Kon Tum: Đưa cồng chiêng vào giảng dạy trong nhà trường

Thứ năm - 26/11/2015 21:15
Tỉnh Kon Tum vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO vinh danh là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” và kỷ niệm 10 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2015).
Lễ Hội Cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên
Lễ Hội Cồng chiêng của đồng bào Tây Nguyên
10 năm qua, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng và có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến tháng 9/2015, tỉnh Kon Tum có hơn 300 đội nghệ nhân cồng chiêng với gần 2.000 bộ cồng chiêng các loại. Hàng năm, Sở VHTT&DL xây dựng chương trình, kế hoạch sưu tầm, bảo tồn, tổ chức các hoạt động trình diễn cồng chiêng tại cộng đồng làng, tổ chức các hội thi, liên hoan cồng chiêng quy mô cấp huyện, cấp tỉnh; tham gia các hoạt động quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng trong và ngoài nước.
 
Bên cạnh sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng làng và các nghệ nhân, công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu kinh phí để tổ chức các lớp truyền dạy; phần lớn lớp trẻ chưa hiểu đầy đủ giá trị văn hóa, không gian cồng chiêng nên ít yêu thích, ít quan tâm và hiện vẫn còn 350/593 thôn, làng ĐBDTTS chưa có bộ cồng chiêng tập thể.
cồng chiêng kon tum
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài; ngành VH-TT&DL, các sở ngành có liên quan và các địa phương cần nâng cao ý thức và trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và của đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum nói riêng. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Trung ương và địa phương về giá trị đích thực của văn hóa cồng chiêng; thực hiện tốt công tác điều tra, sưu tầm, thống kê và phân loại các bộ cồng chiêng hiện có trên địa bàn tỉnh để làm hồ sơ, lý lịch di sản, lưu giữ bằng nhiều hình thức như ghi chép, ghi âm, ghi hình một cách có hệ thống, khoa học; tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng cho con em đồng bào các dân tộc, đặc biệt là truyền dạy cho các em học sinh tại các trường học phổ thông.
 
Nhân dịp này, có 6 tập thể và 6 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen, 5 tập thể và 24 cá nhân được Sở VH-TT&DL tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Kon Tum

Tác giả bài viết: Theo Tầm Nhìn

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum,

    Xách ba lô lên tới Măng Đen Kon Tum, "Đà...

    Đến với Kon Tum, đến với Măng Đen, bạn được đến một cao nguyên đầy nắng và gió, nhưng Măng Đen cho bạn một cái gì đó nó rất khác, đối với riêng tôi, mỗi khi đến Măng Đen là một cảm giác gì đó tươi...

  • Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tham quan bản làng của các dân tộc ở Kon...

    Tìm hiểu, chúng tôi biết thêm, nghề dệt thổ cẩm ở đây được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; người lớn truyền dạy cho lớp trẻ; cụ thể là phụ nữ/ con gái nhưng đơn lẻ chưa tập hợp thành tổ hợp...

  • Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Kon Tum: Chiêm ngưỡng chiếc cầu treo...

    Cầu treo Kon Klor đã trở thành niềm tự hào của người dân Kon Tum và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất này.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây