Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Kon Tum: Đưa cồng chiêng vào giảng dạy trong nhà trường

Tỉnh Kon Tum vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và kỷ niệm 10 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2015).
Lễ Hội Cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên
10 năm qua, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến tháng 9/2015, tỉnh Kon Tum có hơn 300 đội nghệ nhân cồng chiêng với gần 2.000 bộ cồng chiêng các loại. Hàng năm, Sở VHTT&DL xây dựng chương trình, kế hoạch sưu tầm, bảo tồn, tổ chức các hoạt động trình diễn cồng chiêng tại cộng đồng làng, tổ chức các hội thi, liên hoan cồng chiêng quy mô cấp huyện, cấp tỉnh; tham gia các hoạt động quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng trong và ngoài nước.
 
Bên cạnh sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng làng và các nghệ nhân, công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu kinh phí để tổ chức các lớp truyền dạy; phần lớn lớp trẻ chưa hiểu đầy đủ giá trị văn hóa, không gian cồng chiêng nên ít yêu thích, ít quan tâm và hiện vẫn còn 350/593 thôn, làng ĐBDTTS chưa có bộ cồng chiêng tập thể.
cồng chiêng kon tum
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài; ngành VH-TT&DL, các sở ngành có liên quan và các địa phương cần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và của đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum nói riêng. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Trung ương và địa phương về giá trị đích thực của văn hóa cồng chiêng; thực hiện tốt công tác điều tra, sưu tầm, thống kê và phân loại các bộ cồng chiêng hiện có trên địa bàn tỉnh để làm hồ sơ, lý lịch di sản, lưu giữ bằng nhiều hình thức như ghi chép, ghi âm, ghi hình một cách có hệ thống, khoa học; tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng cho con em đồng bào các dân tộc, đặc biệt là truyền dạy cho các em học sinh tại các trường học phổ thông.
 
Nhân dịp này, có 6 tập thể và 6 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen, 5 tập thể và 24 cá nhân được Sở VH-TT&DL tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Kon Tum

Tác giả bài viết: Theo Tầm Nhìn

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây