Củ nhỏ xíu, xấu xí, mọc hoang nhiều trên các đồi núi ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc họ Cam tùng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm) củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum, huyện Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
Hơn 30 năm về trước, với cương vị là Phó Thủ tướng phụ trách về khoa học – kỹ thuật, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có nhiều sáng kiến đóng góp cho nền khoa học nước nhà và một trong số đó là phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia.