Trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật chia chúng sanh ra làm 12 loài:
- Loài sinh từ trứng (Noãn sinh)
- Loài sinh bằng thai (Thai sinh)
- Loài sinh ở dưới đất do ẩm ướt như côn trùng (Thấp sinh)
- Loại bỏ bản chất cũ mà sinh ra hình chất mới như bông lúa hóa sâu, gạo hóa mọt, cỏ mục hóa đom đóm (Hóa sinh)
- Loài có sắc (hình tướng) ...
Chữ "Tam sên" theo dân gian truyền lại thì nó được bắt nguồn từ tên gọi "Tam Sinh". Gồm 3 biểu tượng (Thai sinh, Noãn sinh, Thấp sanh). Mâm cỗ Tam Sên dùng để cúng thánh thần, thường cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng.
Một mâm cỗ sẽ được chuẩn bị 1 miếng thịt (Thai sinh), 1 con tôm (Thấp Sinh), 1 quả trứng luộc (Noãn Sinh). Ngày nay thì nhiều nhà có cúng thêm cá nướng và cua (Thấp Sinh) thì tùy vào kinh tế mỗi nhà mà mâm cúng thêm đầy đặn.
Tuy nhiên ở nhiều nơi có mâm cỗ Tam Sên khác nhau, ví dụ ở Huế thì là Môi (mép) Bò, Dồi Trường, Lưỡi Heo. Còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm Cá Lóc.
Chúng tôi có sưu tầm thêm một câu chuyện Thần Tài tại sao người ta lại cúng heo quay
Chuyện xa xưa không còn ai biết nó được viết khi nào, lúc này ông Thần Tài trên trời là một vị thần cai quản tiền bạc và tài lộc của thiên đình. Một lần vì uống say quá mà ông rơi xuống dương gian đầu va vào đá, nằm mê mệt tới sáng. Lúc này mọi người bắt đầu đi ngang qua lại thấy có người ăn mặc lạ kỳ, mũ nón nhìn như một vị quan nhưng màu sắc đỏ chói nên ai cũng thấy làm lạ.
Lúc này kẻ xấu đã lột hết quần áo mũ nón của ông và đem bán, khi ông tỉnh dậy không có quần áo gì trên người và quên mất mình là ai, nên lang thang đi xin ăn khắp nơi. Bụng đói cồn cào ông bèn vào một nhà buôn bán heo, vịt quay đang lúc ế ẩm và xin được ăn. Ông ăn rất nhiều và rất thích thịt heo quay, ông càng ăn thì khách càng kéo đến nườm nượp, quán thấy vậy ngày nào cũng mời ông ăn để gặp may mắn. Nhưng được một thời gian, chủ quán thấy ông không làm gì, suốt ngày chỉ ăn ngon, mới tiếc rẻ đuổi ông Thần Tài đi.
Ông qua bên quán đối diện ngày xưa đông khách từ khi ông qua bên quán kế bên thì lượt khách kéo về hết nên giờ vắng hoe. Thì kỳ lạ lũ lượt khách kéo đến ăn rất đông, từ đó mấy quán khác giành mời được ông Thần Tài đến hàng quán mình ăn nên trong dân gian có câu “Thần Tài gõ cửa” là vậy.
Lúc này chủ quán mới đi kiếm cho ông quần áo mặc và mọi người dẫn đến cửa hàng mua bộ quần áo ông. Sau khi mặc mũ nón vào thì ông nhớ mình là một vị thần trên trời và bay về trời.
Ngày nay đối với người dân Việt thần Tài là một vị thần gần gũi và lập bàn thờ tôn thờ và thờ cúng. Nên ngày lễ thần tài người ta thường cho người lang thang ăn xin quần áo rách rưới, một phần làm phước, một phần hy vọng thần tài gõ cửa.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://samtuoingoclinh.com là vi phạm bản quyền