Mật nhân hay còn gọi là bá bệnh, bách bệnh, hậu phác, tho nan, antongsar. Tên Khoa học Eurycoma longigolia Hack, thuộc họ Thanh Thất
Mật nhân mọc phổ biến ở vùng núi Tây Nguyên, dân gian dùng vỏ thân vỏ rễ phơi, sấy khô.
Trong mật nhân có chứa một chất đắng gọi là quasin, theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bách là trăm). Vỏ dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Tại Campuchia người ta dùng rễ mật nhân chữa ngộ độc, trị giun và say rượu.
Vỏ dùng phơi khô tán bột ngâm rượu hay làm thành viên uống. Ngày dùng 4 – 6g
Theo BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI chia sẻ trên Sức Khoẻ và Đời Sống
Đông Y cho rằng mật nhân có vị đắng, tính mát đi vào kinh can và thận, có tác dụng bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư, gân xương đau nhức, tê chân tay, rối loạn tiêu hoá.
Cách dùng:
Rễ của cây mật nhân đem về chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem ngâm rượu, mỗi lít ngâm khoảng 30 - 40g, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân. Tùy theo nhu cầu điều trị, có thể ngâm riêng hay phối hợp với một số dược liệu khác nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị. Những người không uống đắng được, có thể ngâm chung mật nhân với nho khô, hay chuối khô nướng vàng để dùng cũng được.
Điều đáng lưu ý là, không được dùng mật nhân cho phụ nữ có thai.
Nghiên cứu gần đây cho thấy: cây mật nhân có công hiệu cải thiện chức năng sinh lý và tăng cường sức khỏe tình dục (cụ thể là giúp cơ thể tăng tiết hoóc-môn giới tính nam một cách tự nhiên đó là testosterone, kích thích sự hưng phấn, tăng cường khả năng sinh lý, giúp nam giới đẩy nhanh và duy trì trạng thái cường dương), bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp giảm stress, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa…
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ, vỏ và quả cây được sử dụng làm thuốc. Người ta cũng đã phân tích thành phần trong vỏ, rễ cây mật nhân thấy có thành phần chính là các quasinoide, tritecpenoit, alcaloit…, giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Điều hòa và làm ổn định huyết áp… Thuốc được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng tại nhiều nước ở châu Á, Tây Âu và Mỹ. Vỏ rễ cây mật nhân có vị rất đắng nên sử dụng làm thuốc tẩy giun, trị sốt rét, kiết lỵ, ngộ độc, đầy bụng, giải say rượu, dùng ngoài làm thuốc trị ghẻ lở…
Những người không nên dùng Mật Nhân:
Theo chuyên gia Đông y chia sẻ trên Sức Khoẻ Đời Sống, những người có đề kháng yếu, trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày… nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là phụ nữ có thai không nên dùng cây này.
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh
Mật nhân hay còn gọi là bá bệnh, bách bệnh, hậu phác, tho nan, antongsar. Tên Khoa học Eurycoma longigolia Hack, thuộc họ Thanh Thất
Mật nhân mọc phổ biến ở vùng núi Tây Nguyên, dân gian dùng vỏ thân vỏ rễ phơi, sấy khô.
Trong mật nhân có chứa một chất đắng gọi là quasin, theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi, đây là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh (bách là trăm). Vỏ dùng chữa những trường hợp ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng. Tại Campuchia người ta dùng rễ mật nhân chữa ngộ độc, trị giun và say rượu.