Ship Cod 40k
Bầu Hồ Lô Kon Tum Bầu Hồ Lô Kon Tum

Từ xa xưa, để tự cấp tự túc, giải quyết nhu cầu đồ đựng trong đời sống hàng ngày, cư dân các dân tộc bản địa Kon Tum đã biết trồng bầu( loại bầu đắng có vỏ dày và cứng ) quanh các rẫy của mình để chế tác thành những công cụ, vật dụng  phục vụ cho cuộc sống của mình.



 
S000042 Đồ Trang Trí Tây Nguyên 120.000 VND Số lượng: 972 Giỏ

Bầu Hồ Lô Kon Tum


kiểm tra hệ thống online
04022016kiemtraonline 02

  •  

Mr Trường - Y sĩ Y học cổ truyền
Mr Trường - Y sĩ Y học cổ truyền

  •  0906 968 923


  • Zalo:  0906968923
  • Đăng ngày 12-04-2016 08:25:00 PM - 17640 Lượt xem
  • Mã sản phẩm: S000042
  • Giá bán: 120.000 VND - Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển

  • Số lượng:

  • Từ xa xưa, để tự cấp tự túc, giải quyết nhu cầu đồ đựng trong đời sống hàng ngày, cư dân các dân tộc bản địa Kon Tum đã biết trồng bầu( loại bầu đắng có vỏ dày và cứng ) quanh các rẫy của mình để chế tác thành những công cụ, vật dụng  phục vụ cho cuộc sống của mình.



     


Hằng năm vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 dương lịch cư dân bản địa Kon Tum bước vào vụ gieo trồng. Xung quanh các rẫy lúa, rẫy bắp đồng bào thường thả một số hốc bầu, hốc bí, trong đó có cả bầu để ăn và bầu dùng để chế tác đồ đựng trong gia đình. Đồng bào có hai loại bầu: Bầu ngọt được trồng lấy quả làm thức ăn và bầu đắng có vỏ dày và cứng, hình dáng giống trái hồ lô dùng để chế ra các dụng cụ phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để bầu chế tác đồ đựng cho ra những quả to đẹp, hạt giống được bà con lựa chọn khá kĩ từ mùa vụ trước. Người ta chọn những quả bầu to, không sâu, vỏ ngoài bóng đẹp để cho thật già rồi mới lấy hạt. Phơi hạt giống 2 đến 3 nắng cho thật khô sau đó gói lại bằng lá cây và để trên gác bếp.
Trong quá trình sinh trưởng của bầu bí ngoài rẫy, bà con không làm giàn cho bầu leo mà để  bò dưới đất cho đến khi thu hoạch. Thông thường thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch khoảng 3 tháng. Ngay từ khi bầu ra hoa kết trái, người ta đã chọn chăm sóc những quả có hình dáng đẹp theo ý thích và phù hợp với từng loại vật dụng định chế tác. Để cho quả bầu thật già, họ cắt về làm vỏ bầu khô.
Quy trình để tạo ra vỏ bầu khô về cơ bản có ba bước chính: loại bỏ ruột, tạo màu cho vỏ bầu và đánh bóng sản phẩm. Nguyên liệu để loại bỏ ruột và tạo màu là các loại quả, lá được lấy trong tự nhiên như: trái ngeng để loại bỏ ruột; Các loại lá Hla tal, Hla neng, Hla Gul…để tạo mầu; Và quả me rừng để làm bóng đẹp sản phẩm.
bầu hồ lô kon tum (1)
Bầu sau khi thu hoạch đem phơi nắng hoặc gác trên gác bếp từ 1 đến 2 tuần cho khô, người ta sẽ tiến hành công đoạn bỏ ruột. Sau khi phơi khô, quả bầu được khoét miệng rồi đem ngâm xuống nước hoặc bùn từ 1 đến 2 tuần. Sau đó, lấy lên, đổ phần ruột đã tan ra rồi súc thật sạch trong nước. Tiếp tục ngâm lần hai để loại bỏ hoàn toàn ruột trong quả bầu. Tiếp đó họ lấy một loại quả rừng mà đồng bào gọi là  trái ngeng bỏ vào trong trái bầu ngâm trong khoảng 2 tuần, lấy lên và súc thật sạch trong nước lần nữa. Theo bà con thì công dụng của trái ngeng giúp khử mùi và làm sạch nhanh phần ruột bên trong quả bầu. Đem phơi khô 2 đến 3 nắng rồi tạo màu cho vỏ bầu.
Màu sắc vỏ bầu thường có hai màu chính: màu vàng và màu đen. Kỹ thuật tạo màu cho vỏ bầu khá đơn giản. Để có vỏ bầu màu vàng bà con chỉ cần đem phơi  (sau khi đã loại bỏ ruột) dưới nắng là sẽ có được màu vàng tự nhiên. Để có màu đen họ dùng lá Hla neng chà lên bề mặt vỏ bầu. Hla neng là loại cây mọc nhiều ở trong rừng, thuộc loại thân leo, lá dài xòe ra làm ba nhánh. Lá sau khi hái về được đem ra sử dụng ngay khi còn tươi. Để bầu có được màu đen như ý muốn, bà con lấy Hla neng chà đi chà lại trên bề mặt vỏ bầu từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1- 2 ngày.
Sau khi tạo màu xong, họ tiếp tục dùng quả me rừng để tạo độ bóng đẹp cho vỏ bầu. Me rừng có chiều cao từ 5 – 7m, lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Cây ra hoa vào tháng 4 – 5 hàng năm, hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách lá. Qủa hình cầu to bằng quả táo ta và có khía mờ. Bà con hái me rừng già đem về phơi khô sau đó dùng khúc cây đập nhỏ phần vỏ rồi đem chà lên bề mặt vỏ bầu để tạo màu. Về sau, khi vỏ bầu đã qua sử dụng, thỉnh thoảng bà con vẫn lặp lại công đoạn này để giữ cho sản phẩm luôn bóng đẹp và bền màu. Vỏ bầu sau khi được xử lí qua các công đoạn trên thường không bị mối mọt, không thấm nước, có độ bền cao. Đó là nguyên liệu chính, quan trọng để chế ra hàng loạt sản phẩm phục vụ cho đời sống.
Việc tạo lỗ, làm miệng của trái bầu cũng đòi hỏi phải hết sức khéo léo. Dao dùng để cắt miệng bầu phải thật sắc, tránh làm nứt, mẻ sản phẩm. Tuỳ vào công dụng và chức năng của từng loại vật phẩm mà miệng của chúng có độ lớn nhỏ và vị trí cao thấp khác nhau. Có quả bầu được cắt bỏ cuống để tạo miệng bên cạnh cuống, nhiều quả miệng lại nằm chếch về một bên tạo dáng khá đẹp. Tuy nhiên, do vật dụng trong đời sống của người đồng bào chủ yếu là những đồ đựng nên phần lớn miệng bầu được cắt từ phía cuống bầu xuống. Khoảng cách từ cuống đến vị trí cắt từ 2 – 3cm. Nắp của sản phẩm tuỳ thuộc vào độ to nhỏ, công dụng, chức năng từng vỏ bầu. Thông thường người ta dùng miếng giấy cứng hoặc dùng lá cây dầu cuộn tròn làm nắp để nút miệng bầu.
Những người khéo tay còn dùng dao để tiện, gọt, khắc…tạo hình trên vỏ bầu. Với những vỏ bầu dùng đựng hạt giống, có người còn dùng dây mây đan thành một cái giỏ vừa khít, ôm lấy thân bầu như một quang treo để treo tái bầu lên dàn bếp dành cho vụ mùa sau. Chế tạo vỏ bầu không phức tạp, song đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay, tránh làm sứt mẻ và tạo nên tính đa dạng cho sản phẩm. Mỗi một sản phẩm làm ra đều được những bàn tay, khối óc người chế tác gửi gắm vào đó những tình cảm đời sống cộng đồng, đồng thời là sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hoá của cư dân nơi đây.
Trong đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa Kon Tum, vỏ bầu khô chủ yếu được sử dụng để làm đồ đựng, đồ múc, đồ rót. Vỏ bầu khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trước đây vào mỗi gia đình ta đều thấy ở góc bếp có một dàn vỏ bầu khô đựng nước cho sinh hoạt hàng ngày. Người dân bản địa Kon Tum thường sử dụng vỏ bầu khô đi lấy nước ở các giọt nước của làng đem về sử dụng. Bầu đựng nước thường to, thuôn dài để có thể đựng được nhiều nước và thường có vỏ có màu đen. Ngoài những bầu nước dùng để sử dụng chung, thường mỗi thành viên trong gia đình đều có một vỏ bầu nước uống riêng để tránh uống lẫn nước của nhau. Người lớn bàu lớn, trẻ em bầu nhỏ. Nước đựng trong bầu vừa tiện dụng lại rất mát, phù hợp với khí hậu nắng nóng ở Kon Tum nên được mọi người ưa thích. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng vỏ bầu khô để đựng nước hoặc đựng cháo mỗi khi đi làm nương rẫy xa. Riêng loại vỏ bầu màu vàng được sử dụng để đựng rượu tiếp khách. Loại này thường tròn nhỏ và là những quả dáng hồ lô khá đẹp mắt.
Trong điều kiện xã hội còn chưa phát triển, việc tận dụng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh để phục vụ cuộc sống của mình và sống hài hòa cùng thiên nhiên là nét văn hóa đặc trưng. Từ lâu rượu cần, chiếc gùi, nhà sàn, bầu nước… đã trở thành biểu tượng của cư dân các dân tộc bản địa Kon Tum.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Sản phẩm cùng loại
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây