Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Con người có quá nhiều tham, ái, sân si - đau khổ vì không biết xử lý vấn đề của mình"

Thứ ba - 06/12/2016 08:32
Đôi khi, ngồi trên xe để đi làm nhưng chúng ta lại muốn quay về nhà và tận hưởng khoảng thời gian tươi đẹp một mình. Nếu quyết định trở lại, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc ở đây, ngay giây phút hiện tại. Thay vì suy nghĩ về tương lai, bạn hãy tập trung sự chú ý vào hơi thở và tận hưởng hiện tại.
Hạnh phúc chính là con đường. - Thích Nhất Hạnh
Hạnh phúc chính là con đường. - Thích Nhất Hạnh

tham sân si giữa đời

Chúng ta hít thở mỗi ngày nhưng hầu như không ý thức đường từng hơi thở ra, vào. Thực tập hơi thở giúp chúng ta biết cách để sống ở hiện tại: Hít vào tôi biết mình đang sống. Thở ra tôi mỉm cười với cuộc sống này.
Chúng ta thường nói tới con đường: con đường giải thoát, con đường hạnh phúc, con đường hòa bình. Khi có ý niệm về con đường, chúng ta đồng thời cũng có ý niệm là vẫn còn đang trên con đường đó, nghĩa là chúng ta chưa tới. Nếu chúng ta đang trên con đường đi tới hạnh phúc, thì chúng ta chưa có hạnh phúc. Nếu chúng ta đang trên con đường đi tới hòa bình, thì chúng ta chưa có hòa bình.
Trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể của bạn ở hiện tại nhưng hơi thở lại ở đâu đó với lo lắng, muộn phiền...
Cuộc sống chính là giây phút hiện tại. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới. Khi chúng ta tập trung vào hiện tại, chúng ta có thể sống sâu sắc và kết nối với những yếu tố chữa lành và nuôi dưỡng tâm hồn xung quanh ta.
Với năng lượng của thiền định, chúng ta có thể nhận biết nỗi đau, xoa dịu chúng như người mẹ dỗ dành đứa con đang khóc. Khi chúng ta giận giữ, buồn rầu và sợ hãi với năng lượng của thiền định, chúng ta có thể nhận ra gốc rễ của khổ đau. Chúng ta cũng có thể nhận ra sự khổ đau của những người chúng ta yêu thương. Bằng cách ấy, những nỗi đau sẽ nằm yên như đứa trẻ ngủ ngon trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Khi giao tiếp với lòng trắc ẩn, ngôn ngữ chúng ta sử dụng không có sự giận giữ, khó chịu, chúng ta có thể loại bỏ những nhận thức sai lầm. Lắng nghe sâu sắc và nói những lời yêu thương, chúng ta có thể đem đến sự hài hoà và kết nối với cộng đồng bằng sự hiểu biết, hoà bình và hạnh phúc.
Khi lắng nghe người khác một cách sâu sắc, chúng ta không chỉ nhận ra sai lầm của họ, sai lầm của bản thân chúng ta về người khác. Đó là lí do giao tiếp với sự chân thành có thể loại bỏ sự giận giữ và bạo lực. Chúng ta phải đánh thức mọi thứ để kết nối chúng với nhau.
tham sân si
Ở Làng Mai, vài trăm người sống với nhau như một gia đình theo cách rất đơn giản. Họ có cơ hội thực tập với nhau như một cộng đồng, xây dựng tình huynh đệ. Mặc dù cuộc sống đơn giản nhưng họ có rất nhiều niềm vui từ việc bồi đắp sự hiểu biết và lòng từ bi. Thiền định giúp họ chữa lành, chuyển hoá và tạo ra hạnh phúc.
Hạnh phúc là có thật hay không? Liệu chúng ta có thể sờ, nắm lấy hạnh phúc? Mỗi người từng trải qua những giây phút hạnh phúc, và cố nhiên là chúng ta cũng đã có những giây phút khổ đau. Chúng ta thường tự hỏi: 'Hạnh phúc đó có phải là hạnh phúc chân thật hay không? Khổ đau đó có phải là khổ đau chân thật không ? Hay tự ta làm khổ ta ?' Vậy nên xét lại cái quan niệm về hạnh phúc và khổ đau là một sự thực tập.
Hạnh phúc chính là con đường bạn đang bước đi, với từng hơi thở. Con người có quá nhiều tham, ái, sân, si. Chúng ta đau khổ bởi chúng ta không biết cách xử lí vấn đề của mình. Thiền định giúp mọi người xử lí đau khổ. Lòng từ bi và sự hiểu biết là điều cần thiết để chữa lành mọi khổ đau trên thế giới này.

Tác giả bài viết: Hoài Trần Theo Trí thức trẻ/Lionsroar

Nguồn phát: Nhật Trường Kon Tum

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây