Trong cây sâm mồng tơi có Pectin - chất quan trọng và bổ dưỡng cho người lao động ở môi trường nhiệt độ cao, nóng ẩm
Sa sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây san hô thái (Glehnia littoralis Fr. Schmidt. Ex Miq.), thuộc họ hoa tán (Apiaceae). Nam sa sâm là rễ của loài sa sâm (Adenophora veticillata Fisch.), thuộc họ hoàng liên (Campanunaceae).
Nếu như đầm biển có loại thân cây rau câu làm thạch ăn mát lạnh bổ dưỡng trong những ngày nắng nóng, thì ở những vùng đất núi đồi miền Trung lại cho một loại dây làm món thạch ăn không kém thạch rau câu, đó chính là dây sâm nam.
Đan sâm còn có tên khác là huyết căn, xích sâm, huyết sâm, tử đan sâm. Vị thuốc đan sâm là rễ khô của cây đan sâm (Salvia multiorrhiza Bunge.)...
Một người dân ở Hưng Yên đã dùng một bể nước chứa 500 lít rượu nếp để ngâm 2 củ Đinh lăng trọng lượng tới cả chục kg ngâm trong nhiều năm để thưởng thức.
Đã có người làm cuộc điều tra như thế này, hỏi những người không phải là chuyên ngành Đông y dược, trong các loại thuốc Đông Y loại nào nổi tiếng nhất? Loại nào có tác dụng nhiều nhất, sử dụng nhiều nhất? Trên 90% người chọn nhân sâm.
Trong Đông y, duy nhất chỉ mỗi nhân sâm là có khả năng hình thành phương thuốc độc vị. Nhân sâm là loại thuốc có tác dụng đại bổ nguyên khí, bổ tỳ, ích phế, sinh tân, chỉ khát, an thần, tăng trí. Chủ trị các chứng hư dục thoát, mạch vi dục tuyệt, tỳ khí, phế khí hư nhược, tân dịch tổn thương, chứng tiêu khát, khí huyết hư nhược, thần chí rối loạn, dương nuy (liệt dương). Là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách “Bản Kinh”.
Nhắc đến sâm ngọc linh, là nhắc đến loại dược thảo có công dụng rất lớn trong việc chữa trị, phục hồi sức khỏe cho con người. Tác dụng của sâm ngọc linh đã được các nhà khoa học chứng minh, vì thế để phát huy hoàn toàn dược tính của sâm ngọc linh chúng ta cần phải có cách chế biến phù hợp. Để tránh lãng phí dược lực to lớn của loại dược thảo quý giá này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một vài cách cơ bản có thể phát huy tối đa tác dụng của loại dược thảo quý này
Kể từ sau sự xuất hiện lần đầu tiên của Sâm Ngọc Linh(Nhân Sâm Việt Nam) vào ngày 19/3/1973 tại núi Ngọc Linh với độ cao 1800m so với mực ngước biển. Các nhà khoa học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của loại dược phẩm quý hiếm này. Những cuộc nghiên cứu liên tiếp của các viện nghiên cứu hàn lâm khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng: Sâm Ngọc Linh là loại thuốc thật sự quý đứng trên cả Sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc,…
Người bán thường tìm cách làm nhân sâm giả hoặc nhân sâm kém chất lượng rồi trộn với sâm thật, sâm tốt để kiếm lời. Vì vậy, phân biệt và lựa chọn được sâm tốt trên thị trường là một việc khá phức tạp.
Có rất nhiều loại nhân sâm. Nếu căn cứ vào nguồn khai thác, có thể chia làm 2 loại là dã sơn sâm (mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), nguyên sâm (được gieo trồng, còn gọi là sâm vườn). Căn cứ vào nguồn gốc địa lý thì có sâm Trung Quốc (cát lâm sâm, liêu sâm), sâm Triều Tiên, Nhật Bản (Cao Ly sâm), sâm Mỹ (Tây Dương sâm), sâm Việt Nam (Ngọc Linh sâm)…