Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

http://samtuoingoclinh.com


Công nghệ cao – Con đường phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam

Chúng tôi xin trích đăng bài viết của Ngô Tiến Dũng – Tổng thư ký Hiệp hội các Doanh Nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp về vấn đề sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Trên thế giới, có nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công.
Bài học từ các quốc gia trên thế giới
Điển hình như Isarel – một nước bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, nhưng họ đã làm nên điều kỳ diệu về nền nông nghiệp xanh công nghệ cao trên hoang mạc. Là nước có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, nhưng Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng Israel là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, khoảng 3 tỷ USD nông sản. Ít ai biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Arava – một trong những nơi khô cằn nhất thế giới – lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel và 10% tổng sản lượng thực phẩm xuất khẩu của thế giới.
Kinh nghiệm xây dựng nền nông nghiệp hiện đại của Israel là đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một ha đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm (55 l sữa/con/ngày) – mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được.
Hà Lan – quốc gia đã được mệnh danh là “nước đất trũng”, có 1/4 diện tích lãnh thổ thấp hơn mực nước biển và 1/3 diện tích lãnh thổ chịu sự uy hiếp thường nhật của nước mặn xâm nhập và nước sông gây ngập úng. Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược “đầu tư cao-sản xuất nhiều” với việc phát triển thủy lợi và hệ thống nhà kính. Diện tích nhà kính của Hà Lan gần 11.000ha, chiếm 25% tổng diện tích nhà kính trên toàn thế giới. Trong đó, có tới 40% dùng để sản xuất rau, 35% sản xuất hoa, 20% sản xuất cây ăn quả, hiệu quả tăng 5 – 6 lần sản xuất ngoài trời.
nông nghiệp công nghệ cao
Thực tiễn VN
VN, với hơn 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, nông nghiệp đóng góp 20% GDP nhưng nền nông nghiệp VN vẫn phát triển lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ, quy hoạch còn bất cập, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khó khăn lớn nhất và cơ bản nhất của nông nghiệp nước ta là sản xuất phân tán, quy mô nhỏ, lại chia thành nhiều mảnh, khó tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung.
Ở VN, các DN vẫn cho rằng việc đầu tư vào nông nghiệp có xác suất rủi ro khá cao do phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, lượng vốn đầu tư lớn và thu hồi vốn chậm. Vì lý do đó nên họ không muốn mạo hiểm đầu tư vào lĩnh vực này mà chủ yếu tham gia vào các kênh đầu tư mang lại lợi nhuận lớn và thu hồi vốn nhanh (chứng khoán, bất động sản, dịch vụ…). Do vậy, cách duy nhất là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ.
Bà Thái Hương – Chủ tịch tập đoàn TH có nói: “Sở dĩ ngành chăn nuôi bò sữa tại VN chưa có thành công đột phá, theo tôi còn thiếu 2 điều cơ bản: đó là quy trình và sự tuân thủ”. Việc Tập đoàn TH ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nâng cao hiệu suất canh tác, biến 1ha đất trước đó chỉ cho thu hoạch khoảng 70 triệu đồng/năm, bây giờ, nhờ trồng cỏ, trồng cao lương… theo phương thức áp dụng công nghệ cao đã cho thu hoạch từ 500 triệu – 1,5 tỷ đồng/năm…
nông nghiệp công nghệ cao
Bốn điều kiện tiên quyết
Yếu tố tiên quyết đầu tiên để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp là phải có thế hệ doanh nhân yêu nước, có đủ Tâm – Trí – Lực để hoạch định cho mình một con đường đi.
Bốn điều kiện tiên quyết để làm nên cuộc cách mạng ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp:
Vai trò của DN: yếu tố tiên quyết đầu tiên để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp là phải có thế hệ doanh nhân yêu nước, có đủ Tâm – Trí – Lực để hoạch định cho mình một con đường đi rõ ràng, riêng biệt, biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích quốc gia, không được tối ưu hóa lợi nhuận mà phải hợp lý hóa lợi ích.
Phải có nguồn lực (đất đai): đủ để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp. Điều không thể thiếu là sự gắn kết, vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền nhân dân và sự nhận thức sâu rộng của chính quyền địa phương.
Lựa chọn công nghệ đúng: Sử dụng công nghệ đầu cuối của thế giới, trí tuệ mới của thế giới đã được ứng dụng trong thực tiễn vào Việt Nam.
Sự ủng hộ của nhân dân: nếu có sự ủng hộ của nhân dân, cùng đồng sức đồng lòng cùng chính quyền và doanh nghiệp thì những dự án mang tính đột phá mới thành công.
nông nghiệp công nghệ cao

sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Ngô Tiến Dũng – Tổng thư ký Hiệp hội các Doanh Nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây