Sâm dây kon tum, sâm dây ngọc linh, đẳng sâm, đảng sâm, hồng đẳng sâm, chuối hột rừng, táo mèo, đương quy, mật ong rừng, ngũ vị tử, măng khô, tiêu rừng, khổ qua rừng, đảng sâm kon tum, sâm rừng, sâm đất, sâm ngọc linh, lan kim tuyến

https://samtuoingoclinh.com


Săn thảo dược đắt như vàng ở thung lũng kỳ bí

Người Mơ Nâm sống quanh các thung lũng trên đỉnh Măng Đen thuộc huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đang được sở hữu một tài sản vô giá: hàng ngàn loại thảo dược, đặc sản, thuốc quý được núi rừng bao bọc như được Yàng núi tặng riêng cho các buôn làng. Trong đó có cây kim cương.
Làm sao bảo tồn nguồn dược liệu quý lâu dài và bền vững?
Săn lá
 
Từ sáng tinh mơ, những ngôi làng Mơ Nâm ở xã Hiếu vẫn đặc quánh trong sương mù và cái lạnh tê tái. Trong khi chỉ cách đó vài chục kilômet, Kon Rẫy, Đắk Hà (Kon Tum) thời tiết nắng nóng oi bức thì các ngôi làng trên đỉnh Kon Plông, người dân phải mặc áo ấm trước khi đi rừng. Chúng tôi đứng trên con dốc cao nhất đợi người Mơ Nâm lên rừng đi tìm lá thuốc.
 
Người Mơ Nâm cho biết để có thể hái được các loài lá quý, người dân phải đùm cơm gạo mang theo, ngược lên những ngọn núi, các vách đá cao nhất. Nhiều năm trước lá kim cương chỉ là một loài lá dại, chim chóc thường sà xuống các hốc cây, vách đá để vặt lá non ăn. Người dân thấy thế cũng lấy về nấu canh ăn, nấu nước uống.
 
cây kim cương
Cây kim cương, loài thảo dược đang được săn lùng - Ảnh: T.B.D. 
Tuy nhiên từ khoảng những năm 2010 trở đi, thương lái khắp nơi bỗng đổ lên Kon Plông lùng mua loại lá này với giá mà người dân không thể tưởng tượng được: ban đầu 500.000 đồng/kg, sau tăng lên 700.000 đồng và cho đến hiện tại là 1,5 triệu đồng/kg. Vì thế, người Mơ Nâm lại kéo nhau đạp lá, cạy đá, bới hốc cây mục tìm lá kim cương về bán lấy tiền.
 
Cả khu rừng đang yên ắng bỗng náo động bởi nhóm người đi tìm lá, tiếng gọi nhau lẫn tiếng bước chân đạp lá ào ào dưới tán rừng. Người phụ nữ Mơ Nâm khoác chiếc bao tải trên lưng, tay cầm chiếc rựa lần dò từng bước, mắt không rời tầng lá mục, bỗng bà dừng lại ở một gốc cây mục rồi bảo: "Lá kim cương!".
 
Lần dỡ từng lớp lá mục, thứ cây quý chỉ dài gần gang tay hiện ra. Trong ánh sáng yếu ớt dưới tán rừng, lá kim cương non mỡ màng và phản quang như có khả năng tự phát ra ánh sáng. Người đi rừng cho biết thứ lá này sống ở nơi rất hiểm trở và khó tìm, nên để tìm được1 ký, người dân phải may mắn trúng bãi hoặc tích góp lại từ nhiều ngày lội rừng.
 
Không chỉ lá kim cương, những cơn sốt thảo dược liên tục ập đến bởi sự truy lùng theo từng đợt của các thương lái Trung Quốc. Có một thời các loại thuốc quý, đặc sản mà chỉ riêng ở Kon Plông mới có như nấm linh chi trăm năm tuổi, cây cốt toái bổ, rễ ka na, sâm bảy lá... cũng được thương lái về tận các buôn làng tìm mua.
 
Người dân Mơ Nâm sống dọc các thung lũng dưới chân các ngọn núi bao đời vẫn coi những thứ cây ấy chỉ là cây dại mọc trên rừng, nay bỗng bán kiếm được tiền đắp đổi cuộc sống nên kéo nhau lên rừng.
 
Cứ như thế, những chuyến vào rừng của người dân ngày càng dày, mà chẳng biết rằng các nguồn thảo dược Yàng núi tặng riêng cho người Xê Đăng, Mơ Nâm rồi một ngày sẽ khánh kiệt.
 
Ông Lê Đức Tín, phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cho biết tình trạng thu gom lá kim cương rộ lên từ ba, bốn năm trở lại đây dẫn đến nguy cơ cạn kiệt của loài cây này. Cây kim cương là một dạng thân mềm, sống dưới thảm mục ở các đỉnh núi cao, nơi khí hậu lạnh và ẩm ướt.
 
Các thương lái từ Quảng Ngãi lên thu gom tại các đại lý, người dân thấy có giá nên đi rừng hái về bán, nhiều công dụng đồn thổi về loài cây này nhưng hiện nay người dân chỉ biết thương lái gom lá kim cương về bán lại để "làm thuốc" chứ không ai ở địa phương biết chính xác loài cây này có giá trị thực tế như thế nào.
 
Cán bộ, các thầy cô giáo ở Kon Plông gom được lá thì dùng để làm thức ăn, sắc nước uống, có người còn dùng để ngâm với rượu.
 
"Hiện nay do khai thác nhiều nên cũng hiếm rồi, mỗi ngày người dân đi rừng chỉ gom được vài lượng (gam) mà giá cũng bấp bênh, lúc cao lúc thấp" - ông Tín nói.
 
"Chợ" thảo dược
Ở các xã trên Kon Plông, những quán tạp hóa nằm lúp xúp dọc các tuyến đường vào xã, vào các ngôi làng không chỉ là nơi mua bán hàng hóa của người dân với thương lái mà đây còn là các "chợ" di động thu gom nguồn dược liệu, thuốc quý được người dân đem bán.
 
Xế chiều, cặp vợ chồng người Mơ Nâm ở làng Kon Plông cuốc bộ với vẻ mệt mỏi từ rừng trở ra sau một ngày đạp cây tìm lá. Trên chiếc gùi nhỏ của người phụ nữ chất đủ các loại như măng rừng, quả ươi, lá é, lá mì và cả một nắm lá kim cương.
 
Người phụ nữ đặt chiếc gùi xuống, nói gì đó bằng tiếng địa phương với người bán hàng rồi đồng ý nhận lấy từ tay thương lái số tiền 170.000 đồng.
 
"Hai vợ chồng mình đi tìm cả ngày hôm nay đấy, lá kim cương khó tìm lắm, lâu lâu mới gặp" - A Quý, người Mơ Nâm ở làng Kon Plông, nói.
 
Bà Trương Thị Hạnh - chủ tiệm tạp hóa ở tuyến đường dẫn vào xã Hiếu - cho biết tiệm của bà chủ yếu mở ra để bán đồ ăn uống, cộng với việc thu gom các loại lá thuốc, đặc sản cho thương lái ở thành phố đặt hàng.
 
"Họ đi theo từng đợt, có đợt thì kêu mua lá kim cương, bao nhiêu cũng lấy, có đợt lại tìm sâm bảy lá. Ở đây mấy thứ đó nhiều lắm, có người mua thì mình đặt người dân đi rừng lấy về nhập thôi" - bà Hạnh nói.
 
Bà Hạnh mở hàng bao tải chứa các loại thảo dược, lá thuốc đã được sơ chế, phơi sấy phía trong gian hàng tạp hóa. Nhiều bao tải lớn chất đầy trái ươi, măng khô, những đống lá kim cương được chất lại thành cụm rồi để ở nơi mát mẻ, trong số này nhiều nhất vẫn là nấm linh chi.
 
lá cây kim cương
Chủ các tiệm tạp hóa thu gom lá kim cương để bán lại cho thương lái - Ảnh: T.B.D. 
"Ở đây rừng rất dày, nhiều nơi chưa có người đặt chân đến nên nấm linh chi đỏ, linh chi đen... muốn mua bao nhiêu cũng có". Bà Hạnh nói có nhiều lúc tiệm tạp hóa của bà gom được các cây nấm linh chi hàng trăm ký, loại này không thể làm thuốc được mà bán cho người thích đồ gỗ để chưng làm cảnh, các tai nấm linh chi cỡ 3-4kg thì nhiều vô kể.
 
Phó chủ tịch UBND huyện Kon Plông Đặng Thanh Nam giọng tự hào khi nói về vùng đất của mình - một vùng đất như được Yàng núi ban tặng các sản vật, thảo dược có giá trị: "Khí hậu se lạnh đặc trưng và độ cao lớn, cộng với hệ rừng nguyên sinh đã tạo ra cho vùng đất này rất nhiều đặc sản, các loài dược liệu quý".
 
Giọng ông Nam chợt chùng xuống: "Nhưng giá trị của nó chưa bao nhiêu, người dân mới được hưởng lợi ở "phần ngọn"...".
 
Trước việc đứng trên "núi vàng" dược liệu, thảo mộc và các loại đặc sản hiếm nhưng chưa tạo ra nhiều giá trị, cuộc họp của Ban thường vụ Huyện ủy Kon Plông cuối năm 2013 đã ra một kế hoạch táo bạo: huyện sẽ đưa xe đến tận buôn làng, đứng ra thu gom nông sản, thảo dược, đặc sản để về cán bộ đóng gói bán cho các đầu mối ở thành phố.
 
Để khuyến khích tìm đầu ra cho thảo dược, các cán bộ ở Kon Plông cũng được khuyến khích sử dụng mối quan hệ cá nhân, bạn bè để giới thiệu sản phẩm.
 
Ông Đặng Thanh Nam nói về kế hoạch của huyện mình: "Đây là huyện khó khăn và đặc thù nhất của tỉnh, người dân hầu hết còn tự cung tự cấp, làm ra được thứ gì chỉ đi ra quán tạp hóa để đổi, trong đó có rất nhiều loài thảo dược có giá trị. Một năm triển khai, chúng tôi đã gom được hàng tấn các loài thuốc, nông sản về phơi khô, sơ chế đóng gói để giới thiệu cho du khách. Từ cách làm này chúng tôi sẽ tập cho người dân ở các làng thói quen buôn bán, tạo ra các mặt hàng có giá trị và trao đổi đúng với giá trị để người dân không nhận lấy phần thua thiệt".

Tác giả bài viết: Nguồn: Thái Bá Dũng (Tuổi Trẻ)

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây