Sâm Dây Tươi bản thân có chứa nước bên trong, nên rất khó bảo quản khi phơi khô.
Hiện nay trên thị trường có bán loại sâm dây chưa qua quy trình phơi sấy kỹ, khi khách hàng mua về dùng uống nước, dùng một tháng là lên mốc.
Năm 1997, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo phát triển cây sâm Ngọc Linh đề ra định hướng và chỉ đạo xây dựng đề án phát triển loài dược liệu quý hiếm này. Các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương đã ban hành các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, chỉ đạo trồng, bảo vệ và phát triển cây sâm thành sản phẩm hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống của người dân tại vùng phân bố Sâm tự nhiên.
Con đường độc đạo vào xã đã được trải cấp phối, uốn lượn qua các sườn núi. Những thôn, làng nằm ven đường, xung quanh là những thửa ruộng bậc thang xanh màu lúa, bắp. Măng Ri đang thay đổi từng ngày. Còn nhớ, 2 năm về trước, Măng Ri chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 9/2009, những quả đồi bị sạt lở loang lổ; những cánh đồng lúa bị san phẳng; đất sản xuất, nhà cửa của người dân bị cuốn trôi; một số ngôi làng phải di dời để tránh lở núi…
Chúng tôi đến với vùng đất Tu mơ Rông một ngày trời mưa tầm tã, nơi của cổng trời được mở ra, dãy Trường Sơn huyền thoại .
Sâm dây Kon Tum ( tên khoa học: Campanumoea javanica) có tác dụng bổ máu, tăng hồng cầu. Dùng trong bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu, ốm lâu ngày, nâng cao thể lực, đầu óc minh mẫn, giảm stress
Sâm dây là loại cây dược liệu có tên trong sách đỏ Việt Nam từ năm 1996. Trước đây, sâm dây bị người dân khai thác ồ ạt, huyện cũng chưa chú ý đến công tác tái sinh, báo động nguy cơ cạn kiệt cây dược liệu đặc hữu này. Trước tình hình đó, phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tu Mơ Rông đã xây dựng thành công quy trình nhân giống và trồng Sâm dây.