Bên cạnh đó, các loại rau gồm rau cần, bó xôi, cà chua… cũng rất thích hợp dùng cho người thiếu máu. Trong đó, tác dụng bổ máu thấy rõ hơn là a giao. Đông y gọi a giao là “vật có nghĩa có tình với máu và thịt”, giúp nâng cao lượng hồng cầu và hemoglobin nhanh chóng, theo đó cải thiện được các triệu chứng do thiếu máu gây ra gồm váng đầu hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, mỏi mệt mất sức, sắc mặt trắng nhạt, môi nhạt lưỡi nhạt…
Rau bó xôi
Thế nhưng, thuốc bổ máu cũng có một khuyết điểm, đó là dễ gây khó tiêu, sình bụng… Hơn nữa, người thiếu máu phần đông có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, sau ăn sình bụng, đại tiện lỏng. Đông y cho rằng đây là hiện tượng “khí huyết lưỡng hư”. Cho nên người thiếu máu thuộc dạng này không thể trực tiếp dùng thuốc bổ máu, mà trước tiên cần điều chỉnh chức năng tỳ vị. Ban đầu dùng phương pháp song bổ khí huyết, chờ đến khi chức năng tỳ vị chuyển biến tốt, rồi từng bước tăng lượng thuốc bổ máu.
A giao, vị thuốc chế biến từ da lừa, giúp nâng cao hồng cầu
Thiếu máu lại rối loạn chức năng tỳ vị, trước tiên dùng thuốc 5 - 7 thang như sau: Sâm dây Kon Tum (đảng sâm) 20g, bạch truật (sao) 12g, phục linh 12g, chích cam thảo 10g, trần bì 10g, hoài sơn 30g, hoàng kỳ 20g, quế chi 10g, hoắc hương 10g, sa nhân 5g (bỏ sau).
Sau khi dùng thuốc, khẩu vị dần có, lượng ăn tăng dần, đại tiện chuyển đặc hoặc thành khối, từ thang thuốc trên thêm đương quy 10g, phối hợp với hoàng kỳ vốn có trong thang thuốc, trở thành bài “Đương quy bổ huyết thang”, hoàng kỳ có thể dùng đến 30g. Chờ đến khi thèm ăn trở lại bình thường, mới có thể thêm a giao 5 - 6g, khuấy tan uống.
Ngoài ra, còn một món ăn bài thuốc nổi tiếng giới thiệu đến bạn đọc, tên gọi “Canh bổ máu đương quy thịt dê”.
Canh bổ máu đương quy thịt dê
Phương pháp chế biến: thịt dê 500g rửa sạch, thái lát nhỏ, sau khi trụng trong nồi nước sôi, vớt ra, dùng nước dội sạch, cho vào thố, thêm hoàng kỳ 30g, Sâm dây Kon Tum (đảng sâm) 30g, đương quy 30g (tất cả rửa sạch bọc trong túi vải), cho vào thố, đồng thời thêm rượu vang, gừng tươi và nước vừa đủ, đậy nắp tiềm cách thủy cho đến khi thịt nhừ canh đặc, nêm thêm muối, bột nêm gia vị thì dùng.
Món canh này không chỉ bổ máu, hơn nữa thịt dê tính ấm, hoàng kỳ, Sâm dây Kon Tum (đảng sâm), đương quy cùng bổ khí bổ huyết, khu phong tán hàn, hoạt huyết sinh huyết, là món bổ rất thích hợp cho người thiếu máu mà ớn lạnh.