Bể rượu 500 lít ngâm củ đinh lăng 'khủng' nhất Việt Nam

Thứ tư - 28/01/2015 09:56
Một người dân ở Hưng Yên đã dùng một bể nước chứa 500 lít rượu nếp để ngâm 2 củ Đinh lăng trọng lượng tới cả chục kg ngâm trong nhiều năm để thưởng thức.
Đinh lăng gần giống như nhân sâm và được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”.
Đinh lăng gần giống như nhân sâm và được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”.
Trên địa bàn huyện Hải Hậu, Nam Định có hơn 20 hộ thu mua, xuất bán đinh lăng. Nhiều gia đình đã chặt bỏ cả cây cảnh để đầu tư trồng đinh lăng thương phẩm. Theo tính toán của người trồng đinh lăng, thu nhập từ loại cây dược liệu này khá cao. Với giá thu mua toàn bộ rễ, gốc, thân lá tại thị trường huyện hiện nay từ 20.000-25.000 đồng/kg, nếu trồng 1 sào, 3 năm sau cho thu nhập 30-45 triệu đồng. Trừ đi chi phí giống 1,5-2 triệu đồng, phân bón 400.000-600.000 đồng/sào cho lãi ròng 19-21 triệu đồng/năm (tương đương 520-580 triệu đồng/ha/năm). Vì vậy, trồng và chế biến đinh lăng đang được xem là “nền kinh tế xanh” của địa phương.
Người ta thu mua từ cây, lá đến cành, rễ của đinh lăng.
Ông Lâm Văn Tinh, xóm 10 xã Hải Hà, cho biết, cây đinh lăng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít. Khi trồng chỉ cần bón một ít phân chuồng để mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt.  Bên cạnh đó, cùng một diện tích nhưng đinh lăng cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây hoa màu khác. Theo anh Nguyễn Ngọc Lành, xã Hải Toàn (Hải Hậu), rất khó để thu mua được những củ đinh lăng có trọng lượng từ 5kg trở lên vì chúng vô cùng hiếm. Nhiều người phải vào tận ngóc ngách, vùng sâu vùng xa, thậm chí, phần nhiều là may mắn mới gặp được những cây đinh lăng có tuổi đời lâu năm và có củ to như vậy để thu mua. Một củ đinh lăng “khủng” như thế, giá bán lên tới 500.000 đồng/kg. “Rất nhiều người đặt hàng chúng tôi. Nếu tìm được củ đinh lăng to, họ sẵn sàng bỏ tiền triệu để mua”, anh Lành nói. Anh Lành kể, năm ngoái, anh mua được một củ đinh lăng có trọng lượng hơn chục kg. Một người ở Vĩnh Phúc đã bỏ 20 triệu đồng để mua bằng được củ “nhân sâm Việt Nam” này về... ngâm rượu. “Người ta mua củ về ngâm nguyên cả củ, không thái thành lát hay tách riêng bộ phận. Nhìn bình rượu ngâm củ đinh lăng không khác gì củ sâm Triều Tiên, Hàn Quốc - thứ đắt đỏ mà không phải ai cũng mua được”.  Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến một “bình rượu” độc nhất vô nhị của một người dân ở Văn Lâm (Hưng Yên): hai củ đinh lăng có trọng lượng lên tới cả chục kg, chủ nhân của nó đã “hy sinh” bể... cá cảnh có dung tích lên tới gần mét khối để đặt nguyên hai củ quý vào... ngâm rượu. “Tôi đặt người ta nấu cho 500 lít rượu nếp ngon, sau đó gia cố miệng bể cá bằng một tấm kính chắn bên trên, lấy băng dính bịt kín xung quanh để rượu không hả hơi. Riêng tiền rượu ngâm đinh lăng, nếu tính ra tiền cũng lên đến... 20 triệu đồng”.
Anh Lâm đầu tư bể nước  dùng 500l rượu nếp ngâm củ Đinh Lăng.
“Vì của quý nên lại càng hiếm, nhiều người dặn dò, thậm chí đặt tiền trước cho tôi cả tháng. Nhưng không phải ai cũng có thể mua được một củ đinh lăng có tuổi đời vài chục năm, và đạt được trọng lượng lên đến cả chục kg như thế”, anh Lành cho biết. Theo y học dân gian, rễ cây đinh lăng là bài thuốc quý để tăng cường sức khỏe, chống mỏi mệt và tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Lá đinh lăng có tác dụng giải nhiệt, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, chữa ho ra máu, kiết lỵ, đắp lên vết thương cho chóng lành... Với các nhà dược phẩm, đinh lăng được bào chế thành dạng bột, còn với người dân có thể dùng thân và rễ để ngâm rượu hoặc sắc uống giống như thuốc bắc sau khi đã phơi khô, sao vàng hạ thổ. Ngoài các tác dụng trên, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm và được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”.
Cây đinh lăng khủng được ngâm trong bể cá cảnh.
Ở nhiều vùng quê nhiều năm trước, đinh lăng được trồng như một dạng cây cảnh. Khi đó, do chưa biết được giá trị của “thần dược” này, nhiều gia đình đã chặt bỏ, vứt đi... vì nó quá rậm rạp, um tùm. Khi cơn sốt đinh lăng lên tới đỉnh điểm như hiện tại, nhiều tư thương thu mua từ củ đến thân, cành, lá ngọn,... sau đó cung cấp cho các nhà sản xuất đông - nam dược. Loài cây vốn được coi là “nhân sâm Việt Nam” này đang góp phần làm giàu cho cả một vùng đất.
 
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Theo Thái Bình/Vietnamnet

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
  • Sâm mồng tơi bổ dưỡng

    Sâm mồng tơi bổ dưỡng

    Trong cây sâm mồng tơi có Pectin - chất quan trọng và bổ dưỡng cho người lao động ở môi trường nhiệt độ cao, nóng ẩm

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cây sâm...

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cây sâm...

    Hơn 30 năm về trước, với cương vị là Phó Thủ tướng phụ trách về khoa học – kỹ thuật, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều sáng kiến đóng góp...

  • Ngậm sâm có tốt ?

    Ngậm sâm có tốt ?

    Đã có người làm cuộc điều tra như thế này, hỏi những người không phải là chuyên ngành Đông y dược, trong các loại thuốc Đông Y loại nào nổi...

Dòng thời gian
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây