Ngũ Vị Tử là một dược liệu quý trong Đông Y, trong cuốn dược điển Thần Nông Bản Thảo Kinh hơn 2000 năm trước đã xếp ngũ vị tử trong nhóm Thượng Phẩm.
Theo Đông Y Ngũ Vị Tử tính ôn, không độc, vị chua, trong đó có 5 vị, ngọt chua cay đắng và mặn, nên có tên là Ngũ Vị Tử.
Ngoài ra ở vùng Viễn Đông Nước Nga đã biết lợi ích của quả này từ lâu, những người thợ đi săn dùng ngũ vị tử chỉ cần ăn một vốc tay quả khô không cần ăn uống gì mà đi săn cả ngày không mệt mỏi. Tại đây người ta còn dùng ngũ vị tử là nước chè uống để không thấy mệt nhọc.
Và từ đó trở đi cây ngũ vị tử được các nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu và bảo vệ nhân giống phát triển một loại dược liệu quý tại huyện Tu Mơ Rông dưới chân núi Ngọc Linh Kon Tum.
Theo kết quả nghiên cứu của tỉnh Kon Tum kết hợp với Viện Dược Liệu đã cho thấy: về mùi vị của Ngũ vị tử Ngọc Linh (đều có đủ 5 vị và trội hơn về vị cay so với Ngũ Vị Tử Bắc; màu sắc quả gần giống nhau - màu nâu đen; Đặc biệt Ngũ Vị Tử Ngọc Linh khi nghiền thô thành bột có mùi thơm nhất trong các loại đem nghiên cứu.
Theo Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi thì trong Đông Y Ngũ Vị Tử là một dược liệu quý bổ thận dùng trong những thân thể mệt mỏi.
Vì Ngũ Vị Tử có 5 vị và đặc biệt Vỏ và Thân Ngũ Vị Tử chua nên Trong Đông Y 5 vị nó sẽ đi vào cơ thể tới những bộ phận khác nhau. Vị Chua đi vào Gan, Đắng đi vào Tâm, Ngọt đi vào Tỳ, Cay đi vào Phế, Mặn đi vào Thận, tức 5 vị đều có đủ. Nên vậy Dược Vương Tôn Tư Mạo "tháng 5 dùng ngũ vị tử là bổ ngũ tạng". Theo Lý Thời Trân, ông là danh y và dược học nổi tiếng của Trung Hoa cho rằng “Vị chua, mặn ngũ vị tử đi vào gan nhưng bổ thận, vị cay đắng đi vào tim nhưng bổ phế, vị ngọt đi vào trung cung bổ cho tỳ vị”