Phóng sự, khám phá VTC News - Sự thật về nhân sâm bày bán tràn lan ở thị trường

Thứ bảy - 04/04/2015 12:01
Người Việt rất mê dùng sâm, bằng chứng là tại đất Sài thành đâu đâu cũng thấy nhan nhản các cửa hàng, quầy hàng, ki-ốt rao bán sâm Hàn Quốc. Ồ ạt mua sâm Hàn dưới nhiều dạng sâm tươi, rượu sâm, cao sâm..., có mấy ai biết được gốc tích, ngọn ngành của những sản phẩm sâm Hàn mà mình phải tiêu tốn tiền triệu để đổi quyền sở hữu?
"Thứ sâm này chữa mất ngủ rất hay, thích hợp cho người bị suy nhược, ăn uống kém, tính nó không mạnh như nhân sâm Triều Tiên đích thực mà nhẹ nhàng hơn, vì nó tính bình nên người bị cao huyết áp, hạ huyết áp đều dùng được".
"Thứ sâm này chữa mất ngủ rất hay, thích hợp cho người bị suy nhược, ăn uống kém, tính nó không mạnh như nhân sâm Triều Tiên đích thực mà nhẹ nhàng hơn, vì nó tính bình nên người bị cao huyết áp, hạ huyết áp đều dùng được".
Nếu tường tận sản phẩm sâm Hàn đang được bày bán tràng giang đại hải trên thị trường thì mới thấy được nhiều sự thật phũ phàng, từ đó người tiêu dùng sẽ biết cân nhắc, đắn đo trước khi quyết định mua sâm xứ Hàn về làm quà cho người thân hoặc tẩm bổ.
Những chuyện mờ ám quanh các sản phẩm sâm Hàn được bán trôi nổi trên thị trường Việt Nam chúng tôi sẽ thông tin cho bạn đọc vào dịp khác. Trọng tâm được đề cập trong bài viết này là những hiện tượng bất thường cũng như độc chiêu rút ruột loài sâm quý có tên gọi đẳng sâm (hay đảng sâm) được ngành Đông y dùng thay thế nhân sâm vì giá rẻ hơn mà công dụng không kém gì nhân sâm thứ thiệt!
1. Trong quá trình ăn dầm nằm dề tại nhiều cánh rừng ở Tây Nguyên, chúng tôi may mắn được tiếp xúc với ông Bùi V.C. (hội viên Hội trầm hương Việt Nam, sống tại Bình Dương) tại một cánh rừng thuộc địa phận huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng). Ở tuổi 65, ông C. bộc bạch, ông có nhu cầu dùng sâm bồi sức cho chính mình và 2 cụ song thân nhưng không tin vào sâm Hàn hay bất kỳ loại sâm ngoại nào khác được bày bán tràn lan trên đất Việt, mà chỉ tin vào sâm có nguồn gốc Việt Nam.
Sâm khô giá rẻ bất ngờ là điều đáng để người tiêu dùng suy ngẫm.  Để có được củ sâm ưng ý, ông phải thân chinh lên rừng. Từ mua dùng, dần dà ông nung nấu quyết tâm tìm cách di thực, nghĩa là đưa loài đẳng sâm xuống đồng bằng nhằm mục đích bảo tồn nguồn gien quý của núi rừng Tây Nguyên. "Em cứ thử nghĩ đi, với tốc độ khai thác đến ngay cả củ sâm nhỏ bằng đầu đũa tư thương cũng thu mua thì mai này rừng còn gì?" - ông C., trăn trở. 
Giữa mênh mông rừng già, bên một con suối thơ mộng vắt giữa đại ngàn là nơi mà trai gái người Cil thường tìm đến hẹn hò, tâm tình vào những đêm trăng sáng, ông C. cho biết, sở dĩ ông nặng lòng với giống sâm rừng kể trên vì nhiều lẽ, vì sâm rừng Việt Nam nhiều dưỡng chất, dùng an toàn, hiệu quả và đặc biệt tốt cho người bị suy nhược chứ không tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bất trắc như sâm Hàn.
"Con gái tôi là kỹ sư nông học, lại theo học ngành y học cổ truyền nên tôi rất rõ thực chất của các loại sâm ngoại được bày bán trên thị trường Việt Nam. Phần lớn đều có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc chẳng rõ nguồn gốc. Những thứ sâm ấy gây tăng huyết áp, nếu người sử dụng bị cao huyết áp thì rất dễ bị tai biến do huyết áp tăng đột ngột", ông C phân tích thêm.
Sâm Hàn Quốc gốc Trung Quốc có nguồn gốc như thế nào, được đưa vào thị trường Việt Nam ra sao, người ta biến một củ sâm 6 tháng tuổi có kích cỡ, trọng lượng như một củ sâm 6 năm tuổi bằng công nghệ gì, tạm chưa bàn đến. Rồi ông quay trở lại câu chuyện đẳng sâm với nhiều tình tiết ly kỳ lẫn oái ăm. "Thứ sâm này chữa mất ngủ rất hay, thích hợp cho người bị suy nhược, ăn uống kém, tính nó không mạnh như nhân sâm Triều Tiên đích thực mà nhẹ nhàng hơn, vì nó tính bình nên người bị cao huyết áp, hạ huyết áp đều dùng được".
Sau khi rõ hơn về tác dụng của đẳng sâm, tôi hỏi ông C. về hành trình kiếm tìm và lưu trữ nguồn gien quý trên đất Tây Nguyên. Được "bắt" trúng đài, người con của đất gốm Bình Dương nặng lòng với cây sâm Tây Nguyên, tuôn một mạch: "Để di thực cây sâm từ vùng cao xuống đồng bằng lưu giống, sau một quãng thời gian dài kiếm tìm, tôi đã chọn được những củ sâm khỏe mạnh lâu năm tuổi. 
Đang sống trên độ cao 1.500m so với mặt nước biển quanh năm sương mù, khí lạnh bao phủ nếu đưa nhanh xuống phố cây sâm không quen với sinh cảnh, thổ nhưỡng mới sẽ chết nên tôi chọn giải pháp di thực từ từ. Trước tiên tôi cho trồng trong chậu, sau đó đưa về Di Linh (Lâm Đồng). Được một thời gian tôi đưa về Madagui (Đức Trọng, Lâm Đồng) rồi mới đưa về Bình Dương. Quá trình này mất hơn 1 năm, nhờ vậy các cây sâm được di thực đều sống".
Việc di thực giống sâm quý thành công nhưng như ông C. bộc bạch, không như ông mong đợi. Bởi lẽ sâm phát triển chậm, có cây chỉ ra lá, không tạo củ rễ, có củ lớn chậm và các rễ con không sinh sôi nảy nở như ở rừng già: "Sẽ cần một thời gian dài nữa để việc thuần hóa sâm rừng được như ý. 
Nhưng dù sao như thế với tôi cũng đã là thành công lớn. Mình cơ bản giữ được nguồn gien quý của núi rừng và nhờ đó thi thoảng có sâm quý mà dùng. Chứ cũng thứ sâm này mà mua ở các hiệu thuốc Bắc, nói thật theo tôi hầu hết đều là sâm dỏm, là sâm bị rút ruột, chỉ còn là bã sâm, rất nguy hại cho người sử dụng"…
2. Về phố, tôi có dịp ghé thăm vườn sâm của ông C. tại Dĩ An và có dịp tận tường những củ đẳng sâm mà ông đã đổ biết bao công sức để sưu tầm, chăm sóc chúng. Ngoài đẳng sâm, ông C. còn trồng giữ mẫu một số giống sâm thuần Việt khác như sâm báo (còn gọi sâm bố chính), sâm cau, sâm tam thất... Các giống sâm này theo tiết lộ của ông C tựa đẳng sâm, có số phận rất lâm ly, bị tư thương-đầu nậu thao túng, tích cực vơ vét, thu mua tận diệt khiến rừng giờ đây cạn kiệt, có vùng rừng từng nhiều vô kể một trong 3 loại sâm kể trên nhưng nay chẳng còn gì.
Sự thật về nhân sâm bày bán tràn lan ở thị trường
Ông C. với những củ sâm rừng khủng nay đã là hàng hiếm ở rừng.  Lẽ ra theo lịch hẹn trước đó, tôi gặp dược sĩ K. - người theo ông C là rất rành rẽ quy trình rút ruột sâm quý tại thành phố Thủ Dầu Một. Nhưng do bận việc gia đình nên dược sĩ K. hẹn gặp tôi tại Nha Trang. Tại đây, ông K. dành cho tôi một bất ngờ nho nhỏ. Ông đưa tôi vào một siêu thị ở thành phố biển để được thấy các củ sâm rừng mà những tháng ngày qua tôi cất công tìm hiểu.
Tại siêu thị này, đẳng sâm trồng ở rừng được chia ra 3 độ tuổi, loại 1 năm tuổi bé xíu xiu giá bán 500.000đ/kg, loại 2 năm tuổi cỡ ngón tay cái giá 900.000đ/kg và 3 năm tuổi củ nhỉnh hơn, giá bán đến 1.500.000 đ/kg: "Nên nhớ đây chỉ là sâm trồng, chứ ngoài đời thực, các đầu nậu chào bán củ đẳng sâm đạt chuẩn có khi đến 3 triệu đồng 1kg. Giá cao như thế nhưng các đại gia vẫn tranh nhau mua vì nghĩ rằng đó là sâm rừng nhiều dưỡng chất. Nếu là sâm rừng thì đúng là nhiều dưỡng chất thật. Nhưng khổ nỗi toàn dạng sâm bị rút ruột không thôi. Vì bị rút ruột nên giá rất rẻ".
Chia sẻ của dược sĩ K. khiến tôi rất bất ngờ. Và oái ăm làm sao, tiết lộ sâm tươi giá tiền triệu nhưng khi được xuất về Việt Nam dưới dạng hàng khô chỉ có giá bạc trăm của dược sĩ K. được tôi ghi nhận tại phố thuốc đông dược Hải Thượng Lãn Ông ở quận 5. Đây là chợ thuốc đông dược lớn nhất khu vực miền Nam, và có lẽ là… nhất cả nước.
"Nếu em lấy lẻ chị để bốn trăm (400.000 đồng/kg). Lấy nhiều, từ 5kg trở lên thì chị để giá ba trăm rưỡi, giá đó kịch kim rồi đó em" - như một số chủ quầy đông dược khác, bà T. một chủ quầy đông dược chào hàng như thế khi được tôi hỏi mua đẳng sâm khô về làm thuốc! Rõ là cái giá kia đã phản ánh đúng nhận xét của dược sĩ K. chia sẻ, rẻ đến ngoài sức tưởng tượng! 
"Dân trong nghề ai cũng rõ hơn 70% trọng lượng của củ sâm là… nước. Thế nên một ký sâm nếu phơi khô "teo" lại chỉ còn chưa đến 200gram. Tính ra để có một ký sâm khô phải tiêu tốn ít nhất 5kg sâm tươi. Tính theo thời giá trung bình được bán ở siêu thị thì 1kg sâm tươi bình quân khoảng 700.000 đồng, 5kg sâm tươi như thế tổng giá trị phải đến 3,5 triệu đồng, vậy mà người ta chỉ bán có 400 - 500.000 ngàn một ký sâm khô, như vậy đủ để thấy bất ngờ và bất ổn rồi, đúng không" - dược sĩ K. phân tích. Rồi ông cho biết rằng khi bỏ mối cho khách với cái giá ấy, chủ quầy vẫn rất lời, lời gần gấp đôi bởi giá đầu vào của 1kg đẳng sâm khô như thế chưa đến 200.000 đồng. 
Kiên trì dò la, vào vai người có nhu cầu đẳng sâm với số lượng lớn, rồi tôi cũng bắt mối được với một người buôn sâm thứ dữ là B. B chưa đến 40 tuổi nhưng nghe đâu làm ăn lớn. B. quyết cái rụp rằng nếu khách có nhu cầu nguồn hàng ổn định, anh ta sẽ bỏ mỗi ký sâm khô chỉ với 250.000 đồng, là loại "cồ nhất" chứ chẳng phải loại “be bé nhi đồng”. 
Tưởng mức giá kia là kịch kim rồi, ai dè cách đây vài ngày, tôi được một dân trong nghề tiết lộ nếu tôi thích, anh ta sẽ bỏ hàng cho tôi với giá 180.000 đồng một ký: "Nói thật bỏ giá ấy là em hữu nghị với bác, em chỉ lấy lãi 20.000 đồng một ký thôi. Bác lấy mỗi lần một tạ thì em bỏ cho bác cái giá ấy!".
3. Đến đây thì có thể hiểu thị trường đẳng sâm tại Việt Nam nói như dân trong cuộc là “loạn xì ngầu”, giá cả vô thiên lủng... là chuyện có thật từ lâu nay. Dược sĩ K. đúc kết vấn đề này với khẳng định: "Gọi sâm cho oách thôi chứ sâm cái nỗi gì, bị rút ruột hết rồi nên đó toàn là xác sâm, là bã sâm nên giá mới rẻ như vậy. Sâm như thế chẳng thấy dược chất đâu, có khi chỉ toàn là chất độc".
Sự thật về nhân sâm bày bán tràn lan ở thị trường
Đẳng sâm tươi bán tại siêu thị giá từ 500.000-1,5 triệu đồng/ký (trong ảnh giá bán gói 100gr).  - Người ta rút ruột sâm như cái cách mà người ta làm sạch lông một con gà. Cậu có bao giờ thấy người ta vặt lông gà vịt theo công nghệ mới chưa? Cắt tiết xong, họ nhúng nước sôi rồi cho nó vào cái thùng quay với tốc độ chóng mặt. Quá trình quay tròn như thế, bị lực ma sát tác động vậy là trong tích tắc con gà có thể nói là "khỏa thân" hoàn toàn. Người ta rút ruột sâm cũng cái kiểu như vậy!
Hình thức vặt lông gà theo kiểu quay tròn tốc độ như thế giờ đây khá phổ biến. Nhưng tôi vẫn chưa hình dung được phương cách sâm bị rút ruột kiểu quay tròn kia như thế nào. Dân đầu nậu gọi đó là quay ly tâm. Khi bỏ sâm vào rồi nhấn nút, cái máy ấy sẽ quay với tốc độ hàng ngàn vòng một phút. 
Bị quay kiểu đó thì củ sâm xuất nước ra, nước ấy theo đường ống chảy xuống dưới, được họ cô đặc lại bán cho các công ty dược. Còn cái xác sâm nếu may mắn lắm còn chưa đến 30% dược chất sau đó sẽ được xử lý dưới các hình thức tẩm ướp sấy khô, thậm chí xuất tươi qua biên giới bán lại cho dân Việt dùng. 
Quá trình tìm hiểu cho tôi biết được rằng khi được "rút tinh chất" dưới hình thức quay ly tâm, củ sâm tuy bị vắt gần như kiệt nước nhưng vẫn không thay đổi hình dạng, nói như dược sĩ K chỉ là nhẹ và xốp hơn thôi: "Thực ra lúc đó nó chỉ còn là bã, là xác, nên bán bao nhiêu cũng lời. Nếu không bán khô, họ sẽ cho ngâm củ sâm vào dung dịch đặc biệt cho nó nặng ký trở lại và thơm mùi sâm đặc trưng. Tiếp đến thì xuất ngược lại vùng sâm nơi nó được khai thác để bán cho… người tiêu dùng".
Kỳ thực tôi chưa tận mắt thấy cái máy quay ly tâm kia nó như thế nào, tôi cũng chẳng rõ hình thức chiết xuất tinh chất củ sâm như dược sĩ K. và một số dân trong nghề tiết lộ có đúng là như thế hay không. Nhưng rõ ràng, 1kg sâm khô được bán buôn với giá trên dưới 200.000 đồng là điều bất ngờ ngoài sức tưởng tượng…
sâm dây kon tum

Tác giả bài viết: Bích Kiều - Tuệ Lâm (CAND)

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây