Ba Kích còn có tên là Ba Kích Thiên, Cây Ruột Gà, Chẩu Phóng Xì, Thao Tầy Cáy, Ba Kích Nhục, Liên Châu Ba Kích. Tên khoa học là Morinda Offcinalis How, Thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dân gian thường dùng rễ phơi hay sấy khô.
Ba Kích khi đào về rửa sách đất cát có nơi khi gần khô đập dẹt rồi phơi cho thật khô. Không đập nát, Mục đích đập cho dẹt là cho lộ phần lõi nhỏ bên trong rồi rút bỏ lõi. Theo Giáo Sư Đỗ Tất Lợi trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trong rễ ba kích chủ yếu có chất antharaglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhưa và axit hữu cơ. Nước sắc ba kích có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp, không có độc.
Theo GS Đỗ Tất Lợi trích từ những tài liệu cổ, Ba kích có vịt cay ngọt, tính hơi ôn. Vào thận. Có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp. Dùng chữa dương uỷ, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Người âm hư, hoả thịnh, đại tiện táo bón cấm dùng.
Ngoài ra trong dân gian, ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng trong các bệnh liệt dương, sớm xuất tinh, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Còn dùng để chữa bệnh phong thấp, mạnh gân cốt thì ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
Một số vùng dùng củ ba kích nấu với thịt gà, được xem là món ăn bồi bổ cơ thể. Ba kích là một dược liệu đã có từ lâu ở Trung Quốc. “Nhị Tiên Thang” để dùng chữa bệnh cao huyết áp có kết quả.
Trong “Thần nông bản thảo kinh” có đoạn nói về Ba Kích như sau: Từ xưa đến nay, ba kích thiên được coi là bổ thận tráng dương. Đông Y cho rằng, bộ phận sinh dục của nam và nữ là nơi hội tụ của 12 dây thần kinh và gân cốt. Can kinh chủ về gân cốt, mạch khí của can vòng quanh âm khí, nếu như tà khí tụ ở trong đó, thì dẫn đến bệnh liệt dương ở nam giới.
Còn ngâm rượu Ba Kích được GS.TS. Phạm Xuân Sinh chia sẻ trên Sức Khoẻ Đời Sống như sau:
Ba kích chích rượu:
Ba kích 1.000g; rượu trắng (35 - 40%) 150ml. Đem rượu trộn đều vào ba kích phiến, ủ 1 - 2 giờ cho ngấm hết rượu. Sao nhỏ lửa tới khô.
Ba kích chích muối ăn: ba kích 1.000g; 150ml dung dịch muối ăn 5%. Đem dung dịch muối ăn trộn đều vào ba kích, ủ 2 - 4 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Ba kích chích cam thảo: ba kích 1.000g; cam thảo 50g. Cam thảo được cắt nhỏ, sắc với nước 3 lần, mỗi lần 150ml nước sạch, đun sôi trong 30 phút. Gộp dịch sắc, cô còn 150ml. Đem dịch cam thảo trộn đều với ba kích, ủ 6 giờ cho ngấm đều. Sao vàng.
Như vậy, việc chế biến ba kích là cần thiết, vì nó sẽ đạt được các mục đích như tăng được tính dương khi chích với rượu, tăng quy kinh thận khi chích với muối ăn, loại đi các chất gây ngứa khi chế với cam thảo…
Hiện nay tràn lan thông tin trên internet về những công dụng thần kỳ của Ba Kích thì quý khách nên tìm hiểu kỹ khi sử dụng ba kích và dùng thì phải có liều lượng thích hợp vì đây là dược liệu không dùng tuỳ tiện và kiểu không bổ chiều ngang, cũng chiều dọc được. Tuỳ vào thể trạng từng người mà có dùng với liều lượng khác nhau.
Ngoài ra Ba Kích Tím và Ba Kích Vàng theo chúng tôi là công dụng là như nhau vì cùng họ, cùng loài, đều là Ba Kích Thiên. Không phải Ba Kích Vàng hay Ba Kích Trắng ngâm rượu là không ra màu, màu trắng đục là những thông tin sai lệch, vô thưởng vô phạt trên mạng.
Ba Kích còn có tên là Ba Kích Thiên, Cây Ruột Gà, Chẩu Phóng Xì, Thao Tầy Cáy, Ba Kích Nhục, Liên Châu Ba Kích. Tên khoa học là Morinda Offcinalis How, Thuộc họ Cà phê Rubiaceae. Dân gian thường dùng rễ phơi hay sấy khô.
Ba Kích khi đào về rửa sách đất cát có nơi khi gần khô đập dẹt rồi phơi cho thật khô. Không đập nát, Mục đích đập cho dẹt là cho lộ phần lõi nhỏ bên trong rồi rút bỏ lõi. Theo Giáo Sư Đỗ Tất Lợi trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, trong rễ ba kích chủ yếu có chất antharaglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhưa và axit hữu cơ. Nước sắc ba kích có tác dụng làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp, không có độc.