.
 
Không nên tặng người Nhật những món quà gì:
- Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9 (ví dụ 4 bông hoa, bộ khăn bàn gồm 4 khăn ăn hoặc 9 cái ly chẳng hạn). Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với chữ "tử", nghĩa là "chết" và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ
 
- Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là "kushi", "ku" là sự chịu đựng, sự đau khổ, "shi" đồng âm với từ "chết", "kushi" là cộng cả hai điều bất hạnh này.
 
- Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt.
 
- Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch
 
- Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.
 
- Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc
 
- Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.
 
Quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi, những con người đã được tiếp xúc. Chúc bạn ghi được điểm với đối tác Nhật Bản không phải bởi bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hoá của bạn. 

Tác giả bài viết: Theo Cục Xúc Tiến Thương Mại

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây