Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Thứ hai - 20/04/2015 11:40
Để góp phần thực hiện ngày càng có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta, trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Kon Tum đã xác định hoạt động “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc” là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, là “đòn bẩy” để thúc đẩy các chương trình khác của Hội phát triển.
Một số mô hình thí điểm về tổ liên kết, tổ hợp tác phụ nữ làm kinh tế giỏi đã được thành lập như: mô hình trồng Hồng đẳng sâm (sâm dây) tại Tu Mơ Rông
Một số mô hình thí điểm về tổ liên kết, tổ hợp tác phụ nữ làm kinh tế giỏi đã được thành lập như: mô hình trồng Hồng đẳng sâm (sâm dây) tại Tu Mơ Rông
Được triển khai với nhiều chương trình, hoạt động nhưng “điểm nhấn” phải được kể đến năm 2013: Hội LHPN tỉnh đã tập trung chỉ đạo “Thực hiện khâu đột phá, tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững” đến 100% cơ sở Hội, nhằm giúp chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ nghèo, phụ nữ có  hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn tiếp cận được với nguồn vốn, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, từng bước giảm nghèo bền vững.
 
Trọng tâm của khâu đột phá đó là tăng cường tín chấp các nguồn vốn,  nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng ủy thác vốn vay NHCSXH; đảm bảo vốn vay đến đúng các đối tượng (hộ nghèo và các hộ chính sách khác); tăng cường hoạt động tuyên truyền và tư vấn về học nghề, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ nông thôn; hướng dẫn về khởi nghiệp kinh doanh; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư cho các hộ vay vốn; phát động phong trào phụ nữ “làm theo Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”; tích cực thực hiện có hiệu quả tiêu chí 11 (tiêu chí hộ nghèo) nhằm chung tay góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới; tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương…
 
Tính đến cuối tháng 5 năm 2014, tổng dư nợ các nguồn vốn mà Hội LHPN các cấp đang quản lý  là hơn 612 tỷ đồng với gần 28.000 hộ vay (gấp hơn 100 lần so với năm 2005; năm 2005 mới chỉ có 55 tỷ đồng).
 
Để giúp hội viên, phụ nữ áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi phát huy hiệu quả đồng vốn, từ 2011-2014, các cấp Hội đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, Trung tâm dạy nghề tổ chức 134 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng lúa nước, nấm bào ngư, nấm rơm; chăm sóc cây cao su, cạo mủ cao su; chăm sóc và thu hoạch cà phê; trồng cây bời lời; nuôi gà, heo, nuôi thỏ; nuôi cá tầm, cá nước ngọt; trồng cây lương thực; rau xanh các loại; may dân dụng; làm chổi đót; dệt thổ cẩm... cho 5.960 hội viên, phụ nữ.
tu mơ rông
 
Trong tổng số hơn 28.000 hội viên phụ nữ vay vốn thì có khoảng 19.229 hộ phát huy được hiệu quả đồng vốn (chiếm 68,7%), trong đó phụ nữ DTTS là 5.873; 13.844 hộ giảm được nghèo, 2.447 phụ nữ thoát nghèo, 2.036 chị làm ăn khá và vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh từ 27,91% năm 2011 xuống còn 19,21% năm 2013).
 
Để phát huy tính chủ động và nội lực trong chị em phụ nữ, hạn chế dần sự phụ thuộc nguồn vốn từ bên ngoài, phong trào“ Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” dưới nhiều hình thức như: giúp vốn (tiền mặt, vàng), công lao động, giống cây trồng, vật nuôi, giúp về kiến thức và kinh nghiệm sản xuất... đã được đông đảo chị em phụ nữ nhiệt tình tham gia. Phong trào vừa có ý nghĩa về kinh tế lại phát huy được tinh thần đoàn kết, “tình làng, nghĩa xóm”.  Phong trào cũng đã gắn được với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nhiều mô hình "làm theo" Bác như: Hũ gạo tình thương; nuôi heo đất tiết kiệm”...  đã được triển khai rộng rãi trong chị em phụ nữ.
 
Tính đến nay, các cấp Hội đã củng cố, duy trì và thành lập mới được 778 nhóm phụ nữ tiết kiệm, có 18.147 phụ nữ tham gia với số tiền gần 16 tỷ đồng (mức tiết kiệm thấp nhất 5000đ/ hội viên/tháng). Số tiền tiết kiệm này, Hội đã giúp cho 14 ngàn lượt phụ nữ nghèo, cận nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vay; vận động xây dựng được 48 mái ấm tình thương cho 48 phụ nữ khó khăn với tổng trị giá 1,4 tỷ đồng.
 
Chiếm trên 50% lực lượng lao động xã hội trong toàn tỉnh, với bản tính cần cù, chịu khó, vừa được hỗ trợ vốn, vừa được hỗ trợ về kỹ thuật cùng với những kinh nghiệm tích lũy được, nhiều cán bộ, hội viên phụ nữ đã năng động, sáng tạo, nhạy bén với cơ chế thị trường, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi đúng hướng, tạo ra nhiểu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng thu nhập, thoát nghèo, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng. Từ trong phong trào này, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện hàng ngàn gương điển hình phụ nữ  làm kinh tế giỏi trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh như: Mô hình chăn nuôi heo thịt của chị Hoàng Thị Ngọc Tuyết (xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei); mô hình nuôi cá nước ngọt của chị Trương Thị Năm (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà); mô hình nuôi gà, vịt của chị Đỗ Thị Dung (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy); mô hình trồng cà phê của chị Y Xia, Y Đoang (huyện Đăk Tô, Đăk Glei), mô hình nuôi thỏ của chị Lê Thị Huyền (xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà), mô hình nuôi dúi của chị Trần Thị Ngọc (xã Đăk Cấm, Tp. Kon Tum); mô hình nuôi bò của chị Y Quẻh (xã Sa Bình, huyện SaThầy); mô hình trồng xen bắp lai và cao su, trồng bời lời và nuôi cá nước ngọt của chị Y Gim - xã Đăk tô Kan - huyện Tu Mơ Rông; mô hình dệt thổ cẩm của chị Y Nguk (phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum)...
 
Một số mô hình thí điểm về tổ liên kết, tổ hợp tác phụ nữ làm kinh tế giỏi đã được thành lập như: mô hình trồng Hồng đẳng sâm (sâm dây) tại Tu Mơ Rông; mô hình trồng “ nấm bào ngư” tại huyện Đăk Hà; mô hình trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã Đăk Môn (huyện Đăk Glei); mô hình dệt thổ cẩm tại Thành phố Kon Tum…
 
Cùng với hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đã được các cấp Hội cụ thể hóa lồng ghép truyền thông hàng tháng tại các nhóm tín dụng, tiết kiệm bằng 8 tiêu chí của cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” (5 không đó là: không đói nghèo, không bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3, không vi phạm các tệ nạn xã hội và không có trẻ em suy dinh dưỡng, bỏ học; 3 sạch đó là: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ”, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
 
Đến nay Hội đã thành lập được 52 CLB phụ nữ không sinh con thứ 3; 10 CLB Phụ nữ thực hiện an toàn giao thông, 5 CLB phòng chống bạo lực gia đình, 5 câu lạc bộ sống khỏe”, 22 câu lạc bộ gia đình hạnh phúc; 02 câu lạc bộ “Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em”...
 
Có thể nói, những kết quả đạt được về hoạt động xóa đói, giảm nghèo và xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc của các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh thời gian qua là kết quả của sự đoàn kết, thống nhất trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp Hội phụ nữ và sự đồng tâm hiệp lực của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh, góp phần lớn vào công cuộc phát triển KT-XH của địa phương./.
sâm dây kon tum
 

Tác giả bài viết: Bài, ảnh: Dương Nương

Nguồn phát: samtuoingoclinh.com

 Từ khóa: sâm dây kon tum

Tổng số điểm của bài viết là: 30 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tuyên bố trách nhiệm: Thông tin trên samtuoingoclinh.com chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Thông tin trên samtuoingoclinh.com có thể được trích dẫn, thu thập từ các ấn phẩm, các trang tin điện tử liên quan trong nước và ngoài nước. Nếu phát sinh vấn đề bản quyền, kính đề nghị phản hồi cho chúng tôi.

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây